Đừng để “trên thông, dưới tắc”
Tròn 1 tháng Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học của Bộ GD&ĐT có hiệu lực.
Ảnh minh họa.
Một trong những điểm mới của Thông tư khi áp dụng vào thực tế đã nhận sự đồng tình ủng hộ cao của giáo viên là quy định về hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên THCS, THPT theo hướng giảm tải.
Theo đó, hồ sơ sổ sách theo quy định gồm kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (sổ điểm cá nhân); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). Hai loại sổ là sổ dự giờ và sổ họp không còn nữa. Đặc biệt, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng nói rõ các loại hồ sơ kể trên được thực hiện dạng hồ sơ điện tử thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Video đang HOT
Để giáo viên có thời gian tập trung cho công tác chuyên môn, trước Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT từng ban hành chỉ thị riêng về vấn đề giảm hồ sơ, sổ sách. Theo đó, giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định; Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên… Mặc dù Bộ quan tâm chỉ đạo, thế nhưng trên thực tế, việc giải qusuyyết các hồ sơ sổ sách hành chính luôn là nỗi ám ảnh của không ít thầy cô. Không ít loại sổ sách nhà trường vẫn yêu cầu giáo viên viết tay, có loại gần như chỉ có tác dụng “đối phó” với thanh kiểm tra.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT được xem là một cải cách hành chính thiết thực trong việc tinh giản hồ sơ sổ sách của giáo viên đi đôi với việc tinh giản nội dung chương trình theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đây là quy định có ý nghĩa giảm tải đặc biệt cho giáo viên, để thầy cô dành thời gian cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là trong bối cảnh toàn ngành đang nỗ lực thực hiện Chương trình GDPT mới.
Sau một tháng triển khai, đa số cán bộ, giáo viên cho biết nhà trường có những bước chuyển động đáng kể. Tuy vậy do điều kiện, trình độ công nghệ thông tin giữa các đơn vị chưa đồng đều nên vẫn có băn khoăn trong việc có nên in từ sổ điện tử ra hay không. Học sinh chuyển trường nhưng nơi đến có chấp nhận sử dụng học bạ điện tử hay không… Đáng lo ngại là bên cạnh đa số cơ sở giáo dục nhanh chóng triển khai quy định mới, vẫn còn một số trường chưa chịu chuyển biến, tạo áp lực cho giáo viên qua những hồ sơ ngoài quy định. Một số giáo viên chủ nhiệm phản ánh có trường vẫn yêu cầu phải có giáo án tiết sinh hoạt lớp, mặc dù trong sổ chủ nhiệm đã ghi nội dung nhận xét từng tuần trong mỗi tháng. Có nơi vẫn yêu cầu giáo viên nằm trong danh sách kiểm tra chuyên đề phải thực hiện đầy đủ sổ ghi chép thiết bị, sổ đăng ký tiết dạy công nghệ thông tin…
“Trên bảo dưới chưa nghe” hay “phép vua thua lệ làng” là thực tế còn tồn tại, cần được các cấp quản lý quan tâm, giám sát chấn chỉnh. Đặc biệt, cần đồng bộ hóa trình độ công nghệ thông tin, nhất là ở vùng khó khăn, để chấm dứt tình trạng vẫn giữ nếp cũ do chưa kịp chuyển đổi số. Có như thế, giáo viên trung học mới được thụ hưởng trọn vẹn tinh thần tích cực của Điều lệ mới, không phải bảo “chúng tôi được giảm tải trên… thông tư”.
Hơn 300 nghìn giáo viên phổ thông được tập huấn về chương trình mới
Theo Bộ GD&ĐT, việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là khâu quan trọng trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo báo cáo tiến độ bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV/CBQLGD) để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT) của Ban quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), trong năm 2019 đã có hơn 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán các cấp học đã hoàn thành bồi dưỡng modul 1 về "Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018".
Gần 4.000 CBQLGD cốt cán hoàn thành bồi dưỡng về "Quản trị dạy học, giáo dục trong trường Tiểu học, THCS, THPT" (modul 1). Để thực hiện việc dạy học theo CT GDPT mới đối với lớp 1 từ năm học 2020 - 2021, 100% giáo viên đại trà dạy lớp 1 cũng đã tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình. Công tác bồi dưỡng modul 1 cho giáo viên đại trà các cấp học/lớp học còn lại sau đó được các Sở GD&ĐT phối hợp với trường đại học sư phạm tham gia ETEP tiếp tục triển khai.
Tính đến ngày 15/11/2020, toàn quốc có 305.136 giáo viên phổ thông (GVPT) các cấp (đạt 36,9% số GVPT) và 14.143 CBQLCSGDPT (đạt 20,2% số CBQLCSGDPT) đã tham gia học trực tuyến modul 1. Một số Sở GDĐT có số lượng giáo viên hoàn thành modul 1 rất cao (trên 80%) như Phú Thọ, Bến Tre, Lai Châu, Thái Nguyên...
Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là công việc quan trọng khi triển khai chương trình giáo dục mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Thực hiện kế hoạch năm 2020 bồi dưỡng modul 2 và 3 cho GV/CBQLGD, thời gian vừa qua, chương trình ETEP đã tổ chức nhiều khoá tập huấn cho đội ngũ cốt cán. Tính đến ngày 16/11/2020, có 15.066 giáo viên THCS, THPT cốt cán đã được bồi dưỡng modul 2 về "Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT", đạt 103% so với kế hoạch. 100% CBQLGD cốt cán của 3 cấp Tiểu học, THCS, THPT (4.000 người) được bồi dưỡng modul 2 về "Quản trị nhân sự trong trường tiểu học/THCS/THPT".
Đối với modul 3 về "Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực" cho giáo viên và "Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình" cho CBQLGD, các trường đại học sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục tham gia ETEP đang tích cực triển khai. Theo kế hoạch, trong tháng 11 này việc tập huấn cho giáo viên cốt cán sẽ hoàn thành và trước 31/12/2020 hoàn thành cho CBQLGD cốt cán.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chương trình giáo dục 2018 có sự thay đổi căn bản, toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục... so với chương trình hiện hành. Do đó, việc tập huấn, bồi dưỡng giúp giáo viên hiểu rõ về chương trình mới, biết cách tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chương trình đạt hiệu quả, là vô cùng quan trọng. Đây là đội ngũ trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, có vai trò quyết định đến thành công trong triển khai chương trình.
Thời gian vừa qua, các trường tiểu học đã tổ chức dạy học lớp 1 theo chương trình mới. Qua báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện của các địa phương và thực tế kiểm tra cho thấy cơ bản giáo viên lớp 1 đã tiếp cận được yêu cầu đổi mới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: " Đó là thành công bước đầu của công tác tập huấn modul 1 Hướng dẫn thực hiện CT GDPT 2018 cho giáo viên . Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với trường đại học tham gia ETEP để tập huấn kỹ lưỡng, chất lượng, hiệu quả cho giáo viên đại trà các cấp/các lớp học về modul này" .
Điểm mới trong bồi dưỡng GV cốt cán phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh Hơn 370 giáo viên cốt cán 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên được bồi dưỡng mô đun 3 về phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Giảng viên chủ chốt hướng dẫn phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Khoá bồi dưỡng trực...