Đừng chủ quan với dị ứng, chúng có thể dẫn đến những chứng bệnh tồi tệ!
Xã hội ngày càng hiện đại đi kèm với ô nhiễm, thói quen ăn uống không lành mạnh, lười tập thể dục và lạm dụng thuốc kháng sinh đang thúc đẩy tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Cảm giác lo lắng, đầy hơi, trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi hoặc đau đầu mãn tính đều có thể bắt nguồn từ nguyên nhân đơn giản nhưng khó xác định: Dị ứng. Thậm chí, tăng cân còn liên quan tới phản ứng của cơ thể với một số hóa chất trong môi trường xung quanh.
Nguyên nhân nào gây dị ứng?
Leo Galland, tiến sĩ kiêm tác giả của cuốn sách “The Allergy Solution: The Surprising Hidden Truth about Why You Are Sick and How to Get Well” đã chỉ ra, 30 triệu người Mỹ và hơn một tỷ người trên toàn thế giới thực sự không biết bản thân đang mắc dị ứng.
Dị ứng có thể là nguyên nhân đằng sau các triệu chứng mãn tính vốn thay đổi thất thường và tình trạng viêm trong cơ thể. Theo tiến sĩ Leo: “Chúng càng tác động tới cơ thể trong thời gian dài thì khả năng mắc dị ứng càng cao”.
James Baker, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Food Allergy Research and Education (FARE) giải thích, 100 năm trước, hầu như không có ai mắc dị ứng nhưng ngày nay có nhiều yếu tố môi trường lẫn bên trong góp phần gây nên tình trạng này. Tiêu thụ thực phẩm, tiếp xúc với hóa chất và không khí ô nhiễm đều là những thách thức không nhỏ tới hệ miễn dịch. Dù vậy, nếu biết cách hạn chế hoặc phòng tránh các tác nhân này, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát dị ứng và có được một cơ thể khỏe mạnh.
Làm cách nào để phòng chống dị ứng?
Dưới đây là 4 thay đổi về lối sống bạn có thể thực hiện ngay bây giờ nhằm giảm bớt hoặc ngăn ngừa tình trạng dị ứng:
Video đang HOT
Bổ sung flavonoid: Hãy lựa chọn các loại trái cây, rau củ và gia vị nhà bếp có màu sắc rực rỡ, đặc biệt là dâu tây, mùi tây và các đồ uống như trà ô long. Đây là những thực phẩm sở hữu nhiều chất dinh dưỡng có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch.
Hãy lựa chọn các loại trái cây, rau củ và gia vị nhà bếp có màu sắc rực rỡ để bổ sung nguồn flavonoid dồi dào.
Kiểm tra quần áo: Đừng ngại ngần loại bỏ những chiếc quần bó chẽn và áo ngực bó sát vì chúng đều cản trở khả năng thoát mồ hôi tự nhiên của cơ thể. Quần áo có mùi sau khi tập luyện do vi khuẩn tác động tới da. Lựa chọn quần áo thoáng mát và được làm bằng vải sợi tự nhiên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này. Hơn nữa, triclosan, một chất kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại xà phòng và dầu gội đầu, cũng có thể ảnh hưởng tới một số người sở hữu làn da nhạy cảm.
Làm sạch nhà cửa: Không chỉ thực phẩm, môi trường xung quanh cũng là yếu tố quan trọng góp phần gây dị ứng. Vệ sinh nhà ở thường xuyên có thể ngăn ngừa các tác nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những yếu tố môi trường gây dị ứng nguy hiểm nhất là nấm mốc. Tiến sĩ Leo cho biết, bệnh mãn tính này thực sự trở nên trầm trọng hơn khi bạn tiếp xúc với nấm mốc. Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn, ga trải giường, làm sạch các khu vực ẩm thấp và loại bỏ nấm mốc triệt để.
Không chỉ thực phẩm, môi trường xung quanh cũng là yếu tố quan trọng góp phần gây dị ứng.
