Đừng đẩy con mình vào bi kịch “sao con nhà người ta ăn gì mà học giỏi thế?”
“Cô ơi! Cô cứu em với! Cô cho em xin thêm 1 điểm để đạt 8.0 không thì ba mẹ em đánh em chết mất”.
Lời khẩu cầu của một học sinh
“Cô ơi! Cô cứu em với! Cô cho em xin thêm 1 điểm để đạt 8.0 không thì ba mẹ em đánh em chết mất”, đây là lời khẩn cầu của một học sinh có điểm tổng kết là 7.9, chưa đạt mức học sinh giỏi.
Tin nhắn xin điểm của một học sinh (Ảnh: CTV)
Lời khẩn cầu của cô học sinh lớp 9 đã làm cô giáo M. sửng sốt. Không muốn trả lời cô bé ngay vì sợ thất vọng, biết đâu cô bé nghỉ quẩn lại ân hận cả đời nên cô M. đã hẹn gặp cô bé để trò chuyện.
Vừa là cô giáo dạy Sinh, vừa là giáo viên phụ trách tư vấn học đường của nhà trường nên cô M. cũng dễ dàng trở nên gần gũi cô bé. Chỉ sau vài câu hỏi, cô bé học sinh tên H. đã thổn thức nói rằng, mẹ em luôn đòi hỏi ở con mình phải hơn “con nhà người ta” trong chuyện học hành.
Ngay từ nhỏ, cô bé đã trở thành niềm tự hào của ba mẹ và cũng vì thế mà suốt tuần phải miệt mài học thêm, hết học trên trường, học nhà cô lại học ở trung tâm. Mỗi khi đạt điểm cao, mẹ khoe khắp làng trên xóm dưới, nhưng khi bị điểm thấp, cô bé sợ đến run người vì những tiếng chì chiết, rủa xả của mẹ trút xuống đầu.
Do năng lực cũng có hạn nên càng lên lớp cao cô bé học càng đuối so với lớp dưới cũng đồng nghĩa với những trận chửi rủa, chì chiết, những lời nói so sánh cay nghiệt “con người ta ăn gì mà giỏi thế, còn con mình…” càng tăng lên mỗi ngày.
Video đang HOT
Nghe chuyện và thấu hiểu, cô M. nói mình rất thương cô học trò nhưng cũng không thể cho em thêm điểm để đạt học sinh giỏi.
Cô đã phân tích để em hiểu và bình tâm trước sự nổi giận của mẹ. Cô cũng hứa sẽ nói chuyện thân mật với mẹ em.
Dùng “tiểu xảo” hạ điểm bạn bè để mình vượt lên đầu lớp
Cô M. cho biết đây không phải là trường hợp cô gặp đầu tiên học sinh đi xin điểm để đạt học sinh giỏi trước áp lực của gia đình. Cô đã từng gặp một số em đã dùng “tiểu xảo” để hạ điểm bạn bè xuống cho bản thân dẫn đầu lớp.
Đó là hai chị em cô bé L. học sinh lớp 7 luôn mặc định hai vị trí nhất, nhì của lớp. Được 9 điểm đối với nhiều học sinh đã là kết quả tốt nhưng với 2 cô bé vẫn là số điểm thất bại.
Khi 2 bé đạt 9 thì đó phải là điểm 9 cao nhất mà trong lớp không có điểm 10. Ngộ nhỡ lần ấy có bạn được điểm 10 thì những lần kiểm tra sau cô bé phải tìm cách để hạ điểm của bạn xuống.
Là cán bộ lớp nên 2 chị em luôn đi thu bài kiểm tra của lớp để nộp lên cho giáo viên. Không biết 2 bé đã làm cách nào mà sửa được bài của bạn học giỏi (đang là đối thủ cạnh tranh) để bạn bị thua điểm mình.
Sự việc bị phanh phui khi quá nhiều lần bạn học giỏi kia thắc mắc bài ấy mình làm đúng nhưng sao giờ thành sai? Trong sự kỳ vọng của mình không đạt được như ý muốn, nhiều phụ huynh đã tìm cách trút giận lên con cái, mang ra so sánh với “con nhà người ta” học giỏi, điểm cao…
Ai cũng muốn học giỏi, nhưng muốn học giỏi một hay nhiều môn nào đó, ngoài sự chăm chỉ còn phụ thuộc phần lớn vào khả năng của bản thân, mà khả năng có được phần lớn cũng do gien di truyền.
Thế nhưng, không ít phụ huynh hiện nay chỉ biết đòi hỏi con cái phải điểm cao, học giỏi, phải đứng đầu lớp, phải học trường chuyên lớp chọn. Khi những kỳ vọng ấy không được thỏa mãn thì con trở thành đối tượng để ba mẹ trút giận.
Vì sợ những trận lôi đình xảy ra, sợ những cơn xỉ vả của cha mẹ những đứa trẻ phải căng mình học thêm, luyện thi vào trường điểm, trường chuyên.
Sau bao cố gắng nhưng không thành, nhiều em bị khủng hoảng tâm lý và đã có những hành động tiêu cực, dại dột và phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình, nhẹ hơn thì mặc cảm, tự ti hoặc sinh ra dối trá như tìm cách hạ điểm của bạn, quay bài copy…
Tuổi thơ của những đứa trẻ lại bị bó buộc từ nhà đến trường, từ trường đến lớp học thêm này rồi lớp học thêm khác. Tuổi thơ của các em bị cuốn vào vòng xoáy điểm số, thành tích…
Việc vở lỡ, trả lời lý do vì sao làm thế, hai chị em nói thẳng do cha mẹ đưa chỉ tiêu phải là học sinh giỏi nhất nhì lớp nên các bé thấy áp lực.
Khi phụ huynh còn hám thành tích dồn áp lực điểm số lên đầu con thì khi đó chuyện xin điểm hay chạy đua học thêm vẫn không thể chấm dứt.
Đánh giá vì người học
Cùng với quá trình đổi mới giáo dục, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng có nhiều thay đổi, theo hướng ngày càng tiến bộ, nhân văn và vì người học.
Ảnh minh họa/INT
Còn nhớ trước khi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ra đời và đi vào cuộc sống, câu chuyện áp lực về điểm số với học sinh tiểu học trở thành tâm điểm trên mặt báo trong thời gian dài. Khi đó (theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT) chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong từng giai đoạn nên rất hạn chế, tăng áp lực điểm số và không còn phù hợp với việc dạy và học theo định hướng đổi mới.
"Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh" được đưa ra trong Thông tư 30 như nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, chính là nội dung tiến bộ, nhân văn của xu hướng đánh giá hiện đại. Với Thông tư này, lần đầu tiên, ở tiểu học đã bỏ việc chấm điểm khi đánh giá thường xuyên; giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đánh giá quá trình được coi trọng.
Cho đến nay, quy định về kiểm tra, đánh giá với học sinh tiểu học tiếp tục được điều chỉnh ngày càng tiến bộ hơn so với Thông tư số 22 năm 2016 và mới nhất là Thông tư số 27 năm 2020, nhưng vẫn trên tinh thần cơ bản là "vì sự tiến bộ của người học".
Ở trung học, trước khi chờ đợi quy định hoàn toàn mới về kiểm tra, đánh giá áp dụng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 26, sửa đổi, bổ sung quy định đánh giá, xếp loại học sinh trung học theo Thông tư 58. Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; bảo đảm kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập vì sự tiến bộ của học sinh. Các môn học đều được yêu cầu phải có đánh giá bằng nhận xét.
Nhìn cả quá trình, có thể nói, quan điểm về đánh giá học sinh được thể hiện qua các quy định của ngành Giáo dục đã thay đổi và phát triển từ việc đánh giá nhằm phân loại, so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá riêng biệt, từng mặt hạnh kiểm và học lực; tới đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Thực hiện đánh giá thường xuyên, đi liền với quá trình học tập mà không phải đợi khi đã dạy học xong mới đánh giá. Mỗi học sinh sẽ trở thành chính mình với nhân cách toàn diện trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế đánh giá hiện đại của thế giới, cũng như quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT của Việt Nam.
Thành tố cơ bản trong chương trình giáo dục bao gồm: Mục tiêu - nội dung - phương pháp và đánh giá phụ thuộc, tác động, gắn bó rất khăng khít với nhau. Trong đó, thành tố kiểm tra, đánh giá học sinh giữ vai trò quan trọng; giúp điều chỉnh cách dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động dạy học, giáo dục; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Chất lượng giáo dục chỉ có được nếu học sinh tự tin, thích học, say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính mình. Đổi mới đánh giá học sinh đã chú trọng đến điều này.
Thực tế quá trình triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học những năm qua và với trung học là học kỳ vừa qua, có thể nhìn thấy kết quả rất rõ ràng: Áp lực điểm số giảm; giáo viên coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh. Học sinh được bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn, từ đó phấn đấu trong sự chủ động. Đến trường với niềm vui, hứng thú sẽ giúp học sinh thích học và học tốt hơn.
Tất nhiên, việc thay đổi quy định về kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nữa khi có sự đồng bộ và giáo viên là nhân tố quan trọng. Thầy cô cần quán triệt nhận thức về tư duy đánh giá mới, thay đổi thói quen chỉ tập trung vào chấm điểm; đồng thời trang bị thêm những kĩ năng đánh giá cần thiết. Khai thác được lợi thế của công nghệ cũng sẽ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả đánh giá, bởi hiện nay có nhiều các ứng dụng về kiểm tra đánh giá trên các thiết bị thông minh rất tiện lợi và hữu dụng.
1 năm Chương trình phổ thông mới, phẩm chất người học chưa được quan tâm Từ tập huấn đến biên soạn sách giáo khoa và các học liệu đi kèm thời gian qua cho thấy chúng ta chưa quan tâm phát triển phẩm chất của người học. Khi chúng ta đặt vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì Ban chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết 29. Sau đó, để thực hiện...