Dừng học trực tuyến lớp 1 là ‘không nhắm mắt làm ngơ’
Việc Hải Phòng quyết định dừng học trực tuyến với học sinh lớp 1 và lớp 2 nhận được đa số ý kiến đồng tình của dư luận. Không ít ý kiến cho rằng đây là quyết định thẳng thắn, vì chất lượng giáo dục…
Việc Hải Phòng dừng học trực tuyến với lớp 1 là quyết định được sự đồng tình, ủng hộ của cả nhà giáo và cha mẹ học sinh – ẢNH LÊ TÂN
Không thể nhắm mắt cho qua
Sau quyết định dừng học trực tuyến với học sinh lớp 1, lớp 2, ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, lý giải: thực tế dạy học trực tuyến trong mấy ngày qua đã phát sinh quá nhiều bất cập. Các cháu lớp 1 và lớp 2 còn quá bé để tự vận hành máy tính, thao tác kỹ thuật trong quá trình học với thầy cô giáo. Bố mẹ các cháu thì đi làm không thể ở nhà để cùng học.
Do đó, theo ông Trà, ngành giáo dục Hải Phòng đã dừng dạy trực tuyến. Thay vào đó, Sở GD-ĐT Hải Phòng yêu cầu các cô giáo gửi chương trình, bài tập cho phụ huynh, rồi phụ huynh sẽ in ra giao cho các con làm. Các con làm xong phụ huynh lại gửi cho giáo viên.
Ngay đối với khối 3, 4 và 5 bậc tiểu học, ông Trà cho biết, Sở cũng yêu cầu hạn chế dạy trực tuyến, không áp dụng lịch học như trực tiếp. Giáo viên gửi chương trình học cho phụ huynh để giao cho các con làm. Giáo viên sẽ dạy trực tuyến vào một thời gian phù hợp trong ngày nhưng là để chữa bài tập, sửa bài cho học sinh mà không triển khai bài giảng mới.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 22.2: Hải Phòng lại ‘ nóng’ vì các ca bệnh mới
Quyết định này của ngành GD-ĐT Hải Phòng không chỉ nhận được sự đồng tình của phụ huynh học sinh địa phương này mà của số đông dư luận xã hội.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng: “Sở GD-ĐT Hải Phòng đã thằng thắn nhìn nhận chất lượng thực tế và khó khăn của việc học trực tuyến ở tiểu học nói chung, lớp 1 và lớp 2 nói riêng. Hướng khắc phục trong thời gian tạm dừng đến trường như vậy cũng phù hợp”.
Cũng theo ông Khang, vẫn biết dạy học trực tuyến với học sinh ở khối lớp còn quá non nớt như lớp 1, lớp 2 chỉ là giải pháp tình thế nhưng cũng không thể yên tâm. Nếu quan điểm “có còn hơn không” thì nay mai trở lại trường chắc chắn từng giáo viên phải rà soát lại những gì đã dạy trực tuyến và tổ chức dạy bù một cách niệm túc để có chất lượng thật, “không thể nhắm mắt cho qua”.
Chia sẻ với PV Thanh Niên , một phụ huynh có con học lớp 1 ở Hà Nội than thở: “Không biết ngành GD-ĐT Hà Nội nghĩ gì về quyết định của tỉnh bạn vì điều kiện dạy học hai thành phố là tương đương nhau. Hà Nội có xem xét lại yêu cầu bắt buộc học trực tuyến từ lớp 1 như thời gian qua hay không. Việc học rất hình thức, không hiệu quả, các con không tiếp thu được gì vì đây là lứa tuổi cần hướng dẫn trực tiếp từng nét bút, từng cách đánh vần chứ kiến thức thì không có gì nhiều”.
Nhiều phụ huynh có con học lớp 1, lớp 2 cho biết, thực sự cả bố mẹ và con phải “đánh vật” với việc học trực tuyến mỗi tối nhưng các con không tập trung nổi.
Chiều 22.2: Thêm 9 ca mắc Covid-19 ở Hải Phòng và Hải Dương
Lo học rồi mà vẫn hổng kiến thức
Ông Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, nêu thực tế nếu việc dạy học trực tuyến với lớp 1 phải kéo dài thì đây là vấn đề cần phải rất quan tâm để tìm giải pháp phù hợp với lứa tuổi. “Năm ngoái, do dịch Covid-19 phải nghỉ kéo dài, dù đã học trực tuyến nhưng nhiều học sinh lớp 1 khi trở lại trường đã quên kỹ năng đọc, viết đã bước đầu làm quen trước đó”, ông Quốc Anh cho hay.
