Dùng đường nâu hay đường trắng tốt hơn?
Theo các chuyên gia, đường nâu có hàm lượng canxi, sắt và kali cao hơn và lượng calo thấp hơn so với đường trắng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe.
Đường là gia vị quen thuộc trong việc chế biến các thực phẩm hằng ngày. Hiện nay, trên thị trường, có hai loại đường phổ biến nhất là đường nâu và đường trắng. Nhiều người cho rằng ăn đường trắng tốt cho sức khỏe vì được tinh chế sạch sẽ, hạn chế tạp chất, nhưng người khác nghĩ đường nâu tốt hơn.
Đường nâu có thực sự tốt hơn đường trắng?
Đa phần các loại đường ở Việt Nam đều được sản xuất từ mía. Đường trắng (đường kính) phải trải qua quá trình tinh chế nên hầu như các vitamin, khoáng chất… có trong mía đều bị loại bỏ hết, chỉ còn saccarozo – loại đường có độ tinh khiết cao, chiếm khoảng 99,8%.
Trong khi đó, đường nâu thường được tinh chế thủ công, do đó vẫn còn giữ lại một số vitamin, khoáng chất ban đầu có trong cây mía, song không nhiều.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, loại đường nào cũng có vị ngọt, vì thế không có sự khác biệt về ý nghĩa nào giữa đường nâu và đường trắng. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa đường trắng và đường nâu, là đường nâu có hàm lượng canxi, sắt và kali cao hơn một chút. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định chúng không ở mức đủ để có thể đóng góp đáng kể vào dinh dưỡng của bạn.
Những tác hại khi sử dụng quá nhiều đường nâu
Theo chuyên gia dinh dưỡng Veena V (Ấn Độ), đường nâu giống như bất kỳ loại đường nào khác, có thể không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.
Đường nâu chứa nhiều calo
Đường nâu chứa nhiều calo, cung cấp lượng calo rỗng với ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng calo chỉ thấp hơn đường trắng một chút. Cụ thể, theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một thìa cà phê đường trắng là 16,3 calo và một thìa đường nâu là 15 calo.
Có thể làm tăng lượng đường trong máu
Đường nâu là nguồn cung cấp carbohydrate, gây tăng đột biến lượng đường trong máu khi tiêu thụ với số lượng lớn. Điều này đặc biệt bất lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Góp phần gây sâu răng
Tương tự như các loại đường khác, đường nâu có thể gây sâu răng khi tiêu thụ thường xuyên. Vi khuẩn trong miệng khi ăn đường, tạo ra axit ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.
Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Tiêu thụ quá nhiều đường, bao gồm cả đường nâu, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư.
Video đang HOT
Một số chất thay thế cho đường nâu
Để giảm thiểu việc lạm dụng đường nâu, các chuyên gia khuyến nghị các gia đình có thể sử dụng mật ong để thay thế. Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên được ong tạo ra từ mật hoa, nó có một lượng nhỏ vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Mặc dù mật ong vẫn là một dạng đường và nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nhưng nó có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe so với đường nâu.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, đường chà cũng được khuyên dùng. Nó được làm từ chà là khô, xay nhuyễn và giữ lại một số chất dinh dưỡng có trong chà là nguyên quả, bao gồm chất xơ, kali và chất chống oxy hóa.
Đường chà là có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường nâu và có thể được sử dụng làm chất làm ngọt tự nhiên trong làm bánh và nấu ăn.
Tương tự, đường dừa cũng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng thay đường thông thường. Đường dừa là chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa được lấy từ hoa của cây dừa, còn được gọi là đường cọ dừa. Đường dừa chứa một lượng nhỏ chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi và kali, cũng như các chất chống oxy hóa. Nó có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường nâu, nghĩa là nó có thể ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn.
Mỗi chất thay thế kể trên đều cung cấp vị ngọt với mức độ tác động khác nhau đến lượng đường trong máu và các lợi ích dinh dưỡng bổ sung, khiến chúng trở thành những lựa chọn lành mạnh hơn so với đường nâu khi bạn sử dụng ở mức độ vừa phải.
Đường nâu có thực sự tốt cho sức khỏe?
Theo giới chuyên gia, đường nâu chỉ có lượng calo thấp hơn một chút so với đường trắng và cũng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên.
Đường nâu cũng chứa nhiều calo. (Ảnh: ITN)
Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc làm sáng tỏ quan điểm rằng đường nâu là sự thay thế lành mạnh hơn cho đường trắng.
Thực tế cho thấy đường nâu có chứa một số khoáng chất và chất dinh dưỡng, nhưng chúng không ở mức đủ để có thể đóng góp đáng kể vào dinh dưỡng của bạn.
Ngoài ra, đường nâu cũng chứa nhiều calo, giống như đường tinh luyện và cũng có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu cũng tiết lộ một số chất thay thế đường nâu, lành mạnh hơn và ít béo hơn.
