Đừng để giáo viên buông trôi, thả nổi!
Không ít giao viên mang tâm lý sợ khi xử phạt học sinh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, có khi bị mất việc. Để được yên ổn, có giáo viên chọn cách chỉ đến lớp dạy cho xong rồi về
Đồng tình cách giáo dục trẻ không đòn roi, song nhiều giao viên, chuyên gia giáo dục cho rằng đối với những học sinh (HS) có cá tính mạnh thì phải có phương pháp rèn luyện cứng rắn. Vì vậy, nếu giao viên dùng biện pháp mạnh tay với HS thì phải xem xét kỹ hành vi của giao viên trước khi đưa ra mức kỷ luật.
“Trăm dâu đổ đầu… giáo viên”
Sáng 7-9 tại lớp 4A3, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi ( huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang), có nhiều HS mất trật tự, cô L.T.T.H nhắc nhở nhiều lần nhưng không được nên cô đã mắng và tát vào má P.T.T, đánh vào tay 5 HS khác. Vì quá bức xúc, phụ huynh em T. đã đăng thông tin lên Facebook cá nhân và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dùng mạng xã hội.
Xét thấy hành vi của cô H. đã vi phạm quy định của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, lãnh đạo UBND huyện Bắc Quang đã ký quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng và đình chỉ công tác giảng dạy 3 tháng đối với cô H.
Ngôi trường ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang – nơi xảy ra vụ cô giáo tát vào má học sinh .Ảnh: T.L
Nhiều người phẫn nộ về hành vi “không thể chấp nhận được” của cô giáo H., yêu cầu cô phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của mình. Tuy nhiên, cũng có phụ huynh cho rằng nếu giáo dục mà hoàn toàn loại bỏ những phương pháp cứng rắn thì HS khó nên người.
Chị Bích Hằng (quận 5, TP HCM) có 2 con đang theo học bậc trung học và tiểu học cho rằng: “Tôi cũng có đôi lần phải dùng đòn roi để uốn nắn con. Tâm lý của phụ huynh khi thấy con bị đánh sẽ bức xúc, lo lắng, xót xa nhưng thay vì vùi dập “người mẹ thứ hai” của con mình thì nên tìm hiểu nguyên nhân từ con trẻ trước, sau đó trao đổi với giao viên. Phụ huynh vì tình thương mà lấn át lý trí, tố cáo giao viên trên mạng xã hội để thỏa mãn cơn tức giận sẽ làm nhụt đi tâm huyết của một người thầy. Phụ huynh cần thông cảm, đồng hành với thầy cô trong việc giáo dục con em mình”.
Chị Phan Thị Thu Thủy (quận Bình Tân, TP HCM) nhận thấy HS bây giờ có quá nhiều quyền, sắp đến còn được đem điện thoại lên lớp để phục vụ học tập. Chị lo ngại rồi đây trên bục giảng giao viên sẽ là những diễn viên nghiệp dư, luôn nở nụ cười trước những chiếc điện thoại của HS tìm mọi cách quay, chụp và đưa lên mạng xã hội. Điều đáng sợ nhất là khi đối mặt với dư luận và sự quay lưng của những người quản lý, các thầy cô giáo sẽ thu mình lại, đến trường chỉ để dạy học cho xong nhiệm vụ, không còn thiết tha với sự nghiệp trồng người. Vô tình biến thầy cô thành rô-bốt dạy học.
Video đang HOT
Cô V.A – giao viên một trường tiểu học tại quận 3, TP HCM – cho hay giao viên hiện không chỉ đối mặt với HS trên lớp mà còn bị rình rập bởi rất nhiều chiếc điện thoại di động, bất cứ thông tin nào cũng có thể bị đưa lên mạng mổ xẻ. “Giao viên không còn được đánh học trò, kỷ luật trước lớp, thay vào đó là phải ân cần, dịu dàng, phải lắng nghe, khuyên bảo, phải chăm sóc, dỗ dành… Tất cả vì một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Nhưng đối với một lớp có tới 40, 50 HS thì vừa dạy dỗ vừa ân cần là điều rất khó. Chắc chắn có những lúc không kiềm chế được bản thân vì mỗi em mỗi tính, có những HS nổi loạn không thể nói một lần mà nghe” – cô V.A nhận định.
