“Đừng cố làm bài điểm 10″ – Quan điểm giáo dục kì lạ của nữ giáo sư Trung Quốc có con đạt giải Nobel Vật lý
Không ép buộc, không gây áp lực – chắc hẳn là một phương pháp giáo dục mà ít bậc phụ huynh nào làm được!
Bà Vương Tuyển Anh và chồng đều từng theo học nghiên cứu sinh ở Đại học Michigan, Mỹ. Khi trở về Trung Quốc, các chức vụ bà từng nắm giữ có thể kể đến như Giáo sư tại Đại học Sư phạm Tứ Xuyên trong 7 năm hay Giáo sư tại Viện Quốc gia về Giáo dục Xã hội; Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến giáo dục văn hóa phụ nữ Sơn Đông ở Bắc Kinh. Bà cũng từng có thời gian công tác tại Học viện Giáo dục Tây Nam. Ngoài giảng dạy, bà còn viết rất nhiều sách.
Là một người phụ nữ kiệt xuất nhưng bà có phương pháp giáo dục con cái mềm mỏng và không đòi hỏi cao ở các con. Trong trí nhớ của con trai bà – ông Đinh Triệu Trung, mẹ chính là người nuôi dưỡng ông sự hứng thú, say mê với học tập. Mẹ chưa bao giờ ép Đinh Triệu Trung phải đạt 100 điểm tuyệt đối (tương đương với mốc điểm 10 ở Việt Nam).
Video đang HOT
Đã từng có khoảng thời gian Đinh Triệu Trung phải nghỉ học ở nhà do ảnh hưởng của chiến tranh. Vì thế, ban ngày, Đinh ôn tập bài cũ còn buổi tối, bố mẹ sẽ dạy những kiến thức mới. Bản thân Đinh thích mẹ dạy hơn bố bởi bà Vương Tuyển Anh vốn có bằng Thạc sĩ Tâm lý trẻ em. Tới khi chiến tranh kết thúc, Đinh được trở lại trường học nhưng dường như Đinh khó bắt kịp nếp học mới. Tuy bố mẹ Đinh đều có học vị giáo sư nhưng chưa bao giờ gây áp lực lên con, thậm chí chẳng trách móc con học kém và còn đưa con đi xem kịch, xem phim.
Chính cách giáo dục ấy đã đào tạo nên một Nhà Vật Lý thực nghiệm nổi tiếng người Mỹ gốc Trung Quốc Đinh Triệu Trung (sinh ngày 27/1/1936). Năm 1956, ông sang Mỹ học tại Đại học Michigan – nơi ngày xưa bố mẹ ông từng theo học. Năm 1959, ông nhận bằng cử nhân Toán học và Vật lý, sau đó tiếp tục nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại ngôi trường danh tiếng này vào năm 1962. Một năm sau, ông làm việc trong “Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu” (sau này trở thành CERN). Từ năm 1965, ông trở thành giảng viên ở Đại học Columbia và làm việc tại Deutsches Elektronen-Synchrotron (Máy gia tốc điện tử quay vòng của Đức) ở Đức. Từ năm 1969, ông làm giáo sư ở Học viện Công nghệ Massachusetts.
Đặc biệt, năm 1976, Đinh Triệu Trung được trao Giải Nobel Vật lý chung với Burton Richter của Stanford Linear Accelerator Center, cho công trình phát hiện hạt hạ nguyên tử meson J/. Khi ấy, ông đã gọi điện báo tin vui cho bố và mong muốn bố có thể sang Thuỵ Điển chứng kiến bước ngoặt này của mình. Đinh Triệu Trung đã thuyết phục mãi vì bố ông sợ chi phí đắt đỏ, không muốn con trai tốn kém. Sau đó, bố ông đã đồng ý sang nhận giải cùng con trai. Chỉ có điều, mẹ của Đinh Triệu Trung, bà Vương Tuyển Anh, đã mất nên không thể cùng chúc mừng con.
Xin cảnh sát bắt vì không dạy nổi con học: Vui và thật...
Tôi vẫn luôn khuyên phụ huynh rằng chúng ta muốn nuôi dạy con tốt phải giảm kỳ vọng và tăng kỳ công.