Thanh lọc toàn diện: Trong cuốn sách “The Allergy Solution”, tiến sĩ Leo đã đề cập đến các phương pháp thanh lọc nhằm loại bỏ thực phẩm dễ gây dị ứng như lúa mì, đậu nành, sữa, ngô, đồ ăn lên men và trứng. Việc áp dụng chế độ ăn có kết hợp rau, trái cây, gia vị, thảo mộc và trà giúp nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời tăng cường các chất dinh dưỡng thúc đẩy chức năng miễn dịch như flavonoid, axit folic và vitamin A.
Hãy lưu ý đây chỉ là những bước ban đầu và mọi người nên luôn luôn kiểm tra toàn diện cơ thể nhằm xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Về cơ bản, dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các chất bên ngoài môi trường. Cliff Bassett, bác sĩ y khoa kiêm người sáng lập tổ chức Allergy and Asthma Care tại New York cho biết, chỉ cần tìm ra nguyên nhân, tình trạng này có thể dễ dàng được giải quyết.
Theo Helino
Không khí đã ô nhiễm giờ còn trở lạnh, hãy cẩn thận kẻo mắc viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng diễn biến thường khó lường, nhất là ở thời điểm giao mùa khi thời tiết chuyển lạnh. Bạn có thể phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách giữ ấm, uống nhiều nước và vệ sinh mũi thường xuyên
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến hiện nay, nhất là khi đang có sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát. Do đóp, việc phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cần được thực hiện bằng các thói quen mỗi ngày.
Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Một số trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây mất khứu giác, người bệnh không thể ngửi thấy mùi hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.
Theo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, thời tiết chuyển lạnh cùng với không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Do đó, việc thực hiện những phương pháp phòng tránh ngay từ sớm là rất cần thiết.
1. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể ngoài việc giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng mà còn bảo vệ bạn khỏi nhiều căn bệnh vào mùa lạnh khác như viêm đường hô hấp, viêm họng, đau đầu...
Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt ở những khu vực như cổ, ngực và mũi. Mọi người cũng nên mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn, tay đi găng, chân đi tất... và không nên tắm nước lạnh. Đối với những người phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm, cần lưu ý nhiều hơn vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột để ngăn tổn thương, khô niêm mạc mũi xoang. Để ứng phó với trường hợp này, hãy làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng. Xoa đều tay đồng thời tập thở ra hít vào, thực hiện động tác trên từ 3 - 5 phút.
2. Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng
Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng cũng là một thói quen giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng. Trong không khí có chứa rất nhiều tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất...
Chính vì vậy, tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này sẽ góp phần phòng tránh viêm mũi dị ứng. Hãy sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc khi đi ra ngoài đường, tham gia giao thông.
3. Vệ sinh vùng tai mũi họng
Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng tai, mũi, họng thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh tồn tại và phát triển. Vì vậy, hãy đánh răng hằng ngày trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn. Súc miệng và xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài việc giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng, việc vệ sinh tai mũi họng hàng ngày cũng giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ đường hô hấp và vòm họng.
4. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một chú ý quan trọng. Bổ sung nhiều nước sẽ làm loãng các chất nhầy, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn. Từ đó, các chất nhầy này có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây bệnh viêm mũi dị ứng.
5. Những lưu ý với người bệnh viêm mũi dị ứng khi thời tiết trở lạnh
Trong trường hợp bị bệnh viêm mũi dị ứng nặng, cần phải đi khám và điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh vì như vậy sẽ khiến bệnh có khả năng tăng lên và gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như xông hơi bằng tinh dầu, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa vitamin C. Những phương pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng thường rất đơn giản, khuyến khích nên áp dụng thường ngày, nhất là vệ sinh mũi và uống nhiều nước.
Theo Helino
Ung thư gan 'sát tận cửa' nếu người bạn có những dấu hiệu này Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo gan của bạn bị nhiễm độc, hoặc là dấu hiệu của ung thư gan nhưng thường rất ít người nhận ra được ở giai đoạn sớm. Gan có chức năng hàng đầu là loại bỏ chất độc hại. Nếu không có gan thì cơ thể sẽ dễ dàng bị nhiễm độc và mắc các bệnh. Thế...