Đừng để học sinh và phụ huynh lo sợ kế hoạch nhỏ
Đã tự nguyện, tự giác thì hãy để các em thật sự tự nguyện, tự giác, em nào gom, nộp được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, không khen – chê, chạy theo bệnh thành tích.
Các em học sinh gom giấy vụn và vỏ lon để đóng kế hoạch nhỏ (Ảnh: tác giả cung cấp).
LTS: Phong trào “kế hoạch nhỏ” là một trong các phong trào lớn của Đội Thiếu niên Báo Hồ Chí Minh, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc tinh thần tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh môi trường… Tuy nhiên, phong trào này đang trở thành nỗi sợ hãi của nhiều học sinh và phụ huynh.
Bản thân cũng là một người cha, tác giả Hữu Sơn đã có bài viết về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.
Chuyện kế hoạch nhỏ, mỗi em học sinh phải nộp giấy vụn, vỏ lon nước ngọt, bia cho nhà trường sau Tết nguyên đán, từng tốn nhiều giấy mực của báo chí trong thời gian qua.
Riêng thành phố Đà Nẵng, mấy năm nay đã có chủ trương loại bỏ hẳn kế hoạch nhỏ ở các nhà trường phổ thông trên địa bàn thành phố.
Chủ trương trên đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình cao của các phụ huynh học sinh và nhiều thầy, cô giáo ở đây.
Các em, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm đỡ phải lo lắng, vất vả, lỉnh kỉnh trong việc tìm kiếm, gom giấy vụn, vỏ lon bia, nước ngọt để nộp cho nhà trường khi trở lại trường lớp sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phần lớn các địa phương, nhà trường khác, sau Tết nguyên đán năm nay vẫn duy trì chương trình, kế hoạch này.
Sáng nay, con gái tôi đang học lớp 5 Trường tiểu học số 1, phường Trương Quang Trọng, thuộc thành phố Quảng Ngãi, được mẹ gom cho một bao đầy giấy vụn để đem đến trường nộp cho cô giáo chủ nhiệm.
Chở con tới cổng trường, tôi cũng nhận thấy nhiều em học sinh trường này, một tay mang xách, một tay cầm bao ni- lông chứa vỏ lon bia, nước ngọt đủ loại.
Tối qua, trên trang cá nhân của một phụ huynh, có con đang học bậc tiểu học, đặt ra câu hỏi: “Kế hoạch nhỏ, nộp vỏ lon bia, nước ngọt để làm gì nhỉ?”. Nhiều bạn bè của phụ huynh ấy đã tham gia bình luận, mỗi người có một suy nghĩ, góc nhìn riêng.
Thời chúng tôi học cấp 1, cấp 2, những năm 80, 90, nhà trường, đoàn, đội cũng có tổ chức phong trào nộp giấy vụn sau tết nguyên đán (thời ấy chưa có bia lon phổ biến như bây giờ) để gây quỹ cho đoàn, đội, giúp đỡ các bạn nhà nghèo, vượt khó, học giỏi với tinh thần tự nguyện, tự giác.
Nhà trường, thầy cô giáo không ấn định chỉ tiêu, số lượng cho từng em, từng lớp, bao nhiêu cũng được.
Học sinh chúng tôi rất phấn chấn, tích cực đi nhặt, gom giấy vụn về, dồn vào bao bóng, chờ ngày đi học trở lại, hăm hở và tự hào, được là những người đầu tiên nộp cho giáo viên chủ nhiệm.
Các thầy, cô giáo chẳng ghi tên, không hỏi em này, em kia sao ít quá vậy mà tươi cười, vui vẻ đón nhận “thành quả” của chúng tôi và nói vài câu, ghi nhận tinh thần tham gia, góp giấy vụn của cả tập thể lớp, thế là xong.
Lâu nay, hoạt động kế hoạch nhỏ trong nhà trường phổ thông bao giờ cũng hướng tới mục đích tốt đẹp: giáo dục học sinh tính tự giác, ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, tận dụng những vật dụng đã qua sử dụng để tái chế, gây quỹ, giúp đỡ bạn bè khó khăn…
Tuy nhiên, một số nhà trường, tổ chức đoàn, đội lại lệch lạc trong nhận thức, chạy theo bệnh thành tích, hạn chế trong cách triển khai, thực hiện nên biến kế hoạch nhỏ ý nghĩa, đúng đắn kia trở thành nặng nề, áp lực, hơn – thua, gây tác động không tốt đối với các em học sinh và phụ huynh.
Các nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm cần hiểu rằng, mỗi em học sinh có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau; có em nhà khá giả, người lớn biết uống bia thì mới có nhiều vỏ lon; có em nhà khó khăn, không mua nổi thùng bia hoặc người lớn chỉ uống rượu thì lấy đâu có vỏ lon để nộp nếu ấn định cụ thể về số lượng lon.
Nhà em không có vỏ lon thì tìm kiếm hay xin ở nhà khác (bà con, hàng xóm), ở nhà họ cũng có con cháu đi học, phải nộp vỏ lon thì đâu ra.