Tâm lý “thả nổi” lớp học
Theo thầy P.H, giao viên tại TP HCM, hình phạt kỷ luật giao viên về lý là đúng nhưng về tình thì cần xem lại; giao viên cũng là con người, cũng có hỉ nộ ái ố, mức độ kiềm chế cũng có giới hạn. Phản ứng bằng vũ lực của thầy cô khi học trò quậy phá là sai nhưng để quy chụp, xử phạt lại người thầy thì rõ ràng cho thấy giáo dục đã thất bại.
“Giao viên có công cụ gì giáo dục HS cá biệt để mang lại hiệu quả tốt cho cả HS, phụ huynh, thầy cô, nhà trường? Lâu nay, người thầy chưa được trang bị kỹ năng nhiều, từ các loại luật, kỹ thuật xử lý tình huống, đến nghệ thuật giảng dạy cũng chưa được trang bị. Những vi phạm của HS ngày càng nhiều và nghiêm trọng nhưng thầy cô cũng dễ bị kỷ luật nếu xử trí sai, vì vậy dẫn đến tâm lý buông trôi, thả nổi” – thầy H. nói.
Thầy P.H băn khoăn rằng giáo viên bây giờ mang tâm lý sợ khi xử phạt HS vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, có khi bị mất việc. Vì vậy, trong lớp chỉ có vài HS cá biệt thì giáo viên cũng đã khổ, phụ huynh không phải ai cũng thấu hiểu được, tốt nhất là không động vào. Lâu dần, để được yên ổn, giáo viên chỉ đến lớp dạy cho xong nhiệm vụ rồi về, lửa đam mê với nghề cũng không còn, nhiều người vì quá áp lực, chấp nhận bỏ nghề..
Giáo viên phải tìm giải pháp để chạy theo học sinh
Theo bà Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục của Tập đoàn Microsoft, mục đích của giáo dục là để HS hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân, dạy HS thành người tích cực. Nên trong giáo dục, giao viên phải tìm cách khắc phục những lỗi của HS, tìm hiểu vì sao HS lại mắc lỗi đó trước khi phạt. Sản phẩm của giáo dục là đứa trẻ, vậy mục tiêu của tất cả hoạt động này là đứa trẻ có phẩm chất, nhân cách tốt, giao viên từ đó xây dựng lộ trình phát triển cá nhân cho HS. Giao viên nên đưa ra tiêu chí cho từng hoạt động để đánh giá khuyến khích chứ không phạt, bắt ép HS làm. Những quy định hiện hành khiến giao viên phải tìm giải pháp để chạy theo HS.
Cô giáo tát học sinh lớp 4: Lời đồng nghiệp...
"Nếu con tôi mà hư, không ngoan, tôi chỉ mong con tôi được vào học những lớp có giáo viên nghiêm khắc để dạy bảo con tôi".
Vụ cô giáo tát học sinh bị tạm đình chỉ công tác vẫn đang khiến dư luận xôn xao về thông tin trái ngược nhau giữa lời giáo viên và phụ huynh.
Sáng ngày 27/9, trao đổi với báo Đất Việt về những thông tin phụ huynh tố cô giáo cung cấp thông tin với báo chí không chính xác, cô giáo Lê Thị Thu Hằng, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) cho rằng, hiện tại cô đang bị thóa mạ rất nhiều trên các trang mạng xã hội.
"Lời tôi nói có đúng hay không, học sinh đó có ngoan hay không thì rất cần việc xác minh trực tiếp tại trường, khảo sát chất lượng tại lớp học. Đương nhiên con người ta thì họ phải bảo vệ con tới cùng. Điều tôi cần bây giờ là mong mọi người nghĩ xem, một lớp có 31 học sinh mà chỉ có mấy bạn bị cô phạt, tại sao những em kia lại không làm sao.
Tôi thấy, sau khi phụ huynh này đăng tin trên facebook, rất nhiều những phụ huynh khác cũng "tát nước theo mưa". Tôi không nói là có những học sinh ở khóa này đi uống bia để tôi đi tìm mà tôi nói là những học sinh ở những khóa học trước. Đó là phụ huynh gọi điện thì tôi cũng vì tình cảm, trách nhiệm với học sinh thì tôi đi tìm", cô Hằng nói.
Hình ảnh về học sinh bị đánh được nhiều người chia sẻ
Theo cô Hằng, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi lúc nào cũng có lớp chọn, cả khối chỉ chọn được một lớp. Còn việc gọi lớp có học sinh bị cô giáo tát là lớp cá biệt, cô Hằng cho rằng, đây là do các thầy cô trong trường gọi vì lớp đó nghịch nhất trường.
