Dừng học để học sinh biết lỗi: Quên lỗi từ giáo dục?
Tạo ra một môi trường tích cực để học sinh bổ sung và hoàn thiện nhân cách sẽ tốt hơn là kỷ luật đuổi học, tạm dừng, cách ly học sinh.
Trách nhiệm giáo dục?
Dù đã được thay đổi hình thức kỷ luật, quyết định tạm dừng học tập 1 năm trước đó với 2 nam sinh trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) do quay lén nhóm nữ sinh thay đồ đặt ra nhiều vấn đề phải suy nghĩ về hình thức kỷ luật này.
Đáng nói, các hình thức kỷ luật như đuổi học hiện vẫn đang được các trường học áp dụng theo quy định của Bộ GD-ĐT được quy định tại Thông tư 08/TT năm 1988. Cụ thể, kỷ luật học sinh được áp dụng 5 hình thức: Khiển trách trước lớp; khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường; cảnh cáo trước toàn trường; đuổi học một tuần lễ; đuổi học 1 năm.
Mặc dù mới đây, dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông sửa đổi có đã bỏ hình thức kỷ luật “đuổi học một tuần lễ; đuổi học 1 năm” và thay vào đó là áp dụng hình thức “tạm dừng học tập trên lớp” thì quy định này vẫn khiến các chuyên gia lo lắng.
Hai nam sinh quay lén bị tạm dừng học 1 năm. Ảnh: TPO
Phân tích cụ thể, PGS.TS Mạc Văn Tiến – Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, cho hay, mỗi vụ việc xảy ra đều cần phải nhìn nhận lại để có phân tích, tìm hiểu, đánh giá và kết luận thật thấu đáo. Bởi, mỗi sản phẩm ngành giáo dục nhận được dù là tốt hay xấu, giỏi hay yếu kém thì cũng đều là kết quả của công tác giáo dục, dạy dỗ mà ra. Vì thế, ngành giáo dục không phải chỉ có điều hay, điều tốt, không chỉ có học sinh ngoan, học sinh giỏi mà bên cạnh đó vẫn có những học sinh hư, học sinh yêu kém, ngành giáo dục vẫn phải nhận.
Vì vậy, sau mỗi vụ việc xảy ra, nhà trường, thầy cô và cả ngành giáo dục đều phải nhìn nhận, phân tích, đánh giá khách quan về mức độ vi phạm, hoàn cảnh tác động cũng như tư cách học sinh trong suốt quá trình học để có biện pháp giáo dục, xử lý cho phù hợp.
Video đang HOT
Trở lại vụ việc ở trường Giồng Tố, trước hết với những học sinh đang học lớp 12, PGS Mạc Văn Tiến cho rằng đây là lứa tuổi rất dễ bị ảnh hưởng, bị tác động từ môi trường bên ngoài, nhất là trước môi trường mạng nhiều cám dỗ như hiện nay.
Trong trường hợp này nhà trường cần phân tích vụ việc từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất, học sinh quay clip do ảnh hưởng từ trào lưu muốn gây sự chú ý, quay video tung lên mạng để thu hút người xem, để khẳng định bản thân, hoặc để trêu chọc bạn bè, thậm chí có thể bị lôi kéo, bị mua chuộc, được trả tiền để làm việc xấu…
Thứ hai, quay clip cũng có thể vì mục đích tò mò, thích tìm hiểu hoặc do rối loạn lệch lạc tình dục.
“Với góc độ nào, hành vi của hai nam sinh trên cũng đều không phù hợp và rất đáng bị phê bình. Tuy nhiên, ở từng trường hợp sẽ phải có biện pháp giáo dục, xử lý khác nhau.
Ví dụ, nếu hành vi của hai nam sinh này chỉ là vì mục đích câu view, tức là các em cũng đang là nạn nhân của mạng xã hội, của công nghệ. Như vậy, lại phải quay lại trách nhiệm giáo dục của nhà trường là đã giáo dục các em tới nơi, tới chốn hay chưa? Nhà trường đã làm gì để giúp các em học sinh có đủ khả năng tự vệ trước một trào lưu công nghệ hóa, internet hóa, với đầy rẫy những thông tin xấu độc đang lan truyền? Làm thế nào giúp các em có nhận thức đúng, biết chắt lọc thông tin, lựa chọn cái hay, cái tốt để theo và cái xấu để bỏ?.
Còn ở góc độ thứ hai, nếu hành vi đó là do rối loạn lệch lạc tình dục thì cũng là do nhận thức chưa đúng. Nếu là do nhận thức chưa đúng thì vẫn phải quay lại câu chuyện giáo dục. Một nam sinh lớp 12, nhu cầu tìm hiểu, khám phá về giới tính là nhu cầu rất bình thường, quan trọng là nhà trường đã cung cấp cho các em các kiến thức, kỹ năng cũng như các biện pháp tìm hiểu, phòng tránh thế nào cho an toàn, lành mạnh? Điều này đã được làm rõ hay chưa?
Khi phân tích rõ như vậy sẽ thấy, dù ở khía cạnh nào cũng vẫn có vai trò của giáo dục. Sự việc xảy ra là do học sinh có nhận thức chưa đúng, có hành vi lệch lạc nhưng cũng có một phần do giáo dục chưa tới nơi, tới chốn, vì vậy, ngành giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm trong việc này”, PGS Mạc Văn Tiến nói rõ.
Không nên coi tạm dừng học là kỷ luật
Vậy thì câu hỏi về biện pháp giáo dục, xử lý phải như thế nào cho khoa học và hiệu quả?
Trả lời cho câu hỏi trên, PGS Mạc Văn Tiến cho rằng, trong giáo dục có kỷ luật, trong kỷ luật vẫn có giáo dục. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo, răn đe thì vẫn phải duy trì những hình thức xử lý thật nghiêm, kể cả việc buộc phải cho nghỉ học, cho đi trại giáo dưỡng… nếu đó là những hành vi sai phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần, không có thái độ ăn năn, hối cải…
Cũng có thể buộc phải xử lý theo luật hình sự nếu hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, học sinh đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật để kịp thời ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc cho trường học cũng như cho cả xã hội và gia đình.
Tuy nhiên, ông Tiến nhấn mạnh đó là những biện pháp mạnh và chỉ áp dụng với những trường hợp có vi phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần, không thể cảm hóa mới thực hiện các biện pháp xử lý, kỷ luật nói trên.
Quan điểm của ông Tiến vẫn luôn đề cao vai trò giáo dục, bởi vị chuyên gia cho rằng nếu sai phạm của học sinh chỉ là do nhận thức chưa đầy đủ, do thiếu hiểu biết, do nghịch ngợm thì phải quay lại vai trò của giáo dục. Các biện pháp xử lý trong môi trường giáo dục phải luôn hướng tới mục đích cảm hóa, giúp học sinh hòa nhập với cộng đồng.
“Kể cả tội phạm chúng ta còn cảm hóa được, vậy thì với học sinh ở lứa tuổi có diễn biến tâm lý phức tạp, đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách lại càng cần một giải pháp cảm hóa, giáo dục tốt hơn. Tạo ra một môi trường giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách sẽ tốt hơn là kỷ luật đuổi học, tạm dừng học nhằm cách ly học sinh với môi trường giáo dục.
Việc áp dụng ngay hình thức kỷ luật thép như phê bình trước trường, đuổi học hoặc tạm dừng học đều rất nặng nề, tạo ra vết hằn về mặt tâm lý, thậm chí còn để lại vết nhơ, nỗi nhục cho những học sinh này về sau, khiến những học sinh này có thể sẽ bị chịu sự xa lánh, phê phán không chỉ từ phía nhà trường, bạn bè mà còn với cả gia đình, xã hội, rất khó quay đầu lại. Kỷ luật bằng hình thức đuổi học, tạm dừng học không phải là biện pháp khoa học, không thể tùy tiện, lạm dụng.
Tôi hiểu, mục đích của nhà trường là muốn kỷ luật một học sinh để răn đe với những học sinh khác nhưng kỷ luật một con người phải rất tỉnh táo, thận trọng. Không thể thấy một hiện tượng, một sự việc là lập tức áp dụng ngay các biện pháp kỷ luật cực đoan, việc này không còn phù hợp với giáo dục hiện đại ngày nay nữa.
Sự tiến bộ của Bộ GD-ĐT là bỏ quy định đuổi học nhưng vẫn đang duy trì tạm dừng học trên lớp, việc này là tích cực, tuy nhiên, việc xem xét áp dụng vẫn phải rất thận trọng”, ông Tiến cảnh báo.
Nhắc lại câu nói của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới”, ông Tiến nhấn mạnh nhân phẩm, đạo đức của một con người đều được hình thành từ quá trình giáo dục. Nhất là với những học sinh, các em như tờ giấy trắng, vì thế, vai trò của ngành giáo dục là phải có được những chương trình, lớp học cung cấp cho các em đủ kiến thức, kỹ năng giúp các em học sinh có được nhận thức đầy đủ hơn, có khả năng phòng vệ trước những tác động xấu.
“Tôi nhấn mạnh, tạm dừng học tập không nên được coi là một hình thức kỷ luật mà chỉ là tạm dừng học để xem xét vấn đề, để các em học sinh có thời gian tĩnh lặng, nghĩ lại về hành vi của mình sau đó sẽ trở lại lớp học bình thường”, ông Tiến nêu quan điểm.
Giảm hình thức kỷ luật 2 nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ
Sau khi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Giồng Ông Tố đã thay đổi hình thức kỷ luật đối với 2 nam sinh đã đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo tin từ Sở GD-ĐT TP HCM, thay vì tạm dừng học tập 1 năm như quyết định của Hội đồng kỷ luật trước đó, 2 nam sinh đặt máy quay lén sẽ bị tạm dừng học tập 2 tuần và bị hạ hạnh kiểm yếu trong học kỳ I.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã phản ánh, tại Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2, TP HCM), một số nam sinh lớp 12 đặt máy quay lén nữ sinh của trường trong nhà vệ sinh. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết phương tiện quay là điện thoại, sự việc đã được báo cáo lên cơ quan công an.
Sau đó, Hội đồng kỷ luật của trường này đã họp và thống nhất mức kỷ luật tạm dừng học tập 1 năm đối với 2 học sinh nam đặt camera điện thoại quay lén trong nhà vệ sinh nữ. Nhiều chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý và các nhà giáo cho rằng đây là hình thức kỷ luật quá nặng.
Trước đó, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết sở đã yêu cầu Trường THPT Giồng Ông Tố báo cáo cụ thể vụ việc để có một hình thức kỷ luật phù hợp với quy định.
Vụ hai nam sinh đặt máy quay lén nữ sinh: Không nên đình chỉ học 1 năm Hội đồng kỷ luật Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) thống nhất mức kỷ luật đình chỉ học tập 1 năm học với 2 nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ (Tuổi Trẻ ngày 9-12). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức kỷ luật trên quá nặng. - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân (phó viện trưởng phụ...