Health Shots đã liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng Veena V (Ấn Độ) để hiểu những bất lợi của việc ăn đường nâu và bạn nên thay thế nó bằng loại đường nào.
Hiểu hơn về đường nâu
Hấp thụ quá nhiều đường nâu có thể dẫn đến tăng cân. (Ảnh: ITN)
Đường nâu là một sản phẩm đường sucrose. Nó có màu nâu đặc trưng do có mật đường. "Mật đường cũng tạo ra hương vị riêng biệt. Quá trình sản xuất đường nâu bao gồm việc thêm mật đường vào đường trắng tinh luyện để tạo cho nó những đặc tính riêng biệt," Veena nói.
Trong số rất nhiều loại và kiểu dáng của đường nâu, có hai loại chính là:
- Đường nâu dính: Chứa nồng độ mật đường cao hơn nên đặc hơn và dính hơn.
- Đường nâu chảy tự do: Đây là loại đường hạt mịn không dính vào nhau và do đó "chảy" như đường trắng.
Giá trị dinh dưỡng của đường nâu
Giá trị dinh dưỡng của đường nâu có thể thay đổi một chút tùy theo các yếu tố phụ thuộc vào hàm lượng mật đường.
Veena cho biết: "Đường nâu cung cấp khoảng 15 calo mỗi thìa cà phê và chứa một lượng nhỏ khoáng chất như canxi, kali, sắt và magiê".
Giá trị dinh dưỡng của đường nâu trên 100g, theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia về tiêu chuẩn tham chiếu số 25 là:
- Năng lượng - 377 kcal
- Carbohydrate - 97,33 g
- Đường - 96,21 g
- Chất xơ - 0 g
- Chất béo - 0 g
- Chất đạm - 0 g
- Nước - 1,77 g
- Thiamine (Vit. B1) - 0,008 mg
- Riboflavin (Vit. B2) - 0,007 mg
- Niacin (Vit. B3) - 0,082 mg
- Vitamin B6 - 0,026 mg
- Folate (Vit. B9) - 1 microgam
- Canxi - 85 mg
- Sắt - 1,91 mg
- Magie - 29 mg
- Phốt pho - 22 mg
- Kali - 346 mg
- Natri - 39 mg
- Kẽm - 0,18 mg
Đường nâu, giống như bất kỳ loại đường nào khác, có thể không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức. Dưới đây là một số lý do tại sao loại đường này cũng góp mặt trong danh sách không lành mạnh:
Đường nâu chứa nhiều calo
Đường nâu là nguồn cung cấp carbohydrate, có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu khi tiêu thụ với số lượng lớn. (Ảnh: ITN)
Đường nâu chứa nhiều calo, cung cấp lượng calo rỗng với ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng calo chỉ thấp hơn đường trắng một chút. Cụ thể, một thìa cà phê đường trắng là 16,3 calo và một thìa đường nâu là 15 calo.
Có thể làm tăng lượng đường trong máu
Đường nâu là nguồn cung cấp carbohydrate, gây tăng đột biến lượng đường trong máu khi tiêu thụ với số lượng lớn. Điều này đặc biệt bất lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Góp phần gây sâu răng
Giống như các loại đường khác, đường nâu có thể gây sâu răng khi tiêu thụ thường xuyên. Vi khuẩn trong miệng khi ăn đường, tạo ra axit ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.
Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Tiêu thụ quá nhiều đường, bao gồm cả đường nâu, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư.
Một số chất thay thế cho đường nâu
Theo khuyến nghị của giới chuyên gia, mật ong là chất làm ngọt tự nhiên được ong tạo ra từ mật hoa, nó có một lượng nhỏ vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Mặc dù mật ong vẫn là một dạng đường và nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nhưng nó có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe so với đường nâu.
Ngoài ra, đường chà cũng được khuyên dùng. Nó được làm từ chà là khô, xay nhuyễn và giữ lại một số chất dinh dưỡng có trong chà là nguyên quả, bao gồm chất xơ, kali và chất chống oxy hóa.
Đường chà là có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường nâu và có thể được sử dụng làm chất làm ngọt tự nhiên trong làm bánh và nấu ăn.
Mỗi chất thay thế kể trên đều cung cấp vị ngọt với mức độ tác động khác nhau đến lượng đường trong máu và các lợi ích dinh dưỡng bổ sung, khiến chúng trở thành những lựa chọn lành mạnh hơn so với đường nâu khi bạn sử dụng ở mức độ vừa phải.
10 lý do tại sao bạn nên cân nhắc thực hiện chế độ ăn uống linh hoạt Chế độ ăn uống linh hoạt đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc thực vật với lượng thịt và các sản phẩm động vật khác ở mức vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe. Thực hiện chế độ ăn uống linh hoạt có thể là một lựa chọn tốt bởi vì nó rất có lợi cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây...