Dùng corticoid dạng hít: Cẩn trọng không thừa
Thuốc không gây độc toàn thân nhưng khi dùng vẫn cần thận trọng…
Trong dự phòng hen, viêm mũi dị ứng, người ta thường dùng corticoid dạng hít như futicason, beclomethason, budesonid… Khi dùng dạng hít, thuốc có tác dụng tại chỗ rất mạnh làm giảm kích thích ở mũi, phế quản, tiểu phế quản nên giảm co thắt, giảm viêm, giảm tiết dịch, làm thông đường hô hấp.
Trong dự phòng hen
Dạng hít qua miệng, dạng khí dung (phun sương) qua mũi thường hay được sử dụng. Phần lớn người bệnh bắt đầu dùng corticoid hít khi còn nhẹ hoặc đã dùng thuốc giãn phế quản hít (salbutamol, terbutalin) không đáp ứng, hay khi đã nặng, lệ thuộc vào corticoid uống. Dùng cortocid hít thì sẽ giảm số lần lên cơn hen nặng hoặc không còn lên cơn hen, đồng thời giảm được liều hay ngừng hẳn thuốc giãn phế quản hít, corticoid uống trước đó. Khi dùng corticoid hít thay cho corticoid uống, cần phải giảm liều dần dần chứ không được ngừng ngay corticoid uống để tránh tình trạng suy thượng thận cấp.
Cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Ngay sau khi dùng coricoid hít có thể có phản ứng nghịch thường tức thời kích thích phế quản, gây co thắt, khó thở. Lúc đó, phải điều trị ngay bằng thuốc giãn phế quản. Thông thường, phải dùng thuốc giãn phế quản hít (salbutamol, terbutalin) trước vài phút, rồi mới dùng corticoid hít nhằm tránh phản ứng nghịch thường tức thời này, đồng thời làm thông phế quản, nâng hiệu suất corticoid hít (hít nhiều vào phổi).
Sự cải thiện tình trạng hen thể hiện ở chỗ giảm tính tăng phản ứng của phế quản, xảy ra sau khi dùng corticoid hít trong vòng 24 giờ, tuy nhiên hiệu lực chỉ thể hiện đầy đủ sau một thời gian nhất định (với fluticason sau 1-2 tuần, với budesonid sau 3-7 ngày, với beclomathason sau 10-14 ngày). Cần dùng đúng liều, đều đặn hàng ngày ngay cả khi không có dấu hiệu lâm sàng hen.
Sau khi dùng dài ngày corticoid hít, khi ngừng thuốc, tính năng kích thích phế quản có thể quay trở lại, gây co thắt phế quản, làm bệnh nặng thêm (hay gặp với khoảng 70% người dùng budesonid). Do vậy không được ngừng corticoid hít đột ngột. Thận trọng dùng các thuốc này với trẻ em, riêng fluticatison không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi.
Video đang HOT
Trong trị viêm mũi dị ứng
Hay dùng dạng xịt trực tiếp hoặc khí dung (phun sương) vào niêm mạc mũi. Corticoid hít có tác dụng trong vòng 24 giờ, song hiệu lực chỉ đầy đủ sau một thời gian (chẳng hạn với fluticason cần 2-4 ngày). Cần dùng đều đặn theo khoảng cách nhất định giữa các lần dùng (ví dụ với fluticason có thể dùng mỗi ngày 2 lần, vào lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối, về sau có thể duy trì mỗi ngày 1 lần).
Để thuốc sớm có hiệu quả lâm sàng, lúc khởi đầu có thể dùng corticoid hít phối hợp với các thuốc kháng histamin, giãn phế quản, corticoid uống, sau đó ngừng các thuốc phối hợp này và duy trì bằng corticoid hít.
Không dùng corticoid hít trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi, riêng với beclomethason không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, thận trọng với bệnh lao tiềm ẩn (thuốc ức chế miễn dịch làm lao nặng thêm). Corticoid hít cũng ức chế việc lành vết thương nên chỉ được dùng khi các tổn thương đường hô hấp (xây xước, rách, phẫu thuật) đã hồi phục.
