Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn
Đau tinh hoàn là những biểu hiện bất thường hay gặp ở nam giới. Những cơn đau ở mức độ nào cũng cần được khống chế để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn
Hiện tượng đau tinh hoàn có thê là cảnh báo nguy hiểm ảnh hường đến hệ thống cơ quan sinh sản. Chứng đau tinh hoàn gây cho nam giới những bực bội ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày.
Nhận biết các bệnh lý khi bị đau tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của ống cuộn (mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn và mang tinh trùng. Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn. Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn..
Viêm mào tinh hoàn thường được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc do một căn bệnh qua đường tình dục (STD), chẳng hạn như bệnh lậu hay chlamydia. Trong một số trường hợp, tinh hoàn cũng có thể bị viêm, một tình trạng gọi là epididymo – orchitis.
Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Ảnh minh họa
Xoắn tinh hoàn
Video đang HOT
Đây là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.
Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu, do hoạt động thể chất và khi ngủ. Các triệu chứng như sau: cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường. Khi chạm vào tinh hoàn cảm giác đau rõ hơn. Trong lúc ngủ mà tinh hoàn bị đau dữ dội thì đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh xoắn tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là kiểu đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.
Đau tinh hoàn do bị chấn thương
Một cú đấm hay đạp trực tiếp vào bìu, hoặc một va chạm bất ngờ vào hạ bộ sẽ gây chấn thương tinh hoàn và mang tới những cơn đau đớn tột bậc cho chủ nhân. Đau tinh hoàn cũng có thể do những hành động quá mạnh bạo trong khi quan hệ tình dục, tư thế không phù hợp. Những người thường xuyên phải di chuyển nhiều (lái xe hoặc ngồi sau xe), nhất là đi xe đạp trong một thời gian dài hay trên những địa hình không bằng phẳng có thể bị đau tinh hoàn.
Giải pháp khi đau tinh hoàn
Ngay khi nam giới nhận thấy cơ quan sinh dục nam gặp phải một số triệu chứng bất thường, bị đau tinh hoàn bên phải hoặc đau nhức tinh hoàn trái, cần chủ động đi khám ngay tuyệt đối không được chủ quan hay tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.
Khi bị đau tinh hoàn, nam giới không nên làm việc nặng nhọc, hoặc phải gắng sức, dừng hẳn việc chơi thể thao. Cần theo dõi cơn đau giảm dần hay tăng dần theo thời gian.
Nếu chỉ đau trong thời gian ngắn và cơn đau không lặp lại thì không đáng lo. Nhưng cơn đau tăng hoặc đau âm ỉ và lặp đi lặp lại thì cần chủ động tới gặp bác sĩ nam khoa để được điều trị kịp thời.
Điều trị đau buốt tinh hoàn không khó khăn, chỉ cần điều trị đúng phương pháp, theo liệu trình điều trị của bác sĩ nam khoa sẽ khắc phục được tổn thương tinh hoàn, đảm bảo chức năng sinh lý của bệnh nhân được hồi phục như bình thường.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới cần vận động nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao vừa sức. Khi mới chơi thể thao, không nên chơi ngay các môn đòi hỏi nhiều thể lực, mà phải lượng sức dần. Cần tránh mọi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương cho cơ thể nhất là vùng hạ bộ.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây hiếm muộn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn, là sự nở rộng của các tĩnh mạch bên trong bìu.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra nhất ở nam giới bắt đầu từ độ tuổi thanh thiếu niên trở lên.
Cơ chế gây bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn mạch thừng tinh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường chiếm đến 80%, do tĩnh mạch ở đây chịu áp lực lớn hơn bên phải. Cơ chế bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự suy yếu hệ thống van tĩnh mạch, dẫn đến trào ngược máu tĩnh mạch từ hệ thống tĩnh mạch chủ vào hệ thống tĩnh mạch sinh dục (tĩnh mạch tinh), làm giãn thành búi các đám rối tĩnh mạch tinh ở vùng bẹn, bìu.
Đám rối tĩnh mạch tinh giãn, gây ứ trệ máu làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn dẫn đến sự hủy hoại tinh trùng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày mà còn có nguy cơ gây vô sinh nếu không được chữa trị. Theo thống kê mới đây, có đến 40% nam giới vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
Nguyên nhân trực tiếp của giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay còn đang được nghiên cứu, do vậy bệnh được xếp vào nhóm tự phát. Có một số giả thuyết về nguyên nhân như: suy van tĩnh mạch, bất thường vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng, mọi nguyên nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng (khối u vùng tiểu khung, sau phúc mạc)...
Hình ảnh tĩnh mạch thừng tinh.
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có biểu hiện lâm sàng, phần lớn các trường hợp bệnh nhân đến khám vì lý do vô sinh sau đó tình cờ phát hiện ra giãn tĩnh mạch thừng tinh. Giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau tinh hoàn, sờ thấy các búi tĩnh mạch giãn ở bìu. Khoảng 80-90% các trường hợp có giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm gia tăng nhiệt độ ở bìu, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của tinh trùng, cũng như độ di động và/hoặc hình dạng của tinh trùng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh trùng. Mặt khác, các van máu trong các tĩnh mạch tinh hoàn bị tổn thương từ giãn tĩnh mạch thường tinh khiến các tinh hoàn co lại và mềm.
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh kinh điển là phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở. Không phải tất cả bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần được phẫu thuật. Thường chỉ phẫu thuật đối với các trường hợp điển hình (độ III) kèm theo có đau, tức bìu kéo dài.
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến là phẫu thuật. Ảnh minh họa
Hiện nay, với sự tiến bộ của điện quang can thiệp, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng can thiệp nội mạch ngày càng được phổ biến rộng rãi và dần thay thế phương pháp điều trị phẫu thuật do tính chất xâm nhập tối thiểu, hiệu qủa cao.
Ngoài phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng như một số loại thuốc hỗ trợ nội tiết, kẽm, các chất chống oxy hóa, những thuốc có vitamin E, A, C...
Chủ quan vì đã uống thuốc ngừa HIV, người đàn ông mắc bệnh tình dục Anh N.T.H (29 tuổi, ngụ tại quận 3, TP.HCM) đi khám nam khoa với các triệu chứng sốt, tiểu nóng rát, lỗ tiểu sưng đỏ và chảy dịch mủ vàng. Khai thác bệnh sử, anh H. cho biết mình là người đồng tính nam, có mối quan hệ phức tạp và thường xuyên giải quyết "nhu cầu tình dục" với những người quen...