Đừng để học sinh học nghề chỉ vì điểm cộng
Từ thực tế quản lý ở cơ sở giáo dục, thầy Lê Đình Khương – Phó hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang) đồng tình với việc bỏ điểm cộng thi nghề trong tuyển sinh vào lớp 10. Một trong những lý do thầy đưa ra là để cho các trường xác định rõ mục tiêu thực chất của môn học.
ảnh minh họa
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT đang được Bộ GD-ĐT công bố để trưng cầu ý kiến. Trong Dự thảo, Bộ GD&ĐT đã bỏ quy định các Sở GD&ĐT được quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích; trong đó có điểm khuyến khích từ thi nghề phổ thông.
Thầy Lê Đình Khương cho rằng: Một trong những mục tiêu chính của dạy nghề ở cấp trung học cơ sở là bước đầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đây là một trong những mục tiêu đúng đắn và nhiều ý nghĩa thiết thực.
Tuy nhiên thực tế ở trường phổ thông hiện nay, mục tiêu này chưa được quan tâm đúng với ý nghĩa của nó, vì những lý do sau:
Thứ nhất, người ta chủ yếu quan tâm tới trường có bao nhiêu phần trăm học sinh thi đỗ vào cấp 3 mà ít ai quan tâm đã phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho bao nhiêu học sinh.
Thứ hai, về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy đều khó khăn. Việc phối hợp với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các trường dạy nghề rất hạn chế vì mỗi tỉnh thường có một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và một vài trường nghề (chủ yếu ở trung tâm) và nếu có làm tốt công tác phối hợp thi các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề cũng không đủ nhân lực để đáp ứng.
Video đang HOT
Đa số các trường hiện nay đều tận dụng những giáo viên của trường để dạy nghề, giáo viên môn Sinh học, Công nghệ nông nghiệp thì dạy nghề làm vườn; giáo viên môn Vật Lí, Công nghệ công nghiệp thì dạy nghề điện … Thiếu đội ngũ giảng dạy nên dẫn tới có trường không đáp ứng được nhu cầu học nghề của học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy nghề và mục tiêu phân luồng, hướng nghiệp…
Thứ ba, môn học này ở cấp THCS không bắt buộc. Một lí do mà các trường vẫn duy trì việc dạy nghề đó là điểm khuyến khích trong thi tuyển sinh.
“Như vậy quan điểm bỏ điểm cộng thi nghề phổ thông trong tuyển sinh vào lớp 10 là hợp lí và cần thiết. Hãy để cho các trường xác định rõ mục tiêu thực chất của môn học. Trường nào có điều kiện và làm thực chất thì tổ chức dạy nghề, trường nào không có điều kiện thì không tổ chức, tránh tình trạng ép học sinh phải học.
Tuy nhiên, để áp dụng quy định này vào thực tế, Phó hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 2 cho rằng cần tính toán lộ trình hợp lý” – thầy Lê Đình Khương cho hay.
Theo Gdtd.vn
Khắc phục tình trạng "chạy" theo điểm cộng trong tuyển sinh vào lớp 10
Việc không giao cho các Sở GD&ĐT quy định đối tượng cộng điểm khuyến khích, trong đó bao gồm cả thi nghề phổ thông nhằm chọn được đúng học sinh có khả năng tiếp tục học ở THPT; đồng thời khắc phục hiện tượng làm "đẹp hồ sơ", khiến nhiều học sinh chạy theo điểm cộng trong tuyển sinh vào lớp 10.
ảnh minh họa
Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết như vậy xung quanh quy định điểm ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh THPT
Ông có thể cho biết những thay đổi trong quy định về điểm ưu tiên, khuyến khích trong dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh THCS và THPT? Vì sao cần có những thay đổi này? Liệu các địa phương, cơ sở có kịp thay đổi việc tuyển sinh vào lớp 10 trước những thay đổi của Bộ?
Dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7, theo đó, dự thảo bỏ quy định "Sở giáo dục và đào tạo quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích".
Thực tế thời gian qua cho thấy, quy định này là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng các cuộc thi dành cho học sinh ở địa phương nhiều, chồng chéo, gây áp lực cho học sinh, không nhận được sự đồng tình của xã hội.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các địa phương về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho học sinh. Thay đổi quy định cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh trung học phổ thông sẽ là một trong những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương tinh giảm các cuộc thi của Bộ.
Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số quy định trong quy chế tuyển sinh vào trung học phổ thông, trong đó có việc bỏ quy định cộng điểm khuyến khích trong Quy chế tuyển sinh đã được dự thảo và đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi từ trung tuần tháng 12 năm 2017.
Trong quá trình dự thảo, cùng với việc chỉ đạo tinh giảm các cuộc thi dành cho học sinh, các địa phương cũng đã sớm biết chủ trương của Bộ nên đã có sự chuẩn bị.
Một số phụ huynh, học sinh băn khoăn rằng, việc bỏ điểm cộng thêm kết quả thi nghề phổ thông vào kết quả tuyển sinh lớp 10 sẽ hạn chế động lực học nghề của học sinh. Ông có ý kiến gì về băn khoăn này?
Việc không giao cho các sở giáo dục và đào tạo quy định đối tượng cộng điểm khuyến khích, trong đó bao gồm cả việc thi nghề phổ thông nhằm đảm bảo mục tiêu chọn được đúng học sinh có khả năng tiếp tục học ở cấp trung học phổ thông, đồng thời khắc phục hiện tượng làm "đẹp hồ sơ", khiến nhiều học sinh chạy theo điểm cộng trong tuyển sinh vào lớp 10, có đăng ký học nghề nhưng thực tế việc học nghề chỉ mang tính hình thức, không thực chất.
Dù không còn điểm cộng trong tuyển sinh vào lớp 10 nhưng kết quả thi nghề của học sinh THCS vẫn được sử dụng để khuyến khích trong việc xét tốt nghiệp trung học cơ sở theo Quy chế hiện hành tại Quyết định số 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006.
Cũng phải nói thêm, việc quy định cho các địa phương sử dụng kết quả thi nghề phổ thông được cộng điểm khuyến khích để xét tốt nghiệp THCS chỉ là một trong những biện pháp nhằm khuyến khích học sinh học nghề phổ thông, góp phần thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, chứ việc cộng điểm khuyến khích không phải mục đích của việc dạy học nghề phổ thông.
Đối với những học sinh học nghề vì mục đích học tập, tìm hiểu để có những hiểu biết, kỹ năng ban đầu về một số nghề phổ biến trong xã hội, phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì tôi tin, các em vẫn có động lực học tập tốt.
Ông có thể cho biết thời gian ban hành Thông tư vì hiện địa phương đang chờ quy chế chính thức để xây dựng phương án thi vào 10?
Theo quy định, dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng thông tin của Bộ đến hết ngày 18/02/2018. Hết thời hạn đó, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện dự thảo Thông tư trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý để ban hành chính thức.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Giaoducthoidai.vn
Bỏ cộng điểm nghề mới mong dạy nghề thực chất! Việc bỏ cộng điểm là hướng đi đúng nhưng chỉ là một phần, quan trọng hơn là phải cải cách toàn bộ cách dạy nghề hiện nay cho học sinh ở nhà trường. Một giờ học nghề của HS lớp 8 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình. Ảnh: PHẠM ANH Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung...