Đừng hoảng khi con có “bạn tưởng tượng” – Đây là yếu tố thể hiện năng khiếu sáng tạo bẩm sinh của trẻ
65% trẻ em có những người bạn tưởng tượng, việc này thường xảy ra vào giai đoạn mẫu giáo. Khi đó, trẻ vừa có khả năng “chơi giả vờ,” vừa có những kỹ năng cần thiết để thấu hiểu quan điểm của những người xung quanh, dù là thực hay tưởng tượng.
Trong hầu hết các gia đình có con nhỏ, chuyện này không hề hiếm gặp.
Phản ứng đầu tiên của các bậc phụ huynh, khi phát hiện con mình trò chuyện với những “ người bạn tưởng tượng” – thường là hoảng sợ. Khi đó, ta sẽ nghi ngờ liệu có kẻ lạ mặt trốn trong phòng? Hay thế lực siêu nhiên nào đó đang thao túng đứa trẻ?
Bố mẹ chưa hết hoang mang thì biết thêm rằng, những người bạn này có cả tên, biết yêu ghét, thậm chí an ủi con mỗi lúc buồn.
…
Đáng sợ đúng không? Nếu như các nhà làm phim kinh dị luôn cố cường điệu hóa việc này để hù dọa khán giả, khoa học lại nói đây là chuyện bình thường.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Marjorie Taylor, tác giả cuốn sách Những người bạn tưởng tượng và lũ trẻ tạo ra chúng (Imaginary Companions and the Children Who Create) thì: 65% trẻ em có những người bạn tưởng tượng, việc này thường xảy ra vào giai đoạn mẫu giáo. Khi đó, trẻ vừa có khả năng “chơi giả vờ,” vừa có những kỹ năng cần thiết để thấu hiểu quan điểm của những người xung quanh, dù là thực hay tưởng tượng.
Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm với những điều chỉnh thường xuyên. Đừng quá lo lắng, Taylor nói rằng “bạn bè tưởng tượng” thực chất là cách trẻ tạo ra cân bằng trong cảm xúc cũng như phát triển cách giải quyết vấn đề.
Cha mẹ cần làm gì nếu biết con có “bạn bè tưởng tượng”?
1. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường
Con tôi không kết bạn với đứa trẻ khác ở trường mẫu giáo, mà chỉ có bạn tưởng tượng, phải làm thế nào?
Tiến sĩ Taylor cho biết “phụ huynh thường xuyên đánh giá thấp khả năng phân định thực tại của trẻ – chúng ta đã nhầm. Trẻ em hoàn toàn có thể ý thức được điều đó.”
Video đang HOT
Nếu nhóc nhà bạn đòi mẹ lấy thêm ghế cho “Annie tưởng tượng” nào đó, cứ làm như con muốn. Thực chất, con bạn đang thích thú với việc “ra vẻ sếp,” muốn kiểm soát những thứ trong khả năng mà thôi.
2. Để con tự do phát triển trí tưởng tượng
Bạn có biết, những đứa trẻ sáng tạo nhất lại là nhóm đối tượng thường xuyên buồn chán nhất?
Tiến sĩ Teresa Belton, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trường Giáo dục và Học tập suốt đời của Đại học East Anglia (University of East Anglia’s School of Education and Lifelong Learning) cho biết: Những người bạn tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo bẩm sinh của trẻ để vượt qua sự buồn chán.
Thay vì ép con làm những điều chúng không thích, trẻ cần có thời gian một mình để hình thành tư duy độc lập hoặc đồng hóa trải nghiệm thông qua việc quan sát thế giới xung quanh. Thi thoảng, hãy tắt TV, ngắt mạng, thu điện thoại và để trẻ tự chơi một mình.
3. Lắng nghe con và những người bạn trong trí tưởng tượng
“Bạn bè tưởng tượng chính là ô cửa sổ để cha mẹ nhìn vào và xem xem, con trẻ đang nghĩ ngợi hoặc trải qua chuyện gì,” Tiến sĩ Taylor tiếp tục chia sẻ.
Ví dụ, nếu con nói “Annie bảo không muốn đi học,” hãy hỏi con tại sao Annie lại muốn như vậy. Có thể chuyện gì đó khó nói đã khiến con bạn không cởi mở. Đừng trách mắng con, hãy tạo điều kiện thổ lộ cho trẻ bằng câu hỏi mở như: “Vì sao con biết bạn ấy sợ đến trường?”
4. Đưa ra những quy tắc cho con lẫn “người bạn” tưởng tượng
Trẻ em không phải là những tờ giấy trắng phau người lớn bảo gì nghe nấy!
“Trẻ mẫu giáo là nhóm đối tượng bắt đầu cảm thấy áp lực vì những nguyên tắc mà bố mẹ hoặc trường lớp đặt ra. Vì vậy, chúng thường tạo ra các ‘bản ngã’ để đổ lỗi cho những việc không được làm,” Tiến sĩ Taylor cho hay.
