Đừng mang bằng cấp ra “nhử” người học, làm hỏng phân luồng
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, kiến nghị để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy 7 môn văn hóa để học liên thông là hiểu không đúng về liên thông.
Vừa qua, lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư “Quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp” do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế chương trình học văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 7 môn học, nếu người học có nhu cầu.
Theo nội dung công bố dự thảo Thông tư trên, đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp (hệ 9) tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ học hai môn học bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 5 môn lựa chọn là: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Với mỗi ngành, nghề của giáo dục nghề nghiệp, học sinh học ít nhất 4 môn học, gồm 2 môn bắt buộc và ít nhất 2 môn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu chỉ học 4 môn, học sinh không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (hiện nay thi 6 môn), trong khi đơn vị tuyển dụng vẫn đòi hỏi ứng viên tốt nghiệp trung học phổ thông, chưa kể, việc tốt nghiệp trung học phổ thông còn là điều kiện để học sinh có thể học liên thông lên đại học.
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và khu vực ASEAN cho rằng, kiến nghị được dạy 7 môn văn hóa để học liên thông là hiểu không đúng về liên thông.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (ảnh: NVCC)
Bởi theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, đối với Việt Nam, giáo dục phổ thông đặc biệt bậc trung học phổ thông là rường cột, nền móng của chất lượng nguồn nhân lực do đó phải kiên quyết giữ chất lượng.
Do đó trong thời gian học 3 năm, những học sinh vào học giáo dục thường xuyên nói chung năng lực học tập đã kém hơn so với trung học phổ thông, giờ lại bắt các em cùng lúc học cả chương trình giáo dục thường xuyên vừa học chương trình nghề thì không thể nào thiết kế được chương trình và không thể phù hợp với khả năng học lực của học sinh vốn có khả năng học các môn văn hóa hạn chế.
“Nếu học được thì hoặc là thiết kế chương trình sai hoặc dạy, thi gian dối mà thôi. Chuyện một số trường nói vừa dạy văn hoá trung học phổ thông và nghề sau 3 năm để có hai văn bằng theo tôi là khó chấp nhận vì một người gánh 45 kg còn khó giờ chất thêm 45-50 kg nữa gánh sao nổi… Thành ra học nghề cũng dở, học văn hóa cũng dở. Chả lẽ người Việt Nam chúng ta siêu đẳng nhất thế giới về sức học?”, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh băn khoăn.
Hơn nữa, để liên thông từ chương trình giáo dục thường xuyên sang chương trình trung học phổ thông đang dạy và học ở các trường trung học phổ thông là phải đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục, chuẩn đầu ra đạt được như thế nào, nội dung ra sao, các điều kiện tổ chức dạy học thế nào có làm chặt chẽ theo các quy chế giáo dục trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không, có đảm bảo chất lượng tương đương không?…
Video đang HOT
Chứ liên thông không chỉ có về mặt nội dung như quan điểm của nhiều người bởi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là hai hình thức tổ chức rất khác nhau, làm sao lấy công nhận ở giáo dục thường xuyên sang công nhận ở trung học phổ thông được nếu không chắc về điều kiện đảm bảo chất lượng để miễn trừ.
Do đó đừng nghĩ liên thông theo nội dung chương trình học mà phải theo chuẩn đầu ra, đảm bảo chất lượng, tổ chức dạy và học, kiểm tra- đánh giá chứ không phải cứ học xong là tự động được thừa nhận liên thông. Nói cách khác dù không phân biệt bằng cấp giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy nhưng điều kiện khách quan là phải đạt được chuẩn đầu ra của mỗi môn học trên thực tế (chứ không phải trên lý thuyết).
Làm sao để trình độ 9 3 đủ điều kiện học liên thông?
Vậy làm sao giải quyết bài toán khi phụ huynh vừa muốn con em mình có bằng bổ túc văn hóa lại muốn có bằng nghề trong khi con thì không đủ sức “gánh” thì Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, trước tiên cần đề nghị các phương tiện truyền thông, các cơ quan Chính phủ công nhận trình độ 9 3 là trình độ trung học trong tuyển dụng, thi vào đại học…Không cần thiết phải có cái bằng trung học phổ thông.
Muốn làm được như vậy thì cần sửa Luật Giáo dục nghề nghiệp vì hiện nay Luật này yêu cầu chỉ được liên thông trong các trường cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp, vậy học đại học làm sao.
Nếu còn níu kéo việc khai trong hồ sơ lý lịch dòng chữ: trình độ văn hóa (thay vì trình độ giáo dục) cũng như tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã phường, bổ nhiệm…phải có văn bằng trung học phổ thông là cái làm không giống ai trên thế giới này.
Vấn đề này phải thay đổi thói quen, văn hóa, nhận thức của xã hội và thể chế làm sao như hầu hết các quốc gia khác người ta học xong hệ 9 3 vừa có kỹ năng nghề là coi như có trình độ trung học vừa có thể được tuyển vào học các chương trình cao đẳng hay đại học mà không nhất thiết phải thi.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh thông tin thêm, nếu đào tạo sau lớp 9 có thể có một số mô hình như:
9 1 để ra làm công nhân cho những người không có điều kiện và khả năng học lâu hơn. Nhiều người lớn tuổi mới có văn hoá hết lớp 9 thì học xong đi làm sau khi có chứng chỉ kỹ năng nghề.
9 2 là học 2 năm kỹ năng nghề và lồng ghép tích hợp kiến thức văn hoá vào nghề rồi ra làm công nhân trực tiếp.
9 3 khá phổ biến để học cả văn hoá và nghề tích hợp với nhau. Các môn học cơ bản có tính ứng dụng cao trong nghề mà học sinh theo học. Sau khi tốt nghiệp thì được cấp bằng tốt nghiệp Trung học (diploma) có thể đi làm công nhân hoặc làm kỹ thuật viên.
Ở Hàn Quốc những năm đầu và giữa thời kỳ công nghiệp hóa đây là lực lượng lao động chủ yếu của Hàn Quốc trong cơ cấu trình độ như trung học kỹ thuật (technical high school) của ta những năm 1980, 1990.
Đến năm 2006, Hàn Quốc chuyển đổi mạnh mẽ sang dạy tích hợp giữa các môn văn hóa và nghề sẽ tiết kiệm thời gian đào tạo và tạo động lực cho người học. Cho đến năm 2020, các quốc gia OECD thì trình độ giáo dục của lực lượng lao động trong độ tuổi của họ chiếm khoảng 48-50% trong cơ cấu trình độ nhân lực.
Ngay khi dạy 4 môn văn hóa như dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cũng rất có khả năng nhiều học sinh không học được văn hóa phải bỏ học. Điều này đã xảy ra như đối với quy định chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp trước đây. Vì thế, đòi hỏi các trường cần tổ chức lại việc thực hiện các môn học văn hóa.
Một vài môn học văn hóa có thể học lui lại nếu không vướng điều kiện tiên quyết để nhường chỗ cho một số môn nghề liên quan đến phát triển kỹ năng sẽ tạo hứng thú học nghề hơn cho các em.
Khuyến cáo này một số trường trung cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh làm rất tốt. Học sinh học kỹ năng ra được một vài sản phẩm thì chính học sinh đó sẽ có động lực học nghề mạnh hơn nhiều. Thiết kế chương trình tích hợp môn học văn hóa và nghề cũng là một cách tăng sự hấp dẫn do ứng dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế.
Trong khi tại Việt Nam, Luật Giáo dục nghề nghiệp lại quy định: “Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo”. Kỳ thực, trên thế giới không có quốc gia nào quy định khung thời gian 1-2 năm như vậy, khung thời gian phải cố định hoặc dao động trong một khoảng thời gian ngắn nào đó chứ không thể kéo dài 1-2 năm được.
Ảnh minh họa: nguồn website trường Trung cấp nghề Nhân đạo
Chính điều này, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh lo ngại sẽ dễ xảy ra hiện tượng “sản xuất” văn bằng loại trung cấp 1 năm, trung cấp 2 năm. Quy định như thế này là một cái sai trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và cần được sửa Luật này sớm.
Do vậy, Nhà nước cần phải có thay đổi quan trọng trong việc xác nhận bằng 9 3 tương đương với trình độ trung học như hầu hết các quốc gia họ công nhận và học sinh được học lên đại học, cao đẳng. Nếu muốn có cả bằng nghề và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì phải là chương trình 9 4, chứ không thể đốt cháy giai đoạn chỉ 3 năm mà có 2 bằng trong khi đầu vào chất lượng không tốt mà còn rút ngắn thời gian đi thì làm sao có được nguồn nhân lực có chất lượng.
“Đừng mang bằng cấp ra để “nhử” người học và cũng rất thận trọng làm chính sách với khẩu hiệu “phân luồng” vì sự tồn vong của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp do chất lượng nguồn nhân lực không ảnh hưởng ngay ngày hôm sau mà 10-20 năm sau, điều này rất nguy hiểm cho quốc gia”, ông Vinh nhấn mạnh.
Cuối cùng, chúng ta cần phải thiết kế chương tình tích hợp và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tích hợp các môn học văn hóa kết hợp với môn học kỹ năng nghề như Mỹ, châu Âu (Phần Lan chẳng hạn), Hàn Quốc, hay Úc để rút ngắn thời gian và gắn với thực tế quốc sống, có như vậy chương trình 9 3 mới đảm bảo cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đừng làm gì quá khác so với thế giới mà chẳng phải sự “ sáng tạo lại cái bánh xe”.
Đắk Lắk tổ chức dạy và học theo phân vùng nguy cơ
Chiều 14/9, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức dạy và học trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Ảnh minh họa
Theo đó, đối với "vùng xanh", cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trực tiếp; cấp tiểu học giảng dạy và học tập bằng hình thức trực tuyến, truyền hình và giao bài. Riêng đối với học sinh lớp 1, lớp 2 ưu tiên dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ. Cấp học mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Đối với "vùng vàng", "vùng cam", "vùng đỏ", việc giảng dạy và học tập được triển khai bằng hình thức gián tiếp (trực tuyến, truyền hình và giao bài).
UBND tỉnh Đắk Lắk giao chính quyền các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động đề xuất hình thức dạy và học phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo xây dựng giải pháp hỗ trợ học sinh, giáo viên ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện dạy và học trực tuyến. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để học sinh, phụ huynh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lưu ý các nhà trường, khi triển khai các hình thức tổ chức dạy học phải thông báo và hướng dẫn cho học sinh, phụ huynh các thông tin cụ thể về nền tảng, phương tiện sử dụng dạy học; cách thức giao nhiệm vụ học tập; nội dung bài học; phương thức kiểm tra, đánh giá và nội quy học tập đối với từng hình thức dạy học. Các trường bố trí thời gian học phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Cuối mỗi tuần học, nhà trường đánh giá việc thực hiện các hình thức dạy học để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời; tuyệt đối không chạy theo tiến độ chương trình, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học, gây khó khăn cho học sinh, gia đình học sinh trong việc tiếp cận các hình thức dạy học; quan tâm đặc biệt đến học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tuyệt đối không để bất cứ học sinh nào không được học.
Tính đến chiều 14/9, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 1.447 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 656 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và 12 trường hợp tử vong.
Nhiều trường nghề đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp để đáp ứng công tác quản lý của nhà trường không phải chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo. Năm 2021 đại dịch COVID-19 tiếp tục...