Đụng độ thảm khốc ở Nam Sudan, 600 người chết
Ít nhất 600 người thiệt mạng trong những cuộc đụng độ của các bộ lạc ở Nam Sudan, quốc gia mới được thành lập hồi tháng 7.
Đụng độ giữa các bộ lạc vì tranh cướp gia súc là một vấn nạn ở Nam Sudan. Ảnh: AP
AFP dẫn lời người phát ngôn Liên Hợp Quốc Farhan Haq cho hay bạo lực nổ ra từ hôm 18/8 tại Jonglei, bang có diện tích lớn nhất tại Nam Sudan. Ngoài 600 người chết, khoảng 980 người khác bị thương ở nhiều mức độ khác nhau. Tình hình chỉ tạm yên ổn sau sự can thiệp của chính phủ Nam Sudan.
Video đang HOT
Liên Hợp Quốc đã gửi một nhóm nhân viên tới Jonglei. Trong khi đó, người đứng đầu phái đoàn Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, ông Hilde Johnson yêu cầu các bộ lạc ở quốc gia non trẻ này kiềm chế.
Thống đốc bang Jonglei, Kuol Manyang Juuk hôm 19/8 cho hay rất nhiều trẻ em và phụ nữ nằm trong số những người thiệt mạng, đồng thời cho biết bạo lực khởi phát từ một địa phương có tên Bier.
Theo ông Juuk, các thành viên của bộ lạc Murle hiện bị tình nghi thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào 5 ngôi làng của bộ lạc Nuer ở Bier. Gia súc đã bị lấy đi, trong khi nhiều phụ nữ và trẻ em cũng bị bắt cóc.
Nam Sudan trở thành một quốc gia độc lập hôm 9/7. Tuy nhiên, đất nước non trẻ có trữ lượng dầu mỏ phong phú này phải đối mặt với rất nhiều thử thách sau khi tách khỏi Sudan. Một trong các trở ngại lớn chính là vấn đề mâu thuẫn giữa các bộ lạc, vốn luôn dẫn tới các giao tranh đẫm máu. Xinhua dẫn thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy 2.368 người đã thiệt mạng, trong 330 vụ đụng độ ở nhiều nơi tại Nam Sudan trong nửa đầu năm 2011.
Theo VNExpress
Vai trò Trung Quốc ở Nam Sudan và châu Phi
Ngay sau khi Nam Sudan tuyên bố độc lập, Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia trẻ nhất thế giới này.
Theo Thời báo Hoàn Cầu đưa tin: "Trung Quốc là nước lớn, có trách nhiệm và là một người bạn thân thiết của cả hai miền Bắc và Nam Sudan. Trung Quốc đóng vài trò đặc biệt trong xây dựng và thúc đẩy hòa bình và phát triển tại Sudan hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo.
Trung Quốc cũng chính là người làm chứng cho hiệp định hòa bình toàn diện giữa hai miền Sudan. Trong một thời gian dài, Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế, tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của người dân hai miền, và nỗ lực một cách đầy khó khăn để giúp hai miền Sudan nhận ra giá trị của hòa bình để kết thúc chiến tranh.
Trung Quốc đã tích cực tham gia cùng với Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực gìn giữ hòa bình, gửi đến đây một nhóm quan sát viên để tiến hành trưng cầu dân ý. Với sự ra đời của quốc gia Nam Sudan, Trung Quốc cam kết sẽ giúp đỡ hết mình cho nỗ lực phát triển đất nước Nam Sudan cũng như xây dựng hòa bình, ổn định lâu dài ở Sudan".
Trung Quốc được ví như "đấng cứu rỗi" tại Sudan và cả châu Phi.
Hòa bình và dầu mỏ?
Trong số các nước viện trợ nhân đạo cho Sudan, Trung Quốc dù là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên, đóng góp về tài chính của Bắc Kinh được liệt vào nhóm thấp nhất. Theo một báo cáo của Wahington Post, tuy viện trợ nhân đạo thì ít, nhưng Trung Quốc lại là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội chính phủ Sudan.
