Đừng để lòng mình trở nên chật hẹp bởi sự hoài nghi

Theo dõi VGT trên

Trước những tin vui về kết quả đạt được trong công tác dự phòng, điều trị Covid-19 của Việt Nam, nhiều ý kiến tỏ ra không tin tưởng. Thậm chí, khi có người tử vong vì bệnh khác mà có triệu chứng ho, suy hô hấp… dù kết quả xét nghiệm âm tính với corona thì vẫn còn những sự hoài nghi đến mức nhẫn tâm.

Sự hoài nghi đó kéo theo những lời đồn thổi vô căn cứ, phủ nhận sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong suốt thời gian qua. Và chính sự hoài nghi đã khiến lòng người trở nên chật hẹp khi cố “bới lông tìm vết” tung tích, bệnh án của những người đã khuất nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ được núp dưới mục đích tưởng chừng cao đẹp là bảo vệ cộng đồng khỏi lây nhiễm.

Những đồn thổi ác ý với người đã khuất

Bất kỳ một gia đình nào khi có người thân mất đi đều thấm thía nỗi buồn đau sâu sắc của sự mất mát mà khó có thể khỏa lấp nổi. Trong sự đau khổ cùng cực đó, điều họ cần nhận được chính là sự sẻ chia, an ủi, động viên từ cộng đồng, làng xóm. Thế nhưng, giữa thời điểm nhạy cảm của dịch bệnh Covid-19, bỗng dưng những cái chết bình thường lại trở thành bất thường dưới con mắt của mọi người xung quanh, thậm chí của cả những người họ không hề quen biết.

Một nữ sinh 18 tuổi ở Thừa Thiên-Huế nhập viện ngày 22-2 với triệu chứng khó thở, sốt và ho trong 1 tuần. Sau đó bệnh tiến triển nặng, nữ sinh đã tử vong với kết quả khám nghiệm pháp y cho thấy nguyên nhân do bệnh lý về não. Quan trọng nữa, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy nữ sinh này âm tính với Covid-19. Nhưng dường như, kết quả này vẫn chưa đủ làm cho các “anh hùng bàn phím” cảm thấy thỏa mãn, họ tiếp tục đồn thổi, tỏ ra không tin tưởng.

Hay với trường hợp một thanh niên ở Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm bị đột tử ngày 29-2, với sự cẩn trọng cần thiết, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện những biện pháp cần thiết như với trường hợp có bệnh (khử trùng, cách ly những người tiếp xúc, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm).

Đây là việc làm vô cùng cần thiết, sự chặt chẽ để loại trừ sự lây lan ra cộng đồng nếu người đó nhiễm bệnh. Thế nhưng, lại có những suy nghĩ cho rằng: “không bị bệnh sao phải khử khuẩn”, “không bị bệnh sao phải cách ly”. Từ suy nghĩ đó, họ kết luận chàng trai này tử vong do Covid-19. Ngay cả khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COVY2 họ vẫn không thôi hoài nghi, ngờ vực.

Rồi trường hợp một cô gái sinh năm 1993 ở Khánh Hòa, vào TP HCM rồi đổ bệnh. Cô gái này vào BV Nhân dân 115 nhập viện trong tình trạng đau bụng, khó thở, tiêu chảy, huyết áp thấp, xét nghiệm có men tim cao. Bệnh nhân được chẩn đoán: viêm cơ tim cấp, suy hô hấp cấp tiến triển, suy đa phủ tạng.

Quá trình điều trị, bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân đã tử vong với chẩn đoán viêm cơ tim cấp, suy hô cấp cấp tiến triển và suy đa phủ tạng. Bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid-19. Tuy nhiên, với sự cẩn trọng cần thiết, đang trong mùa dịch Covid-19, BV đã triển khai điều trị cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện cách ly.

Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ họng, dịch nội khí quản cho thấy bệnh nhân âm tính với Covid-19. Tuy nhiên, một làn sóng đồn thổi lan nhanh, yêu cầu cách ly gia đình bệnh nhân; những “Youtuber” còn rình rập đến nhà cô gái để hòng livestream thông tin liên quan. Sự phiền toán, nhẫn tâm đó là khó có thể chấp nhận với người đã khuất và người thân của họ.

Đừng để lòng mình trở nên chật hẹp bởi sự hoài nghi - Hình 1

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng dịch tại Hà Giang. Ảnh: Vân Hà

Hãy thôi sống hoài nghi, suy diễn

Trở lại với thành công của Việt Nam đến thời điểm này đã “kiểm soát tốt” dịch bệnh khi qua 18 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới; 16/16 ca bệnh đã khỏi và xuất viện. Đây thực sự là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị cũng như toàn thể nhân dân.

Thế nhưng, bên cạnh sự đồng lòng vào cuộc tự giác nâng cao ý thức phòng bệnh của đa số người dân, vẫn còn một bộ phận muốn phủ nhận những nỗ lực này. Với mỗi con số đưa ra, họ đều cho là bị “giấu giếm”. Thậm chí, họ còn giỏi tưởng tượng đến mức cho rằng các bệnh nhân được xuất viện là người “đóng thế”!.

Nhưng có một sự thật mà họ không thể phụ nhận là Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (US CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng vào ngày 28-2 mới đây. Nếu như Việt Nam không làm tốt công tác phòng, điều trị bệnh thì không thể có sự lựa chọn của một trung tâm vốn có những tiêu chuẩn đánh giá ngặt nghèo và khách quan này.

Sự hoài nghi được tiếp tay bởi những tin đồn vô căn cứ được thổi bùng lên trên mạng xã hội với tốc độ lan tỏa nhanh chóng. Các tin đồn với đủ dạng khác nhau, từ số người nhiễm ở nơi này, nơi kia đến bí quyết dùng trứng gà diệt virus. Và ở mức độ cao hơn là dưới dạng tin nhắn cảnh báo của “người quen”.

Video đang HOT

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện tin nhắn khuyến cáo “Hà Nội có nguy cơ rất rất cao” bùng phát Covid-19. Tin nhắn có nội dung: “Chú Bằng vừa báo, bên chú Trường-Chánh Văn phòng Bộ Y tế nhắc khéo, cẩn thận tuần này, tuần sau không ra các quán xá, chỗ đông người, trung tâm thương mại vì Hà Nội có nguy cơ rất rất cao bùng phát lây lan vào tuần sau, sau khi đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn. Mọi người hạn chế ra đường, đeo khẩu trang trong văn phòng, không ăn uống ngoài đường, mang cốc riêng mà uống nước văn phòng”.

Trước thông tin này, ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông-Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế nhấn mạnh: Chúng tôi xin khẳng định, đây là thông tin giả.

“Mọi khuyến cáo của Bộ Y tế tới người dân đều được truyền tải qua các kênh truyền thông chính thức của Bộ Y tế, các cơ quan báo chí chính thống và các tin nhắn SMS của các DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông”, ông Vũ Mạnh Cường thông tin.

Những lời đồn thổi vô căn cứ, những sự hoài nghi không cần thiết cho thấy sự khiếm khuyết về suy nghĩ của một bộ phận trong cộng đồng. Và điều đó sẽ không đóng góp cho công tác phòng chồng dịch mà chỉ gây khó khăn, cản trở thêm mà thôi.

Vì vậy, nếu là người sống có trách nhiệm với cộng đồng, bản thân mỗi người thay vì đồn đoán, hoài nghi, hay tự nâng cao ý thức phòng dịch cho chính mình. Đồng thời, có ý thức giám sát những người xung quanh khi họ đi về từ dùng dịch mà không hợp tác giám sát y tế, cách ly tại nhà nghiêm túc. Đó là sự đóng góp rất hữu ích cho công cuộc phòng dịch Covid-19 của Việt Nam.

Vân Hà

Theo PLXH

Cuộc chiến thầm lặng ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Thông tin không đầy đủ, áp lực dư luận, giới hạn của thể lực, trách nhiệm với cộng đồng là những gì mà đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã trải qua trong 21 ngày chiến đấu với Covid-19.

Cuộc chiến thầm lặng ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Hình 1


Bệnh nhân Li Zichao (áo vàng) đã được xuất viện sau 13 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Lê Toàn

Cuộc chiến thầm lặng

"Hết giờ thăm bệnh rồi anh ơi!", tiếng cô y tá trực đêm vang lên ở hành lang bệnh viện.

