Đừng để con bị thiệt thòi khi mẹ nhiễm HIV và thiếu hiểu biết
Sinh con ra, chị Quyên không bế con mà yêu cầu gia đình chăm sóc riêng và từ chối cho con bú. Thiếu nguồn sữa và sự chăm sóc của mẹ đứa bé ngày càng gầy và xanh xao.
Chị Quyên sinh năm 1990, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 2015 chị lang thang lên Hà Nội kiếm sống và rơi vào cạm bẫy, trở thành gái bán dâm. Được 2 năm, chị Quyên thấy sức khỏe yếu nên bỏ nghề chuyển sang bán bỏng ngô dạo.
Cũng chính lúc này, chị phát hiện mình có thai với khách làng chơi. Vì cái thai đã lớn nên chị Quyên quyết định không mạo hiểm tính mạng mình để phá thai, chị về quê nương nhờ gia đình.
Chị Quyên gắng gượng sống tiếp để sinh con với hy vọng đứa bé sẽ không bị nhiễm HIV
Khi có thai được 8 tháng chị mới đến bệnh viện làm các xét nghiệm để chuẩn bị cho việc sinh đẻ. Kết quả dương tính với HIV khiến chị choáng váng. Được các bác sỹ và gia đình động viên, chị gắng gượng sống tiếp để sinh con với hy vọng đứa bé sẽ không bị nhiễm HIV. Thế nhưng bằng phương pháp xét nghiệm AND, con chị cũng nhiễm HIV từ mẹ. Thất vọng, chị Quyên tính tìm đến cái chết cùng đứa con trong bụng nhưng bao nhiêu lần chuẩn bị chị đều không đủ can đảm.
Đến ngày sinh con ra, chị Quyên không chịu cho con bú sữa mẹ vì chị nghĩ thằng bé khi mới sinh bị nhiễm HIV “nhẹ” hơn, nếu cho con bú chị sẽ làm con bị nhiễm bệnh “nặng” hơn nên chị nhất quyết từ chối. Không còn cách nào, gia đình chị đành phải chăm sóc con chị bằng cách “nuôi bộ” cho uống sữa ngoài.
Được hơn 1 tuần, đứa bé rất ốm yếu, hay quấy khóc và không tăng cân, cũng không chịu uống sữa công thức pha. Thằng bé cứ khóc ngằn ngặt và xanh xao. Nghĩ rằng nhiễm HIV là “hết thuốc chữa”, chị Quyên chán nản và bị trầm cảm nặng, chỉ muốn hai mẹ con sớm gặp nhau ở “suối vàng” nên chỉ biết ôm con khóc.
Lo lắng cho tính mạng của mẹ con chị, gia đình đã đưa con chị đi khám. Bác sỹ cho biết, việc cho con bị nhiễm HIV bú sữa mẹ bị nhiễm HIV không làm bệnh của trẻ nặng hơn mà trẻ nhiễm HIV càng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất có các yếu tố chống nhiễm khuẩn giúp trẻ phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Cũng may sau một tuần vắt sữa bỏ đi, chị Quyên vẫn có thể cho con bú trở lại. Thằng bé dần dần hồng hào và khỏe mạnh, ngoan ngoãn, ít khi quấy khóc. Trong suốt 6 tháng ăn uống đủ chất để con con bú, chị Quyên cũng thấy vui vẻ trở lại, tinh thần tốt hơn trước bởi chị cảm nhận được sự thiêng liêng của tình mẹ và thiên chức của người mẹ được chăm sóc con.
Sau 6 tháng, bé nặng 8kg, phát triển bình thường như những đứa trẻ khác khiến chị Quyên tràn đầy hy vọng. Một ngày nào đó con chị sẽ lớn lên khỏe mạnh và trong tương lai không xa sẽ có thuốc chữa căn bệnh này.
Ngoài ra chị còn thường xuyên đưa con đến khám, tư vấn bác sỹ và tìm hiểu cách chăm sóc trẻ nhiễm HIV để con chị luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt. Và điều quan trọng nhất là chị đã biết cách giữ cho bản thân mình cách sinh hoạt điều độ và vui vẻ để kéo dài cuộc sống để còn chăm sóc con.
Chỉ vì thiếu hiểu biết mà suýt chút nữa con chị đã gặp nguy hiểm từ cách xử lý của mẹ.
Cảnh báo: Trẻ bú bình có thể nuốt hàng triệu hạt vi nhựa, đây là cách pha sữa an toàn cha mẹ không thể bỏ qua
Thông tin những bình sữa làm từ nhựa polypropylene giải phóng hàng triệu hạt vi nhựa trong quá trình tiệt trùng và pha sữa công thức cho trẻ em những ngày qua đã khiến các mẹ bỉm sữa đặc biệt lo lắng.