Một giáo viên có hàng chục năm dạy tiểu học ở Hà Nội cho biết nếu được lựa chọn, bà sẽ phối hợp với phụ huynh học sinh để gửi các nội dung ôn luyện các bài đã học cho các con, chủ yếu để các con rèn các kỹ năng đọc, viết đã bắt đầu quen sau học kỳ 1.
Còn nếu học nối tiếp chương trình như hiện nay thì vừa không có hiệu quả, vừa gây tâm lý chủ quan giữa cả giáo viên lẫn học sinh là nội dung đó đã dạy học rồi, khi trở lại trường chỉ ôn lại qua loa thì học sinh sẽ bị hổng kiến thức.
Tại cuộc hội nghị sơ kết học kỳ 1 của Giáo dục tiểu học mới đây, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết riêng với học sinh ở khối lớp 1, lớp 2 thì ưu tiên số một là đảm bảo những yếu tố cốt lõi nhất, mang tính chất công cụ để các em hoàn thành những nội dung căn bản, làm cơ sở để có thể tiếp tục học lên.
Học sinh lớp 1, lớp 2 còn quá nhỏ nên khi triển khai dạy học trực tuyến, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Ở bậc tiểu học, tùy theo các tình huống cụ thể, bên cạnh việc dạy học trực tuyến, các trường, giáo viên có thể linh hoạt kết hợp nhiều hình thức dạy học, hướng dẫn học ôn tập, tự học từ xa.
Nữ điều dưỡng dương tính Covid-19, Hải Phòng giãn cách xã hội theo khu vực
Trước đó, ông Thái Văn Tài cũng đã chia sẻ với PV Thanh Niên quan điểm của Bộ GD-ĐT là việc dạy học trực tuyến với lớp 1, lớp 2 không bắt buộc một cách đồng loạt mà phải làm sao duy trì được việc học có hiệu quả, tránh gây mệt mỏi, căng thẳng không cần thiết.
Ông Tài cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT có đặt ra yêu cầu là khi học sinh đi học trở lại thì nhà trường phải đánh giá lại chất lượng học tập mà giáo viên và cơ sở giáo dục đó đã tổ chức triển khai trong thời gian nhà trường tạm đóng cửa vì dịch bệnh.
Điều này nhằm giúp giáo viên biết học sinh của mình đang hổng ở phần kiến thức nào để có biện pháp “bù” cho các con, đảm bảo kiến thức cốt lõi của chương trình. “Với học sinh lớp 1 thì yêu cầu đặt ra là không để học sinh lớp 1 lên lớp 2 mà chưa biết đọc, biết viết”, ông Tài nói.
Dạy học trực tuyến: Giải pháp tình thế?
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Bộ GD&ĐT đã tính đến việc tổ chức lễ khai giảng, dạy học trực tuyến. Nhiều giáo viên, hiệu trưởng cho rằng, đó chỉ là giải pháp tình thế.
Học sinh nhỏ tuổi học trực tuyến rất khó khăn. Ảnh: Như Ý
Theo kế hoạch, các trường ngoài công lập sẽ tập trung học sinh từ đầu tháng 8 để ôn tập, củng cố kiến thức năm học trước cho học sinh sau đợt nghỉ kéo dài vì dịch bệnh. Tuy nhiên, vì dịch COVID-19 bùng phát trở lại, tại Hà Nội, nhiều trường phổ thông như Marie-Curie, Nguyễn Siêu, Newton, Nguyễn Bỉnh Khiêm... đã phải lùi thời gian tựu trường sang tháng 9.
Chị Trần Thu Hương (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói rằng, năm học trước, hai con chị đều học trực tuyến và nếu năm nay học online tiếp thì gia đình có phần không yên tâm. Trong khi bé học lớp 6 đến giờ tự ngồi vào bàn học, làm bài tập đầy đủ, bé lớp 3 phải có bố mẹ ngồi bên nhắc nhở. "Hôm nào mẹ bận không học cùng, con sẽ quay ra quay vào, không tập trung, hỏi bài tập gì con cũng không biết", chị Hương nói.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie-Curie Hà Nội, nói rằng, từ sau Tết nguyên đán đến nay, học sinh đã nghỉ 5 tháng nên thầy rất lo cho chất lượng, kiến thức học sinh. Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được, năm học tới, nhà trường buộc phải tính đến phương thức dạy học trực tuyến một cách nghiêm túc.