Kim đồng hồ lúc đó là 9 giờ tối, người vào thăm nuôi chào người bệnh ra về, còn người thân ở lại trông nom bệnh nhân thì sắp các món đồ khách vào thăm và sửa soạn chỗ nghỉ ngơi ngoài hành lang. Khoảng 15 phút sau, đèn hành lang tắt dần để kết thúc một ngày ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

Khung cảnh quen thuộc này cứ lặp đi, lặp lại, kể cả khi hai bố con ông Li Ding và Li Zichao (người Trung Quốc) nhập viện với nghi ngờ nhiễm virus Corona (dịch Covid-19) lần đầu tiên tại Việt Nam. Ở đâu có thể loạn, nhưng ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tuyến đầu tiên đối phó với chủng virus hung hãn này thì không.

Tối 28 Tết, cả hai cha con ông chuyển viện từ Bệnh viện Bình Chánh trong tình trạng sốt cao, nhức mỏi..., thông tin có được là có thể nghi ngờ nhiễm Covid-19, do chủng virus xuất hiện cuối năm 2019 ở Vũ Hán (Trung Quốc), là loại tấn công vào đường hô hấp gây khó thở, sốt cao và có thể dẫn đến tử vong. Sự nguy hiểm của chủng này nằm ở chỗ, phải 14 ngày sau (một số trường hợp ghi nhận hơn 20 ngày) bệnh nhân mới có các triệu chứng và khủng khiếp hơn là trong thời gian đó họ đã có thể lây cho người khác. Nhưng các thông tin đó chỉ phổ biến kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố mức độ nguy hiểm của nó ở cấp toàn cầu, còn thời điểm Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận, những thông tin về loại virus này còn... rất hiếm.

Tâm lý về một cuộc chiến không có chỗ cho sơ suất dần hiện ra trong đầu những người trực tiếp tham gia.

"Sáng 28 Tết, tôi nhận được cuộc gọi của bác sĩ Trưởng khoa, gia đình hiểu ngay rằng, kỳ nghỉ Tết năm nay không có tôi rồi", chị Trần Thị Hải, điều dưỡng tại Bệnh viện Chợ Rấy, người tham gia điều trị cho hai cha con ông con Li nói.

Thật khó để diễn tả tâm trạng của chị Hải lúc đó, khi nhà nhà chuẩn bị đón những ngày cuối năm, thì với chị và gia đình, không khí sum vầy ngày Tết được thay bằng tâm lý chuẩn bị cho công cuộc chữa trị chưa biết hồi kết. Chị buồn, gia đình cũng chẳng vui.

Đã vậy, để chăm sóc bệnh nhân này không như bình thường, trang phục cách ly trùm kín toàn thân rất nóng, thể lực bị tiêu hao rõ rệt. Ở bên Vũ Hán, khi thời tiết chỉ có 5 độ C, mà nhân viên điều dưỡng còn chịu không nổi, mới thấy sức chịu đựng của người nữ điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy thật phi thường.

Nhưng mọi chuyện nào đã kết thúc, lòng chị càng nặng trĩu khi các thông tin giả, thông tin không kiểm chứng về tác hại của dịch bện htràn lan trên mạng xã hội đã lấn át phương tiện truyền thông chính thống. Hàng xóm xung quanh ai cũng hỏi chồng có khi nào chị bị nhiễm không, có người còn dò hỏi xem chị có về nhà không, có bị cách ly không...

Là người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, không được nghỉ Tết với gia đình, mỗi ca phục vụ trong bộ trang phục phòng hộ như một bài tập thể lực nặng, lại còn phải chịu tác động của dư luận, áp lực đối với chị Hải lúc đó thật khủng khiếp. Gia đình chị dù không trực tiếp tham gia, nhưng lòng cũng không sao yên được.

Cái Tết bình yên sao mà khó quá. Vậy mà người phụ nữ ấy vẫn vượt qua, không chỉ tự động viên mình, chị còn động viên cả gia đình, người thân.

"Lúc đó, mình phải đấu tranh tư tưởng, phải xem cái nào quan trọng nhất, tùy vào tính chất công việc của mình rồi sắp xếp lại", chị cười và nói.