Trong hợp tác kinh tế với Sudan, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Sudan chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Sudan, dầu mỏ chiếm từ 70-90%, có gần một nửa con số này được xuất sang Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Sudan, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Sudan chiến 20,3%..
Cũng theo Washington Post, Sudan là quốc gia có dự án dầu mỏ ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Toàn bộ người lao động của Trung Quốc được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân đội chính phủ Sudan.
"Sudan chìm trong nội chiến trong nhiều năm, điều đó cũng biến Sudan thành con nợ lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã thành công trong việc trói chặt nền kinh tế của Sudan vào Trung Quốc", báo cáo của Wahington Post nhận xét.
Bài báo cũng nhận định: Trung Quốc đang nắm "quyền sinh - sát" đối với nền kinh tế châu Phi này. Có nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc đã thò tay chia đôi đất nước này bằng hiệp định hòa bình.
Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới, kém phát triển nhất thế giới, mọi thứ đối với họ gần như là con số 0, họ cần sự trợ giúp, dẫn dắt của những nền kinh tế lớn. Trong khi Mỹ không mấy mặn mà đối với cuộc xung đột tại Sudan, đó là cơ hội không thể tốt hơn cho Trung Quốc.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Csmonitor, 70% trữ lượng và hơn 70% lượng sản xuất dầu mỏ của Sudan nằm tại miền Nam nước này.
"Trò chơi nguy hiểm"
Trong những năm qua, Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào khu vực được gọi là "thế giới thứ 3" này. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu vào lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản tại các quốc gia châu Phi, trong đó chủ yếu là dầu mỏ.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Cfr, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi đã đạt con số ấn tượng 50 tỷ USD vào năm 2006. Trung Quốc cũng đã tạo ra một "cơn sóng thần" hàng dệt may đổ bộ từ Trung Quốc vào châu Phi.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi ngày một lan rộng.
Trong chuyến công du châu Phi vào tháng 3/2011 của Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, AFP Princeton (American Foreign Policy, ĐH Princeton) đã đăng tải một bài viết với tiêu đề " Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi, trò chơi nguy hiểm" tác giả Raymond cho biết.
Thời gian qua, Trung Quốc đã cung cấp những khoản viện trợ "không ràng buộc" cho các quốc gia châu Phi. Điều đó đã làm lu mờ hình ảnh thiện chí của phương Tây trong con mắt các nhà lãnh đạo châu Phi.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Phi ca ngợi và hoan nghênh những khoản đầu tư của Trung Quốc tại đây. Trung Quốc được coi như là "đấng cứu rỗi" đối với châu Phi, một sự thay thế cho các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, những khoản viện trợ "không ràng buộc" chỉ là bề nỗi của "tảng băng chìm".
Nếu nhìn một cách tổng thể vào các dự án đầu tư của Trung Quốc tại đây, đa phần là khai khoáng sử dụng các công nghệ thô sơ và lạc hậu so với thế giới, nhưng vẫn là quá tốt đối với châu Phi.
Trung Quốc rất hạn chế trong việc sử dụng lao động bản địa mà chú trọng đến việc đưa lao động từ Trung Quốc sang làm việc tại châu Phi. Đó cũng là một cách để xây dựng văn hóa Trung Quốc tại châu Phi.
Sự sụp đổ chuỗi cung ứng dầu mỏ từ Libya đã tạo ra một cú sốc đối với kinh tế Trung Quốc. Để tránh điều tương tự, Bắc Kinh đã nỗ lực để gia tăng sự ảnh hưởng của mình lên các chính phủ châu Phi, nhằm duy trì ảnh hưởng của mình tại khu vực. Quan trọng hơn của là đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ đang ngày một trở nên "khát" năng lượng.
Theo Báo Đất Việt
Nam Sudan mừng ngày "chào đời" Kể từ hm nay, 9/7, Nam Sudanc gia mi nhất của thế gii, chính thức tách khỏi Sudan sau 2 cuc nn kéo dài hơn 50 năm vốn cpi sinh mạng của hàng triệu ngi. Xuống ănng từm Niềm vui ngàyp. Cng hòa Nam Sudan chính thức 12h01 ngày 9/7, chia Sudan - quốc gia ln nhất châu Phi -mi. Các hoạta Nam...