Đừng lãng quên giáo dục đạo đức, lối sống !

Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi tọa đàm của Ủy ban đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021.

Buổi tọa đàm lần này tập trung thảo luận về công tác giáo dục, đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông.

“Có thi đâu mà lo”

Đề cập đến trách nhiệm của người thầy trong việc việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử ở tất cả các khối lớp. Đặc biệt, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh bắt đầu từ những người làm thầy.

Đừng lãng quên giáo dục đạo đức, lối sống ! - Hình 1

Giáo dục đạo đức, dạy làm người từ những điều nhỏ. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, cô Nguyễn Thị Nhiếp cũng chỉ ra nhiều điểm còn hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay. Theo đó, mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh nhưng các trường vẫn chưa xem trọng và chỉ coi đó như “một cơn mưa rào, ào lên một lát rồi tạnh ngay”.

Ngay cả đối với các cán bộ quản lý hay giáo viên cũng thiếu đi sự định hướng. Bởi vậy, họ không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào, nhỡ sai thì làm sao, có được bảo vệ không? Do đó, cách an toàn nhất là làm cầm chừng hoặc không làm cho… yên tâm. Phụ huynh, giáo viên, học sinh cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này vì cho rằng thiếu tính thực dụng, không gắn với kiểm tra, thi cử…

Các hoạt động đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh chưa gắn liền và chưa tương đồng với thi cử hiện nay. Vì thế các nhà trường dù rất quan tâm cũng khó triển khai và khó lan tỏa tới học sinh, phụ huynh. Nhất là vào những thời điểm thi, cha mẹ thường nói: “Thôi thôi cô ơi. Làm sao để các con tập trung vào học”.

Các bậc phụ huynh lo lắng nếu như giáo viên cứ đầu tư vào hoạt động giáo dục thì con cái của họ sẽ có kết quả thi không tốt. Đây là một thực tế áp lực rất lớn đối với giáo viên. Do đó, cô Nhiếp cho rằng, đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải gắn với thi cử ở tất cả các khối lớp. Thực tế, các môn học – dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như “dạy người” luôn phải “thi” suốt đời lại chưa được chú trọng.

Có thể khẳng định, giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người.

Ta thường nói, “học chữ song song với học làm người” hoặc “dạy người thông qua dạy chữ” chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi “cài theo”, “cõng cùng” các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ. Do vậy, cần phải có sự chỉ đạo và bắt đầu ngay ở tất cả các nhà trường.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải bắt đầu từ những người thầy. Nhiều nhà trường, vì thiếu tính cụ thể, bài bản nên thường rơi vào tình trạng “mạnh ai nấy làm”, “không làm không sao”, “có thi đâu mà lo”. Vậy nên điều đầu tiên giờ đây là cần “thông suốt” nhận thức trong giáo viên. Sẽ không thể có hiệu quả khi ta dạy đạo đức bằng cách giảng giải bởi đạo đức được hình thành qua rèn giũa và trải nghiệm, đặc biệt là khi nhìn thấy thầy cô làm.

Bắt đầu từ những việc nhỏ

Báo cáo tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên…

“Từ năm 2017, môn Giáo dục công dân được chọn là một môn thi trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả thi THPT quốc gia môn Giáo dục công nhân luôn nằm trong nhóm các môn có điểm thi cao nhất” – Bộ trưởng cho hay.

“Tuy nhiên, nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực; công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập; công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh chưa chặt chẽ; một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra ở một số địa phương gây bức xúc, lo lắng cho xã hội”.

Dẫn câu ngạn ngữ nước ngoài “Cần một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ”, ông Trần Đức Cảnh, Cố vấn Hội đồng tuyển sinh Đại học Havard cho rằng, hệ thống giáo dục, đặc biệt từ mẫu giáo đến lớp 12 không thể tách rời khỏi các vấn đề xã hội đang diễn ra, giáo dục là một phần của xã hội.

Chia sẻ về việc cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục trẻ em ở một số nước trên thế giới, ông Cảnh cho biết, sẽ có một nhóm tư vấn tâm lý, kỹ năng, đạo đức cho trẻ em gồm nhiều thành phần cộng đồng tham gia, nhóm này sẽ xây dựng kế hoạch lâu dài, tạo động lực, cảm hứng ngay tại cộng đồng địa phương. Còn GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho rằng, vấn đề không thể giải quyết được nếu “đóng khung” trong trường học.

“Việc này không thể làm được bằng khẩu hiệu chung chung như trước nay vẫn nói là “phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội”, mà cần có những điều chỉnh cụ thể trong các hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em và các quy định pháp luật khác”.

Tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đã đạt được kết quả tích cực; từ những việc nhỏ như hát quốc ca khi chào cờ, vệ sinh trường lớp,… đã có chuyển biến. Nhưng yêu cầu phát triển trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh. Theo Phó Thủ tướng, các phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống như “Năm điều Bác Hồ dạy”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”… phải tiếp tục duy trì và phát huy.

“Đổi mới lễ khai giảng với tinh thần “vì học sinh thân yêu”, giữ gìn vệ sinh trường học, đưa các môn thể thao, võ thuật vào trường học… có chuyển biến trong vài năm gần đây nhưng chưa mạnh mẽ. Năm học tới Bộ GD&ĐT phải siết chặt hơn nữa, phong trào phải thiết thực, tránh hình thức”, Phó Thủ tướng nêu. Phó Thủ tướng “đặt hàng” Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng Hệ Tri thức Việt số hoá để huy động giáo viên đóng góp các bài giảng mẫu mực về đạo đức, giáo dục công dân, sao cho thiết thực, sinh động, nhất là cấp mầm non, tiểu học; tổ chức cuộc thi “em yêu trường em”, phản ánh người tốt việc tốt từ các em học sinh bằng clip, hình ảnh; phát động phong trào cô trò cùng học…

Và ở góc độ thực tế, theo cô Nguyễn Thị Nhiếp, nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường ta thường gặp như “5 điều Bác Hồ dạy”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Thi đua dạy tốt-học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…. thiết nghĩ đến 5 phẩm chất của chương trình giáo dục phổ thông mới là “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”. Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên. 5 điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”.

Thế nhưng khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc từ những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ca, ta dừng lại nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim mình! Có những thầy cô ngồi quán cafe hay đi chơi đâu đó, ngay lập tức mạng xã hội biết vì thầy cô chụp ảnh bằng những công cụ với hiệu ứng rất đẹp và hiện đại nhưng lại không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.

“Chúng ta sẽ không thể có học trò có đạo đức, lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt, từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hằng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn”, cô Nhiếp nhấn mạnh.

Uyên Na

Theo phapluatplus

"Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ"

Đó là câu ngạn ngữ của Châu Phi được ông Trần Đức Cảnh, Cố vấn Hội đồng tuyển sinh đại học Havard dẫn ra tại phiên họp mới đây của Ủy ban đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 về vấn đề "Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông".

Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ - Hình 1

Giáo dục Việt Nam vẫn còn tư duy "nặng dạy chữ, nhẹ dạy người".

Ông Cảnh cho rằng, hệ thống giáo dục, đặc biệt từ mẫu giáo đến lớp 12 không thể tách rời khỏi các vấn đề xã hội đang diễn ra, bởi giáo dục là một phần của xã hội. Cùng với đó, nhiều đại biểu phản ánh thực trạng giáo dục Việt Nam vẫn "nặng dạy chữ, nhẹ dạy người", lo ngại sẽ gây ra nhiều tác hại, lệch lạc cho chất lượng nguồn nhân lực tương lai.

Nặng dạy chữ...

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dù có nhiều phong trào, khẩu hiệu liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhưng thực tế vẫn làm chưa tốt. "Tiêu biểu, có khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu" mà để học sinh đội nắng chờ khai giảng; hát quốc ca nhưng lại bật nhạc có sẵn. Tinh thần là phải làm sao trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, vẫn còn những hạn chế trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông. "Nội dung giáo dục đạo đức chưa sâu, chưa tạo được nhiều xúc cảm thực sự chạm đến trái tim làm thay đổi thái độ người học, chưa chú trọng giáo dục thói quen, hành vi đạo đức, còn nặng về kiến thức hàn lâm. Nhiều bài học khô khan, chưa gắn với đời sống tuổi trẻ, tạo áp lực cho người học và người dạy", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Cùng với đó, Bộ trưởng GDĐT cũng bày tỏ lo ngại vẫn còn hiện tượng "khoán trắng" cho nhà trường. Đặc biệt, mục tiêu dạy chữ được chú trọng nhiều trong khi mục tiêu dạy người vẫn còn bị xem nhẹ.

Đề cao đạo đức và thái độ là nền tảng quan trọng, GS. Nguyễn Hữu Đức, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục nhận định, những yếu tố này thậm chí còn đóng vai trò là "mẹ thành công". Hiện nay, nhiều công ty nước ngoài tuyển dụng không chỉ dựa vào năng lực mà còn về thái độ cũng như ý thức với nghề nghiệp.

Đề cập đến kỹ năng của học sinh, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nên trang bị cho các em "bộ lọc" tốt để "sàng" thông tin. "Con cháu chúng ta đang sống trong một không gian mạng rất mạnh. Không gian ấy có rất nhiều "rác" mà dù có "quét" cũng không thể hết. Do vậy, học sinh cần phải được trang bị kỹ năng và có "bộ lọc" để sàng thông tin. Dạy đạo đức cũng là dạy những kỹ năng cơ bản để sống trong cuộc sống thực và không gian mạng", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh, những tác động bên ngoài nhà trường đến giáo dục đạo đức, lối sống. Lấy ví dụ trên internet, sách tiếng Việt chiếm đến một nửa là ngôn tình, 1/3 là kiếm hiệp, trong khi sách về khoa học kĩ thuật, đạo đức rất ít. Đặc biệt, trên các trang mạng xã hội đầy rẫy những thông tin khích lệ sự hưởng thụ vật chất, xa hoa, những hành vi lệch chuẩn nhưng không được ngăn chặn.

Không thể "đóng khung" trong trường học

Đưa ra giải pháp, bà Nguyễn Thị Nhiếp, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới GD&ĐT cho rằng, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử. Đặc biệt, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh bắt đầu từ những người làm thầy.

"Chúng ta sẽ không thể có học trò đạo đức, lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn cho đến lối sống hằng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày", bà Nhiếp nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm, ông Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống không thể giải quyết được nếu "đóng khung" trong trường học. Đồng thời, không nên và không thể dồn hết trách nhiệm cho các trường.

"Kinh nghiệm một số nước họ thưởng điểm tín nhiệm cho các hành vi tốt dưới dạng các tín chỉ. Các tín chỉ này có thể được chuyển đổi thành các tín chỉ học tập ở bậc học cao hơn, hoặc thành những phần thưởng có ý nghĩa. Tuy nhiên, không nên đi theo hướng có điểm trừng phạt", ông Thanh khẳng định.

Cũng đề cập đến vấn đề này, theo GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cần trở về với chữ Thiện. Ở cấp tiểu học, trẻ chỉ cần đọc thông viết thạo và nắm được những điều cơ bản. Điều quan trọng nhất lúc này là rèn cho trẻ cái đức. Nhưng khi bắt tay vào làm, người lớn lại vô tình "đánh cắp" tuổi thơ của trẻ, tham nhồi nhét bằng lý thuyết.

"Muốn rèn Đức đầu tiên dạy cái Thiện, thứ hai là không được Tham, thứ ba là phải có Trách nhiệm. Nếu không giải quyết được ba vấn đề trên, sẽ chẳng thể cho ra kết quả tốt", GS. Phạm Tất Dong đưa ra ý kiến.

Đồng quan điểm, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo phổ thông mới cho rằng, việc giáo dục đạo đức, lối sống không phải chỉ có trong môn đạo đức mà cần tích hợp trong tất cả các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Theo đó, cùng với các nội dung giáo dục, nhà trường cần có chế tài nghiêm khắc với giáo viên, học sinh có hành vi vi phạm đạo đức lối sống, tăng các giải pháp kết hợp giáo dục gia đình với nhà trường. "Sẽ khó giáo dục trẻ khi người lớn không làm gương, người lớn vẫn làm sai trước mặt con trẻ", GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Theo baoquocte

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?
10:24:43 09/05/2025
Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binhĐại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh
11:47:22 09/05/2025
Võ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốcVõ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốc
10:12:42 09/05/2025
Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?
11:28:03 09/05/2025
Nữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổiNữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
10:15:18 09/05/2025
Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?
15:08:56 09/05/2025
3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 463 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46
13:14:07 09/05/2025
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keoĐi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
13:45:50 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ

Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ

Pháp luật

16:11:54 09/05/2025
30 người đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức cắt đá đổ thạch, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất

Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất

Xe máy

16:04:59 09/05/2025
Arc Vector là mẫu xe máy điện siêu sang với số lượng sản xuất giới hạn, tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Khung sườn kiêm vỏ pin được làm từ sợi carbon nguyên khối.
Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Tin nổi bật

16:03:20 09/05/2025
Dẫn vụ việc lòng se điếu , Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM Phạm Khánh Phong Lan cho biết, mới thông tin là sẽ cho kiểm tra thì truyền thông đã đăng tải rất nhiều, đi đến đâu cũng thông báo em hết lòng , như thế sẽ rất khó.
Rashford bắt đầu đàm phán với Barca

Rashford bắt đầu đàm phán với Barca

Sao thể thao

16:02:19 09/05/2025
Theo truyền thông Tây Ban Nha, Marcus Rashford bắt đầu cuộc đàm phán sơ bộ với Barcelona về khả năng chuyển nhượng vào hè 2025.
Doãn Hải My 'phân thân' rải rác trên MXH, kêu gọi 'cày view' trả phí, sự thật?

Doãn Hải My 'phân thân' rải rác trên MXH, kêu gọi 'cày view' trả phí, sự thật?

Netizen

16:00:15 09/05/2025
Doãn Hải My nổi tiếng trong làng WAG Việt là tiểu thư nhà danh giá, đời tư sạch chưa từng vướng thị phi. Thế nhưng mới đây, dân tình được phen há hốc khi tài khoản tick xanh vợ Văn Hậu xuất hiện những lời mời chào cày view hứa trả phí b...
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Thế giới số

15:53:03 09/05/2025
Tuổi thọ pin luôn là thách thức lớn nhất đối với người dùng smartphone và xu hướng công nghệ hiện nay càng khiến người dùng lo lắng.
Trailer Squid Game 3: Người chơi 222 sinh con, tất cả bỏ mạng, chỉ 1 thứ tồn tại

Trailer Squid Game 3: Người chơi 222 sinh con, tất cả bỏ mạng, chỉ 1 thứ tồn tại

Phim châu á

15:49:03 09/05/2025
Dựa trên những gì được hé lộ trong trailer mới nhất, Trò chơi con mực (Squid Game) mùa 3 không chỉ tiếp tục thử thách thể lực và tinh thần của những người chơi còn sống sót, mà còn đẩy họ đến ranh giới cuối cùng của sự hy sinh.
Siêu xe điện đầu tiên của Ferrari lỡ hẹn

Siêu xe điện đầu tiên của Ferrari lỡ hẹn

Ôtô

15:46:25 09/05/2025
Thay vì chính thức ra mắt vào tháng 10 năm nay như thông tin ban đầu, siêu xe điện Ferrari Elettrica sẽ được hãng xe thể thao Italy trình làng vào năm sau.
Đi làm, đi học đều đẹp dịu dàng, sang trọng với váy họa tiết

Đi làm, đi học đều đẹp dịu dàng, sang trọng với váy họa tiết

Thời trang

15:44:15 09/05/2025
Các thiết kế mang màu sắc tươi vui hài hòa trên những bản vẽ giàu tính thẩm mỹ giúp nàng có được vẻ ngoài tinh tế, dịu dàng, sang trọng mà vẫn thoải mái và thoáng mát.
Hoa hậu Ý Nhi được Miss World ưu ái, độ hot chỉ xếp sau đối thủ đặc biệt này

Hoa hậu Ý Nhi được Miss World ưu ái, độ hot chỉ xếp sau đối thủ đặc biệt này

Sao việt

15:43:24 09/05/2025
Sau hơn 2 ngày nhập cuộc Miss World 2025, Hoa hậu Ý Nhi đang khiến người hâm mộ nhan sắc trong nước yên tâm vì năng lượng mà cô mang đến.
Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Thế giới

15:40:56 09/05/2025
"Chúng tôi không còn kiểm soát được tình hình. Không thể trông đợi vào viện trợ như trước. Người tị nạn sẽ phải gánh chịu hậu quả", ông Onek tuyên bố, đồng thời cảnh báo về nguy cơ bất ổn xã hội nếu cộng đồng tị nạn không được hỗ trợ kị...