Đồng nghiệp của chị, anh Nguyễn Minh Tâm cũng không khá hơn khi tiếp xúc các thông tin thất thiệt trong bối cảnh tâm lý lạc quan và thể lực đang bị cuộc chiến chống chọi với dòng virus mới rút cạn mỗi ngày. Nhưng rồi, anh Tâm cũng tự mình thoát khỏi nỗi sợ đó.

Anh chia sẻ, đã bước chân vào ngành này là phải chấp nhận có những lúc mình phải làm việc trong tâm trạng và thể lực không tốt nhất, lúc đó, chỉ nên vui vẻ và dựa vào kinh nghiệm hơn 10 năm chăm sóc dịch bệnh để làm tốt nhiệm vụ của mình.

"Lúc đó, tôi nghĩ phải tận tâm để làm hết mình, làm theo những gì Bệnh viện và Bộ Y tế hướng dẫn. Lo lắng đâu có giúp được gì", anh Tâm nhớ lại.

Thậm chí, họ còn mong tự cách ly khỏi người thân, như bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó khoa Nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã tự thực hiện. Theo bác sĩ Thơ, vì hai ca đầu tiên không có thông tin xác định về nguồn lây chính thức, vừa làm vừa cập nhật thường xuyên thông tin nên dù được phòng hộ kỹ, nhưng vẫn lo vô cùng.

Không chỉ là chữa bệnh

Lúc đó, tôi nghĩ phải tận tâm để làm hết mình, làm theo những gì Bệnh viện và Bộ Y tế hướng dẫn. Lo lắng đâu có giúp được gì.

Nếu như áp lực tâm lý của những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân chỉ là sợ lây nhiễm cho mình, cho người thân, thì áp lực với lãnh đạo bệnh viện còn lớn hơn rất nhiều, đó là đảm bảo sự an toàn và niềm tin của cả cộng đồng. Bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ cho biết, áp lực lực đó càng lớn hơn khi những thông tin ảo trên mạng làm xói mòn niềm tin của người dân.

"Nếu bệnh nhân tử vong đầu tiên do Covid-19 xảy ra ở Việt Nam, chắc chắn sẽ đẩy dư luận vào cơn khủng hoảng niềm tin", bác sĩ Anh Thơ nói.

Thời điểm đó, tình trạng hết hàng khẩu trang, thuốc sát khuẩn trên địa bàn TP.HCM, người dân rồng rắn xếp hàng mua khẩu trang, thuốc bổ. Một số siêu thị còn xảy ra tình trạng "cháy" ngắn hạn các mặt hàng thực phẩm khi làn sóng tích trữ của khách hàng tăng đột biến.

Thông tin học sinh được nghỉ học thêm 1 tuần để theo dõi tình hình dịch bệnh càng làm không khí thêm căng thẳng. Các tuyến đường chính ở TP.HCM như Điện Biên Phủ, Cộng Hòa, Nguyễn Thị Minh Khai... vốn dày đặc xe lưu thông sau mỗi dịp nghị Tết, thì nay vắng lặng đến lạ thường. Người dân hạn chế đi lại, nín thở chờ những diễn biến mới của dịch bệnh. Áp lực lên đội ngũ những người trực tiếp tham gia điều trị hai cha con họ Li càng nặng nề hơn bao giờ hết.

Đã vậy, ông Li Ding hội đủ các yếu tố có khả năng cao dẫn đến tử vong: trên 60 tuổi, nam giới, bị 4 bệnh nền cực kỳ nguy hiểm và mới hồi phục sau ca mổ khối u phổi cách đây không lâu.

Rào cản ngôn ngữ với bệnh nhân lớn tuổi này đã làm việc chữa trị có phần hạn chế, thì càng trở nên khó khăn hơn khi con ông, anh Li Zichao (28 tuổi) được ra khỏi phòng cách ly vì tình hình sức khỏe đã có những chuyển biến tốt.

"Tâm lý bệnh nhân khó chịu là điều dễ hiểu. Ông bị cách ly trong bệnh viện của một nước khác, môi trường khác, lúc đầu có con, rồi con mình khỏi, ông vui, nhưng lại lo lắng cho mình. Chúng tôi phải động viên tinh thần, khích lệ ông hợp tác điều trị", bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, chuyên khoa 1 Khoa Nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) nói.