Lần này, do có kinh nghiệm dạy trực tuyến từ đợt dịch trước, cả nhà trường và phụ huynh, học sinh đều đã có nền tảng, kinh nghiệm dạy và học. Tuy nhiên, thầy Khang khẳng định, hoạt động giáo dục không chỉ có truyền thụ kiến thức mà còn nhiều hoạt động khác. Các hoạt động này chỉ thực hiện được khi học sinh đến trường, nên học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, có còn hơn không mà thôi.
"Đánh giá một cách thẳng thắn, dạy học trực tuyến ở một trường trung tâm Thủ đô, cả nhà trường và học sinh đều có đủ điều kiện máy móc, thời gian tham gia, hiệu quả không đạt 50%. Nhất là học sinh nhỏ tuổi, lớp 1-2, bố mẹ đi làm, không ở bên kèm cặp khó hiệu quả. Chưa nói đến học sinh vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện cơ sở vật chất không thể đánh giá được", thầy Khang nói.
Khó dạy online cho học sinh lớp 1
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường Tiểu học Tây Hồ, người có kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 1, khẳng định, không thể dạy học trực tuyến một cách hiệu quả đối với học sinh lớp 1. Theo cô Huyền, năm ngoái, khi dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, chương trình đã ở học kỳ II, học sinh cơ bản đã biết đọc, biết viết. Lớp có 56 học sinh, tham gia 100% nhưng cô rất khó có thể tương tác hỏi đáp, kiểm tra bài cũ cũng như kiểm soát hết học sinh trong lớp. "Nhiều em mở máy rồi không học, chạy nhảy khắp nhà. Nhiều phụ huynh ý thức kém, không tắt mic rồi văng tục, chửi bậy mặc cho giáo viên nhắc nhở", cô kể.
Khi hết dịch, học sinh quay lại trường học, cô phải dành rất nhiều thời gian để dạy lại chương trình học sinh mới nắm được. "Còn nếu vào năm học mới, ngay từ đầu phải dạy trực tuyến lớp 1, không thể dạy được vì học chữ làm sao dạy được trẻ điểm đặt bút, dừng bút ở đâu qua mạng. Dạy học trực tiếp trên lớp, cô viết mẫu, hướng dẫn, sau đó đi kiểm tra từng em vẫn có đến nửa lớp sai", cô Huyền nói.
Cô Đ.T.M.H, giáo viên một trường tiểu học ở quận Đống Đa (Hà Nội), cho rằng, học sinh bậc THCS-THPT có ý thức học trực tuyến thuận lợi, hiệu quả hơn học sinh nhỏ tuổi. Thực tế, năm học trước, cô dạy học trực tuyến học sinh lớp 1 chỉ để các em không quên mặt chữ. Dù cô được phụ huynh hỗ trợ hết sức nhưng mỗi tuần chỉ học 3-4 buổi, một buổi kéo dài một giờ, ban đầu học sinh chỉ làm quen, sau đó chắt lọc kiến thức cơ bản để dạy.
Tuy nhiên, khi quay lại trường học, cô và trò đều rất vất vả để vừa dạy lại vừa hoàn thành chương trình. "Lắm hôm, trống đánh hết giờ, cô trò vẫn kéo rèm, học thêm 30 phút mới nghỉ. Vì không ôn lại, không củng cố kiến thức, sẽ có em không biết chữ, chứ đừng nói chất lượng như những năm trước", cô H nói.
Hiệu trưởng một trường ngoài công lập tại Hà Nội cho biết, lo ngại dịch bệnh, học sinh không thể đến trường theo kế hoạch nên trường này đã bắt đầu dạy trực tuyến cho học sinh từ lớp 2 trở lên. Riêng học sinh lớp 1, nhà trường đang lo lắng, không biết phải dạy học thế nào vì các em từ mầm non mới vào lớp 1, chưa biết chữ. Mọi hoạt động dạy học sẽ phải triển khai trực tiếp mới có hiệu quả, vị hiệu trưởng này nói.
Năm học 2019-2020, khi các địa phương nghỉ học kéo dài vì dịch COVID-19 và buộc phải dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT còn triển khai dạy Tiếng Việt 1 qua kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam.
Học sinh, sinh viên Đồng Tháp trở lại trường học tiếp sau Tết Sáng nay (22/2), học sinh, sinh viên, học viên các trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trở lại trường để tiếp tục chương trình học sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021... Đo thân nhiệt tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tương Lai. Trước đó, để đảm bảo đảm an...