Một số đơn vị nhà trường còn áp đặt điều kiện, nếu không có giấy vụn, vỏ lon bia, nước ngọt thì quy ra tiền, nộp bằng tiền mặt, 5-10 ngàn đồng gì đó.
Tuy số tiền nộp không đáng là bao nhiêu cả nhưng nó rất phản giáo dục, đi ngược lại với mục đích của hoạt động kế hoạch nhỏ đề ra.
Đã là tự nguyện, tự giác thì hãy để các em thật sự tự nguyện, tự giác, em nào gom, nộp được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, không khen – chê, chạy theo bệnh thành tích…
Ý nghĩa, giá trị đích thực của kế hoạch nhỏ ở nhà trường phổ thông sau tết nguyên đán, phải là như vậy. Còn cứ hiểu sai, làm bậy thì đừng trách học sinh và phụ huynh “quay lưng”, và sợ nhà trường, giáo viên mỗi khi phát động phong trào, kế hoạch…nào đó.
Theo Giaoduc.net
Công an vùng cao vận động học sinh trở lại lớp sau Tết
Cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, các huyện vùng cao tỉnh Quảng Ngãi lại tái diễn tình trạng nghỉ học "giã gạo". Lần này, để vận động học sinh trở lại trường học, những ngày qua, cán bộ chiến sĩ Công an các địa phương miền núi đã cùng các thầy, cô giáo lặn lội đến từng thôn, bản vận động già làng, người có uy tín, phụ huynh đưa con em ra lớp....
ảnh minh họa
Chúng tôi đến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS xã Long Môn, huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 27-2. Sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, mặc dù nhà trường đã tổ chức cho học sinh đi học lại từ nhiều ngày qua, nhưng tại lớp 2A, chỉ có 6 em đến lớp, vắng học 3 em. Đây là thực trạng chung hiện nay ở các trường học vùng cao tỉnh Quảng Ngãi.
Trước tình hình này, Công an huyện Minh Long phối hợp thầy, cô giáo nhà trường về các thôn, bản vận động học sinh trở lại lớp. Ông Đinh Văn Ngóp là phụ huynh em Đinh Văn Chi, ở thôn Mai Lãnh Hạ, xã Long Mai cho biết, do hoàn cảnh khó khăn nên ăn Tết Nguyên đán xong, ông dẫn con trai đi cắt đót để bán kiếm tiền, không cho đi học nữa.
"Giáo viên của trường và các anh Công an đến tận rẫy vợ chồng tôi làm để thuyết phục vợ chồng tôi. Các anh chị rất nhiệt tình vì con tôi nên tôi đã bảo nó (Đinh Văn Chi) trở về đi học bình thường. Còn tôi và vợ tiếp tục làm rẫy".
Buổi học đầu tiên sau đợt nghỉ Tết, Công an huyện Minh Long đã cùng thầy, cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS xã Long Môn tổ chức buổi sinh hoạt giữa đoàn viên, thanh niên với học sinh, với nhiều chương trình sinh hoạt thu hút các em trở lại trường.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: "Nhờ đoàn viên thanh niên Công an huyện phối hợp với nhà trường vận động đưa các em sớm trở lại lớp học. Đây là sự hỗ trợ rất lớn từ lực lượng Công an huyện cho nhà trường chúng tôi".
Thực tế, từ sau Tết Mậu Tuất đến nay, dọc theo nhiều tuyến đường các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, có rất nhiều em trong độ tuổi đến trường đang theo cha mẹ đi chặt đót bán kiếm tiền. Các thầy, cô giáo muốn gặp phụ huynh và học sinh thì phải đi đến các thôn, bản vào chiều tối. Thế nhưng, có không ít học sinh khi thấy cô giáo đến còn chạy trốn...
Tuy nhiên qua các buổi phát động phong trào, các trường học trên địa bàn đã phối hợp cùng Công an các huyện vận động người có uy tín, phụ huynh cho học sinh đến trường để học theo kịp chương trình.
Trung úy Đinh Văn Một, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an huyện Minh Long, nói: "Đến vận động các em thì các em đã lên rẫy, vào rừng chặt đót với gia đình. Vì thế chúng tôi cùng giáo viên nhà trường vận động những người có uy tín, kết hợp chọn thời điểm ban đêm vận động các gia đình đưa con em đến lớp".
Lãnh đạo ngành Giáo dục các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, với sự nỗ lực chung của toàn ngành, đặc biệt là có sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ các thầy cô giáo và đoàn viên, thanh niên Công an, đã làm thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh miền núi và đa số gia đình đã cho con em trở lại trường học chữ cho kịp chương trình học trong năm.
Theo Cand.com.vn
Gian nan vận động học sinh trở lại lớp Năm nào cũng vậy, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán lại xảy ra tình trạng học sinh các huyện vùng cao Quảng Ngãi nghỉ học. Để đưa học sinh trở lại trường, những ngày qua, các thầy cô giáo vùng cao cùng CAH đến từng khu dân cư vận động người có uy tín, phụ huynh đưa học sinh đến trường. Đoàn viên,...