Dùng thế nào cho an toàn?
Trong hen mạn tính, chia thành 5 bậc: bậc 1 (dùng chủ vận beta-2 ngắn hít); bậc 2 (dùng corticoid hít liều trung bình thường xuyên chủ vận beta-2 ngắn hít khi cần); bậc 3 và 4 (dùng corticoid hít liều cao thường xuyên chủ vận beta-2 dài hít); bậc 5 (dùng corticoid hít liều cao thường xuyên chủ vận beta-2 dài hít corticoid uống). Tùy theo bậc, thầy thuốc sẽ điều chỉnh sự phối hợp và liều. Sau 3-6 tháng, xác định lại bậc, thường có sự giảm các thuốc phối hợp, giảm liều. Người bệnh không nên tự ý định liều, thay đổi liều theo cảm tính.
Trong viêm mũi dị ứng, thay đổi liều dùng tùy loại thuốc. Người bệnh cần được hướng dẫn, dùng đúng kỹ thuật mới đảm bảo liều đưa vào tại chỗ ổn định, có hiệu quả.
Theo DS. Bùi Văn Uy
SK&ĐS
Trị viêm mũi dị ứng - Cách nào?
Tôi năm nay 28 tuổi, thường xuyên bị hắt hơi sổ mũi mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc bị lạnh. Tôi đi khám bệnh và được chẩn đoán viêm mũi xoang dị ứng.
Tôi đã điều trị bệnh nhiều đợt nhưng không khỏi được hẳn. Xin quý báo cho tôi biết thêm một số thông tin về bệnh này cũng như thuốc điều trị. Tôi xin cảm ơn.
Lê Việt Hà (Hà Nội)
Dị ứng mũi xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang dị ứng gặp nhiều ở nước ta, có thể gặp mọi lứa tuổi, giới tính và có xu hướng ngày càng tăng do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Đây là phản ứng miễn dịch đặc hiệu của niêm mạc mũi xoang trước sự tái xuất hiện của dị nguyên đặc hiệu.
Biểu hiện chủ yếu là ngứa mũi; hắt hơi từng hồi, không kiềm chế được; chảy nước mũi loãng, trong, nhiều sau cơn hắt hơi, ngứa mũi; ngạt mũi. Các dấu hiệu trên thường xuất hiện thành cơn, tăng khi thay đổi thời tiết, khi gặp lạnh hoặc khi gặp khói bụi... Ngoài cơn bình thường không để lại triệu chứng gì khi thăm khám.
Do khó xác định được dị nguyên gây bệnh nên khi điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều trị bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Với điều trị tại chỗ chủ yếu sử dụng thuốc co mạch và thuốc sát khuẩn.
Thuốc co mạch có tác dụng tạo sự thông thoáng cho đường thở. Các thuốc co mạch thường dùng hiện nay là: éphédrin 1% đến 3% (1% cho trẻ em), naphazolin 0,05% - 0,1%.
Thuốc sát khuẩn: thường dùng argyrol 1% -3%. Thuốc vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm săn niêm mạc và chống xuất tiết.
Tuy nhiên các thuốc này không dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể dùng NaCl 0,9%; Không được nhỏ các thuốc co mạnh, thuốc sát khuẩn nhiều lần trong ngày, kéo dài liên tục nhiều ngày vì sẽ gây viêm mũi do thuốc.
Khi sử dụng các thuốc nhỏ mũi cần chú ý:
Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhầy, mủ ứ đọng trong hốc mũi thì rỏ thuốc mới có tác dụng. Đặc biệt với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, phải được hút chất dịch nhầy nhẹ nhàng, đúng cách.
Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa, nếu không có điều kiện nằm thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa để thuốc vào được trong hốc mũi. Sau khi nhỏ nên hít nhẹ hoặc day nhẹ trên cánh mũi để thuốc vào được sâu trong hốc mũi.
Với điều trị toàn thân: dùng thuốc kháng histamin và corticoid. Tuy nhiên đây là các thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn, do vậy khi dùng cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
Theo ThS. Vân Anh
SKDS
Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang Mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh... Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người...