Chuyện dạy con học từ trước đến nay vẫn luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Có những phụ huynh không giữ được kiên nhẫn, bình tĩnh đã đánh mắng con, bên cạnh đó cũng có những phụ huynh lại chọn cách giải tỏa khác để kiềm chế khi dạy con.
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Tùng Lâm -Chủ tịch hội đồng giáo dục, nguyên hiệu trưởng đầu tiên của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nói: "Câu chuyện phụ huynh bất lực với con cái là câu chuyện rất bình thường. Khi gặp vấn đề này, phụ huynh nên tìm thầy cô hoặc những người có chuyên môn, phương pháp để tư vấn.
Có lẽ vấn đề là phụ huynh phải tìm hiểu từ gốc, đặc biệt là tính cách con cái để hiểu xem con mình là người thế nào. Từ đó, mới mong sẽ có cách giáo dục phù hợp. Nếu phụ huynh giáo dục con cái theo quán tính sẽ không thu được kết quả cao.
Trên thực tế, thời đại hiện nay, con cái có những nhận định và lý luận riêng của mình. Thậm chí có những cháu sẵn sàng bỏ đi để bảo vệ luận điểm của nó. Vậy nên phụ huynh phải hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của từng đứa trẻ để tìm một phương pháp giáo dục phù hợp. Rất không nên mỗi khi bị áp lực chuyện dạy con bị dồn nén lại phải tìm cách giải toả, đến mức ra đường nằm ăn vạ cảnh sát, mong cảnh sát bắt giữ mình vì dạy con không được như một phụ huynh ở Trung Quốc vừa qua.
"Việc bố mẹ ra đường muốn cảnh sát bắt vì không dạy được con không những không giải quyết được những vấn đề của bản thân mà thậm chí có những người con khi chứng kiến chưa chắc chúng đã quan tâm, thương hại mà mặc kệ chính bố mẹ chúng", thầy Lâm nói thẳng.
Những ảnh vui về chuyện dạy con được lan truyền trên mạng.
Nói về nguyên nhân dẫn tới tình trạng phụ huynh thường bất lực khi dạy con cái học hành, thầy Nguyễn Tùng Lâm nhận định: "Chuyện bố mẹ thương con và kỳ vọng vào con là rất lớn tuy nhiên việc này phải phù hợp với từng đứa trẻ.
Bố mẹ không nên mang áp đặt của bố mẹ với chính con cái của mình. Trong việc dạy con cũng có những nguyên tắc nhất định, đó là bố mẹ không được dọa nạt con.
Nếu muốn không xảy ra những bất lực trong dạy con, ngoài việc tìm được người có chuyên môn hướng dẫn phương pháp dạy cho phù hợp thì bậc phụ huynh cũng cần phải giảm kỳ vọng vào con của mình đi.
Không nên áp đặt những kỳ vọng của chính bản thân người lớn để buộc con phải tốt bởi mỗi đứa trẻ có những sự nhận thức khác nhau, có đứa trẻ nghe lời và cũng có những đứa trẻ ngược lại. Tôi vẫn luôn khuyên phụ huynh rằng chúng ta muốn nuôi dạy con tốt phải giảm kỳ vọng và tăng kỳ công.
Mỗi phụ huynh phải mất nhiều công để thuyết phục con, không phải lấy quyền bố mẹ của mình ra và muốn làm gì thì làm. Trước khi áp đặt kỳ vọng của mình vào con thì phải xem kỳ vọng đó có hợp lý với con của mình không. Nếu không phải vứt đi và tìm một phương pháp giáo dục khác".
Giáo dục không phạt: Nếu còn chạy theo thành tích, lợi ích... Muốn một nền giáo dục không phạt, trước tiên phải thay đổi quan điểm, phải hướng tới một nền giáo dục hạnh phúc, không nặng thành tích.... Khi giáo dục chạy theo thương mại Quan điểm giáo dục "bằng khuyên nhủ không phạt đang dần hủy hoại trẻ" của một chuyên gia giáo dục đang gây nhiều tranh cãi. Theo lập luận của...