Nghề bác sĩ là vậy, hay làm những chuyện ngược đời. Khi dịch bệnh xảy ra, người dân tìm mọi cách tháo chạy khỏi người bệnh, thì bác sĩ lại là những người chạy lại bên họ để chữa trị. Khi bệnh nhân chán nản về tình trạng sức khỏe, thì chính họ lại là những người động viên bệnh nhân. Thậm chí, bệnh nhân có thể bỏ cuộc, nhưng đội ngũ y tá, bác sĩ thì không cho phép mình làm như vậy.

Áp lực không được thất bại, khó khăn về thể lực dồn lên đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng họ đã vượt qua một cách ngoạn mục. Theo bác sĩ Anh Thơ, ngoài những nỗ lực cá nhân, thế mạnh của Bệnh viện Chợ Rẫy với nhiều chuyên khoa và đội ngũ chuyên gia đầu ngành về nhiệt đới, tim mạch, dinh dưỡng, kiểm soát lây nhiễm... đã giúp họ "vượt cạn" thành công ca đầu tiên.

Việc hội chẩn liên khoa rất có lợi cho người bệnh. Ví dụ, "bên" khoa tim đề nghị sử dụng thuốc này, nhưng "bên" nội tiết cảnh báo các tác dụng phụ có thể xảy ra với bệnh nhân... đã tạo nên một phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

"Tôi nghĩ, đây là một lợi thế lớn mà Bệnh viện Chợ Rẫy có được", bác sĩ Anh Thơ nói.

Thể trạng ông Li Ding ngày càng tốt hơn. Ngày 11/2, hai cha con họ Li có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 và được xuất viện. Đội ngũ y, bác sĩ trực tiếp tham gia chữa trị vui mừng vì những hy sinh thầm lặng của mình đã được đền đáp.

Bầu không khí vui mừng, xen lẫn hy vọng vỡ òa ngày hai cha con họ xuất viện. Vậy mà đội ngũ y, bác sỹ ấy không ai đứng ra nhận công lao riêng. Họ khen nhau, họ cảm ơn nhau trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Anh Li Zichao thì xúc động, cảm ơn đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy vì tình trạng cha anh có thể nguy kịch hơn nếu phát bệnh ở Vũ Hán, bởi khí hậu ở trở lạnh và tình trạng quá tải ở các bệnh viện nơi đó. Anh bảo cha con anh rất may mắn khi phát bệnh ở Việt Nam. Cha anh, ông Li Ding cảm ơn Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy và không cầm được nước mắt khi bắt tay cảm ơn bác sĩ Sang.

Có lẽ cha con ông Li nên cảm ơn cả những người thân, gia đình của đội ngũ y, bác sĩ trực tiếp điều trị cho họ. Bởi cũng như đội ngũ y, bác sĩ, gia đình họ phải chịu rất nhiều áp lực trong thời gian qua khi người con, người chồng, người vợ của họ đối mặt trực tiếp với nguồn dịch. Giờ đây, mong ước lớn nhất của họ có lẽ là một kỳ nghỉ dài với gia đình bù lại khoảng thời gian mà đáng lẽ họ được hưởng vào dịp cuối năm vừa qua.

Nhưng có lẽ, mong ước đó phải hoãn lại khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn ra khá phức tạp. Khu vực cách ly hai cha ông Li đã được tiệt trùng đúng quy trình và vẫn đang ở chế độ chờ. Người thân của họ, đội ngũ y bác sĩ cũng vậy.

"Có trường hợp nghi ngờ là mình chủ động xử lý luôn", bác sĩ Sang nói.

Khi bài báo này lên khuôn, các y bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó hết mình với dịch. Thậm chí, ngày 27/2 - Ngày Thầy thuốc Việt Nam, vốn là ngày những nhân viên y tế cảm thấy hạnh phúc nhất khi được đón nhận tình cảm tri ân của toàn xã hội, nhưng năm nay, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ không tổ chức ngày này.

"Ngày 27/2, mong các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoạt động thăm viếng, không gửi quà, hoa chúc mừng Bệnh viện để chúng tôi tập trung phòng dịch Covid-19", bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã chia sẻ.

Phi Vũ

Theo baodautu

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

Sức khỏe

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...