"Lớp này nghịch từ lớp 1 rồi chứ không phải bây giờ mới nghịch. Nếu học sinh ngoan, lắng nghe cô giáo giảng bài, không mất trật tự thử hỏi có cô nào đi từ bục giảng xuống tát học sinh hay không? Những bạn khác trong lớp không bị cô phạt cũng không phải do các em ngoan hẳn mà ở đây là mức độ để cô nhắc nhở", cô Hằng chia sẻ thêm.
Để làm rõ hơn về lớp này, cùng ngày, PV liên hệ với một giáo viên khác trong trường thì được biết, đây là lớp có học sinh nghịch hơn so với các lớp khác trong trường.
"Tôi chỉ là giáo viên bộ môn thôi, năm ngoái giáo viên chủ nhiệm của lớp này ốm nghỉ khoảng một tuần nên tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp đó. Trong một tuần dạy, tôi thấy học sinh lớp đó không giống như học sinh các lớp khác.
Những lớp khác học sinh rất nề nếp, không mất trật tự, giáo viên không mất thời gian nhắc nhở như lớp này. Do thấy lớp này không giống lớp khác nên chúng tôi gọi là lớp cá biệt chứ không phải phân loại lớp", một giáo viên trong trường cho biết.
Nhận xét về cô Hằng, giáo viên này cho rằng, trước đây, cô Hằng đã chủ nhiệm rất nhiều lớp, học sinh trong những lớp đó rất biết nghe lời, ý thức tốt, từ lớp trưởng, lớp phó cho đến các học sinh trong lớp.
Đối với việc cô Hằng tát học sinh, giáo viên này cho rằng, cô Hằng đã sai khi có hành vi này. Tuy nhiên, từ trước đến nay, giáo viên này cũng chưa nghe ai phản ánh về việc cô Hằng đánh học sinh.
"Cô Hằng là người có năng lực, trách nhiệm với công việc. Nếu con tôi mà hư, không ngoan, tôi chỉ mong con tôi được vào học những lớp có giáo viên nghiêm khắc để dạy bảo con tôi.
Có như vậy, tôi mới yên tâm. Ở nhà con tôi hư tôi còn đánh hơn để cho con có ý thức. Tuy nhiên, ở trường hợp của cô Hằng, phụ huynh không hợp tác cùng thì cũng khó lắm", giáo viên này cho biết thêm.
Trước đó, chiều ngày 24/9, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết huyện vừa có quyết định kỷ luật đối với cô giáo Lê Thị Thu Hằng vì tát học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, trên lớp có học sinh mất trật tự, nhắc nhở nhiều lần nhưng không được, cô Lê Thị Thu Hằng đã bức xúc quát mắng và tát vào má nữ học sinh T.
Ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết hành vi của cô Lê Thị Thu Hằng đã vi phạm quy định tại điểm 2, Điều 21, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
UBND huyện Bắc Quang đã ra quyết định phạt hành chính với cô Hằng 7,5 triệu đồng và bổ sung hình phạt là đình chỉ giảng dạy 3 tháng.
Trao đổi với báo Đất Việt ngày 26/9, chị Tú Ngọc - người tố cô Hằng cho biết: "Không có chuyện con gái hay tập thể lớp con gái tôi theo học là lớp cá biệt của trường. Điều này có tất cả các phụ huynh chứng thực chứ không riêng gì tôi. Ngay cả việc lớp con gái tôi theo học có phải là thành phần cá biệt hay không thì chỉ cần hỏi những giáo viên khác trong trường sẽ rõ.
Hôm con gái tôi bị cô Hắng tát, cháu chỉ cúi xuống gầm bàn lấy cây bút. Khi ngoi lên liền bị cô Hằng tát thẳng tay vì cho rằng cháu nghịch ngợm trong lớp".
Theo chị Ngọc, con gái chị đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép chứ không nghịch ngợm như cô Hằng nói.
Ngoài ra, chị Ngọc cho biết, nhiều nội dung cô Hằng chia sẻ không đúng sự thật. Thậm chí còn xúc phạm tới danh dự của các em học sinh.
Xin thầy cô đừng lạm dụng con dấu thay lời nhận xét Sử dụng lời nhận xét như đóng dấu đã không còn hiếm trong ngành giáo dục tiểu học những năm qua. Phụ huynh cũng quen dần với việc cô giáo sử dụng con dấu thay cho lời phê truyền thống. Tuy nhiên, việc lạm dụng con dấu trong mọi trường hợp liệu có nên hay không? Lời phê trăm bài học như một...