Ví dụ, con bạn bày bừa đồ chơi và không chịu dọn trước giờ ăn, thậm chí còn đổ lỗi cho “Annie” nào đấy thì rõ ràng “cả con lẫn Annie đều không phải bé ngoan” và mất đi quyền lợi nào đó, như bị tịch thu đồ chơi chẳng hạn (nên mắng nhẹ như vậy chứ đừng quát tháo).
Cuối cùng: “Người bạn tưởng tượng” chỉ an toàn khi mọi thứ diễn ra trong khuôn khổ, cha mẹ vẫn cần thường xuyên trò chuyện để hiểu con. Trong trường hợp, con bạn thường xuyên làm điều xấu hoặc cố tình gây hại cho bản thân vì “người bạn tưởng tượng” xui khiến – đã đến lúc đưa cháu đến gặp bác sĩ tâm lý.
Theo S.P/Helino
Nếu phát hiện con có 7 dấu hiệu sau chứng tỏ cha mẹ cần cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn nữa
Cha mẹ hiện đại thường có xu hướng bảo bọc con thái quá khi ít cho con trẻ chơi ngoài trời vì lo lắng đủ thứ, nào là sợ bẩn, sợ ngã, sợ con mệt. Tuy nhiên nếu thấy con gặp một trong những vấn đề sau đây thì rất có thể là do ít hoạt động ngoài trời.
Những ngày mùa đông mưa phùn gió bấc đã nhường chỗ cho những ngày hè nắng chói chang. Mùa hè đến cũng có nghĩa là trẻ háo hức được ra ngoài chơi, đặc biệt là được nghịch nước và đi bơi sau khi phải suốt ngày chơi trong nhà vì sợ cái lạnh của mùa đông. Khỏi nói cũng biết gần gũi với thiên nhiên và chơi ngoài trời có tác dụng tốt với trẻ như thế nào. Tuy vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để biết con bạn đã dành đủ thời gian ngoài trời hay chưa? Câu trả lời thực ra rất đơn giản, nếu bạn quan sát thấy những dấu hiệu sau ở con mình thì hãy cho trẻ ra ngoài trời nhiều hơn ngay lập tức nhé vì đó rất có thể là nguyên nhân đấy.
Nói thật thì cho trẻ con chơi trong nhà nhàn hơn nhiều so với việc cho trẻ ra ngoài chơi đặc biệt nếu nhà phố chật hẹp, không có sân. Tuy nhiên, không cho trẻ vận động ngoài trời đủ có thể gây ra những hệ lụy khôn lường đến sự phát triển của trẻ. Chia sẻ của các chuyên gia thuộc tổ chức The genius of play, chuyên gia trị liệu nhi khoa Keri Wilmot, bác sĩ - nhà tâm lý học trẻ em Amanda Gummer, và Ellen Metrick, chuyên gia nghiên cứu nhân tố con người sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu trẻ chưa vận động ngoài trời đủ.
1. Trẻ không đạt được những cột mốc phát triển kĩ năng vận động thô
Suốt ngày ở trong nhà cũng có nghĩa là trẻ không có đủ không gian để leo trèo, chạy nhảy và khám phá thế giới. Các chuyên gia trị liệu hoạt động được đào tạo để quan sát và đánh giá trẻ dựa trên các cột mốc phát triển giác quan và vận động, và thông thường thì họ thường gặp những trường hợp trẻ mà không thể chạy nhảy, leo trèo và tham gia các hoạt động vận động như các bạn cùng tuổi.
Ít vận động ngoài trời khiến trẻ không đạt được các cột mốc phát triển vận động
Nếu con bạn cũng ở trong trường hợp như vậy thì cũng đừng lo quá. Bạn có thể làm những việc sau để giúp con tích cực vận động hơn, từ đó phát triển kĩ năng vận động. Chơi ngoài trời với những trò chơi đòi hỏi vận động là gợi ý mà các chuyên gia trị liệu hành động dành cho cha mẹ để giúp con cái phát triển kĩ năng vận động.
2. Trẻ dễ buồn chán, cáu bẳn
Trẻ thích chơi ngoài trời, vậy nên chẳng lạ gì nếu trẻ chạy chơi cả mấy tiếng đồng hồ mà không mệt mỏi. Nhưng nếu con bạn rất nhanh mệt khi chơi thì ba mẹ cần phải chú ý nhé.
Một số trẻ yếu và không có sức bền để chơi cùng các bạn nên trẻ có thể bị mệt, chán nản và tránh những hoạt động nhất định, chuyên gia Wilmot cho hay.