Cụ thể, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Food hôm 19/10, thử nghiệm với 10 loại bình nhựa PP được bán trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Trinity College Dublin (Ireland) đã thực hiện rửa và tiệt trùng bằng nước nóng theo đúng hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới khi pha sữa công thức cho trẻ em. Kết quả cho thấy có hàng triệu hạt vi nhựa lẫn trong nước.
Giáo sư John Boland, một trong những tác giả nghiên cứu cảnh báo rằng một em bé bú bình có thể đã "nuốt" 16 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày trong 12 tháng đầu đời.
Mặc dù tác động đến sức khỏe trẻ em của các hạt vi nhựa được giải phóng trong quá trình pha và tiệt trùng bình sữa bằng nhựa cần được làm rõ hơn nữa trong các nghiên cứu tiếp theo nhưng những thông tin này đã khiến bố mẹ đặc biệt lo lắng.
Nên dùng bình thủy tinh để pha sữa cho trẻ (Ảnh minh họa).
Trong khi chờ đợi những thông tin khoa học tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình tiệt trùng và pha sữa công thức để giảm thiểu sự tiếp xúc của trẻ với nhựa polypropylene như sau:
Bước 1: Rửa bình sữa bằng nước sạch và tiệt trùng đúng cách.
Sau khi rửa sạch, tiệt trùng bình sữa bằng cách đun sôi trong ấm đun nước hoặc nồi không phải bằng nhựa (có thể dùng nồi thủy tinh hoặc thép không gỉ). Bình sữa phải được phơi khô sau khi tiệt trùng.
Bước 2: Luôn dùng bình thủy tinh để pha sữa cho trẻ. Đong lượng sữa bột cần pha và lượng nước nóng (ít nhất 70 độ C) tương ứng, pha trong bình thủy tinh.
Bước 3: Sau khi pha, để sữa nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển số sữa đã pha này vào chiếc bình nhựa đã tiệt trùng (chọn bình sữa bằng nhựa chất lượng cao, an toàn) để cho trẻ ăn.
Lưu ý, trong quá trình đổ sữa sang bình nhựa, không lắc bình sữa, không cần trộn lại sữa. " Việc dùng tay lắc bình sữa đã pha lên, ngay cả khi ở trong nhiệt độ phòng cũng sẽ giải phóng hàng trăm nghìn hạt vi nhựa bao phủ trên bề mặt bình sữa mà bạn không thể loại bỏ chúng bằng cách rửa bình đã tiệt trùng bằng nước lạnh", Giáo sư John Boland nhấn mạnh.
Bước 4: Không hâm lại sữa công thức đã pha đựng trong bình nhựa, đặc biệt không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bất kì loại sữa bột trẻ em nào.
Giáo sư John Boland lưu ý thêm: " Đối với các bậc cha mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cũng cần lưu ý rằng hầu hết dụng cụ hút sữa, trữ sữa cũng được làm bằng nhựa polypropylene. Các mẹ cũng nên tiệt trùng các dụng cụ này đúng cách".
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng lưu ý bố mẹ các vấn đề sau khi pha sữa cho con:
1. Rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị pha sữa cho con.
2. Bình sữa phải sạch sẽ, khô ráo và đã được tiệt trùng.
3. Sử dụng nước từ nguồn an toàn để pha sữa công thức cho trẻ.
4. Pha sữa với đúng nhiệt độ nước được hướng dẫn trên bao bì của mỗi loại sữa công thức. Khi pha nên lưu ý luôn đong nước trước rồi mới cho bột vào.
- Quá nhiều nước có thể không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
- Quá ít nước có thể khiến thận và hệ tiêu hóa của bé làm việc quá sức.
5. Sử dụng sữa công thức đã pha trong vòng 2 giờ sau khi pha.
6. Nếu không sử dụng ngay sữa sau khi pha, hãy cất bình sữa vào tủ lạnh và chỉ sử dụng sữa đã pha trong vòng 24 giờ.
7. Vứt bỏ sữa còn sót lại trong trong bình sau khi cho bé bú. Sự kết hợp giữa sữa công thức và nước bọt của bé có thể khiến vi khuẩn phát triển.
8. Cất hộp sữa công thức đã mở ở nơi khô ráo, thoáng mát và luôn đậy nắp chặt. Không trữ sữa bột trong tủ lạnh.
9. Hầu hết các loại sữa công thức dành cho trẻ em cần được sử dụng trong vòng 1 tháng kể từ khi mở hộp.
10. Không bao giờ sử dụng sữa công thức quá ngày sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.
Trẻ bú bình có thể đã 'nuốt' hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày Trẻ trong độ tuổi đang bú và bú bình đang nuốt hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày, theo báo cáo được đánh giá là "bước ngoặt" trong nỗ lực tăng cường sự hiểu biết về mức độ con người bị phơi nhiễm hạt nhựa siêu nhỏ. Có thể dùng bình sữa thủy tinh thay thế - SHUTTERSTOCK Các nhà khoa học phát...