Nói đến chơi ngoài trời, hãy để trẻ chơi bao lâu tùy thích. Không phải lúc nào trẻ cũng có thể chơi ngoài trời được, vậy nên nếu có cơ hội thì các mẹ cứ cho con vận động ngoài trời càng nhiều càng tốt - miễn là trẻ mặc quần áo phù hợp và chơi an toàn, thì cho trẻ chơi ngoài trời bao lâu cũng được.
3. Khả năng phối hợp vận động kém
Trẻ phối hợp sự vận động của các cơ kém là dấu hiệu trẻ ít vận động ngoài trời
Nếu trẻ phối hợp vận động kém thì rất có thể đó là dấu hiệu trẻ cần chơi ngoài trời nhiều hơn. Một số trẻ không thể phối hợp vận động các nhóm cơ và không thể chơi các trò chơi đòi hỏi sự chính xác. Nếu ba mẹ quan sát thấy trẻ chật vật mỗi khi chơi những trò đòi hỏi sự chính xác thì hãy tạo điều kiện cho trẻ ra ngoài nhiều hơn nhé.
4. Trẻ tập trung kém
Điều này khá là khó phân biệt bởi vì nói chung trẻ đều có khả năng tập trung kém. Người lớn còn khó mà tập trung lâu được nữa là trẻ. Tuy nhiên những trẻ ở trong nhà quá nhiều có thể cần chơi nhiều trò thử thách đa dạng hơn. Wilmot chia sẻ: "Với những trẻ nhanh chóng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác hoặc hay quấy khóc ăn vạ, thì chơi ngoài trời hoặc vận động nhiều hơn có thể giúp trẻ tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian dài hơn".
5. Không kiểm soát được cảm xúc
Chắc hẳn các mẹ không lạ gì chuyện này. Trẻ hay quấy khóc ăn vạ có thể là dấu hiệu trẻ cần vận động và hít thở không khí ngoài trời hơn. Chuyên gia Wilmot nói: "Chơi ngoài trời và vận động, kể cả nếu chỉ trong 15, 20 phút thì không những giúp trẻ co giãn cơ bắp và tăng cường sức mạnh mà còn giúp trẻ điều khiển cảm xúc tốt hơn".
Chuyên gia Metrick giải thích kĩ càng hơn: "Trẻ nhỏ chưa có đủ ngôn ngữ và nhận thức để lí giải một cách hợp lí cảm xúc của mình và tại sao mình lại có cảm xúc đó. Do vậy trẻ biểu hiện bằng hành động. Trẻ ở trong nhà nhiều sẽ giải tỏa cảm xúc bằng cách ăn vạ. Thêm nữa, trẻ có thể gặp tai nạn và chấn thương không mong muốn khi vận động ở những không gian hẹp như trong nhà". Ba mẹ hẳn không lạ với những cơn ăn vạ này, tuy vậy may mắn là cho trẻ chơi ngoài trời có thể giảm đáng kể tình trạng này.
6. Trẻ ăn không ngon miệng, ngủ không tròn giấc
Bạn có nhớ hồi xưa bạn hay chơi ngoài trời cả ngày và chỉ về nhà khi trời tối mịt, bụng đói cồn cào và người mệt lả vì chơi quá nhiều? Nếu trẻ không đói khi đến giờ ăn hoặc ngủ không ngon giấc, rất có thể đó là dấu hiệu trẻ cần chơi ngoài trời nhiều hơn. Bác sĩ Gummer chia sẻ: "Trẻ nhỏ không vận động đủ có thể có một số hành vi như chán ăn hoặc nghịch thức ăn, mệt mỏi, không tập trung, không buồn ngủ và ngủ hay tỉnh giấc giữa chừng - điều này khiến trẻ bị mệt và do đó khiến trẻ dễ ăn vạ, khóc lóc".
7. Chậm chạp, không muốn làm gì
Trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi
Tùy thuộc vào mỗi trẻ và tâm trạng của trẻ, tuy nhiên nói chung thì không vận động ngoài trời đủ còn có tác dụng ngược lại là khiến trẻ mệt hơn. Theo như chuyên gia Metri: "Những trẻ ở trong nhà thường chậm chạp và không thích làm gì cả. Không khí trong lành ngoài trời có thể giúp trẻ hào hứng vận động và chơi vui". Chơi ngoài trời có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, tinh thần của trẻ, vậy nên hãy cho trẻ ra ngoài chơi và ba mẹ hãy tham gia cùng con nữa nhé!
Nguồn: Romper
Nếu con bị bạn bắt nạt hay đánh đập ở trường thì đây là điều các bậc phụ huynh nên làm thay vì bảo trẻ mách cô Nhiều cha mẹ khi gặp tình huống này thường mắc một sai lầm đó là đổ hết tội lỗi lên con nhà người khác hoặc quan tâm không đủ đến con mình. Trẻ và bạn học nảy sinh mâu thuẫn không hẳn là điều đáng sợ, quan trọng là cách xử lý của cha mẹ khi biết con bị bạn đánh. Nhiều bậc...