Đừng chọn sai nghề để rồi tiếc nuối
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc học sinh chọn sai nghề để rồi tiếc nuối.
Đây là một trong những lý do chọn sai ngành thường gặp của giới trẻ hiện nay.
Chọn theo ngành HOT
Lý do này không phải là chuyện hiếm gặp đối với nhiều bạn trẻ. Đôi khi, nghe tên ngành học thấy “có tên tuổi” nên đăng ký.
Nguyễn Minh Hùng, sinh viên năm thứ hai trường ĐH Thương Mại chia sẻ: “Năm lớp 12, em vẫn chưa biết nên chọn học ngành gì. Sau đó, em đăng ký vào Quản trị Kinh doanh vì nghe tên ngành liên quan đến kinh tế. Phải cố gắng lắm, em mới đủ điểm đỗ vào trường. Thế nhưng, ngành học này khác so với những gì em tưởng tượng. Vốn đã nghĩ đây là ngành sau này sẽ làm quản lý ở các doanh nghiệp nhưng thực tế không phải như vậy. Điều này khiến em bất ngờ nhưng vẫn cố để học tiếp”.
Thạc sĩ Phạm Nhật Huy Thông – Cán bộ quản lý kế hoạch làm việc tại Đan mạch đã có nhiều năm liền lên kế hoạch sản xuất và phân tích nhu cầu khách hàng cho công ty. Ông cũng là người có kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia như Singapore, Hong Kong.
Về vấn đề chọn nghề học theo ngành hot, thạc sĩ Phạm Nhật Huy Thông chia sẻ: Tại Việt Nam, có vô vàn ngành nghề khác nhau cho bạn lựa chọn. Hãy xác định nghề yêu thích rồi tìm hiểu thật kỹ xem nghề đó cụ thể là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, làm về lĩnh vực gì, mức lương, phẩm chất cần có, mong muốn của nhà tuyển dụng…
Các bạn trẻ cũng cần nhớ rằng học nghề ở Đại học mất ít nhất là 4 năm. Trong quãng thời gian này, ngành học có thể đang hot. Nhưng sau khi bạn ra trường, số lượng người học ngành này quá lớn khiến thừa nhân lực. Như vậy, thời điểm đó, bạn có khả năng rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, cần lưu ý trong bước chọn nghề, chính là tiềm năng của ngành đó trong nhiều năm tới.
Video đang HOT
Chọn nghề do bạn bè rủ rê
Học sinh Nguyễn Phương Lan – Trường THPT Tây Hồ (HN) chia sẻ: “Bạn thân của em đã dự định học ngành Báo chí. Trong khi em vẫn đang băn khoăn thì bạn em động viên cùng thi vào trường để được học với nhau. Em thấy cũng hợp lý và sau này cũng sẽ đăng ký vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.
Chọn nghề theo bạn bè rủ rê là một trong những nguyên nhân dẫn đến chán nản vì cảm thấy học không đúng sở trường của bản thân.
Thạc sĩ Phạm Nhật Huy Thông cho rằng: “Mỗi tính cách sẽ phù hơp với một số ngành nghề nhất định. Nếu chọn trái ngược với tính cách mình, khó để cảm thấy hứng thú và gắn bó với chúng lâu dài được. Chẳng hạn bạn là một người năng động, hoạt bát thì sẽ rất khó thích nghi với những nghề mang tính ổn định như bảo tàng, thư viện,….
Nhiều người vẫn quyết tâm theo đến cùng vì một số lý do nào đó như không muốn thi lại, ngại chuyển ngành khác, tiếc thời gian và kinh phí đã bỏ ra,…Thế nhưng, hầu hết đều cảm thấy luôn phải gồng lên, phải cố gắng hơn so với những người khác. Lâu dần chính bạn muốn bỏ cuộc dẫn đến nhảy việc, thất nghiệp,…
Vì vậy, khi nghe lý do chọn nghề theo lời bạn rủ rê đã phần nào thấy được tương lai của bản thân. Chỉ cần hiểu được bản thân muốn gì, có thế mạnh gì, rồi tìm hiểu các kênh thông tin thì sẽ không có những lý do chọn nghề “giời ơi đất hỡi” như thế này.
Chọn theo nguyện vọng của bố mẹ
Đây cũng là lý do chọn nghề của không ít bạn trẻ. Theo truyền thống gia đình hoặc vì định hướng của bố mẹ, các bạn chấp nhận học nhưng không có hứng thú.
Cha mẹ luôn muốn tốt cho con cái. Tuy nhiên, trong việc chọn lựa ngành học, chính là tương lai của chính bản thân mình. Mỗi người cần cởi mở, chia sẻ mong muốn của bản thân với người xung quanh. Chỉ khi bạn nói ra, cha mẹ mới hiểu và định hướng đúng đắn cho con.
Thạc sĩ Phạm Nhật Huy Thông cho biết: “Thông thường, truyền thống gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của các thế hệ sau. Tuy nhiên, nếu không phù hợp, không đúng sở trường, sở thích thì cho dù được sắp đặt cũng rất khó có cơ hội thành công với nghề. Nhiều người thành công hầu hết đều yêu thích công việc họ đang làm. Nhiều người đã vì gia đình để học một ngành nào đó nhưng cuối cùng vẫn phải từ bỏ để theo đúng với mong muốn của bản thân. Không phải những ý kiến cha mẹ đưa ra đều phản bác lại, mà cần có sự tham khảo, trao đổi. Qua đó, bạn sẽ hiểu chính mình hơn”.
Hàng nghìn học sinh THPT chuyên Sơn La được truyền cảm hứng chọn nghề từ các sinh viên 'top đầu'
Hàng nghìn học sinh khối 12 Trường THPT chuyên Sơn La đã được truyền cảm hứng, sự tự tin cho việc chọn trường, chọn nghề trong tương lai từ các anh chị đi trước - những sinh viên của các trường đại học hàng đầu cả nước.
Chọn cách tiếp cận các em học sinh bằng hình thức tư vấn 1:1 và sử dụng nền tảng công nghệ như Zoom, Facebook, những sinh viên các trường đại học hàng đầu của Bách Khoa, Ngoại Thương, Kinh Tế Quốc Dân, Y Hà Nội... đã giải đáp nhanh gọn, truyền cảm hứng và sự tự tin cho các em học sinh khối 12 trường THPT Chuyên Sơn La vào ngày 12/3.
Đây là chương trình "Chuyên Sơn La - Người Dẫn Đường CSL-NDĐ 2022" do các cựu học sinh PTTH Chuyên Sơn La phối hợp với BTV Đoàn Trường THPT Chuyên Sơn La tổ chức với các tư vấn viên (Mentor) là những sinh viên, du học sinh ưu tú tại các trường đại học trong nước và quốc tế và đồng thời cũng là những cựu học sinh PTTH Chuyên Sơn La.
BTC chương trình Chuyên Sơn La - Người Dẫn Đường là các cựu học sinh.
Hằng năm, chương trình được tổ chức tại THPT Chuyên Sơn La. Năm 2022, do điều kiện "bình thường mới", Hội thảo được tổ chức tại đầu cầu Hà Nội và trực tuyến với đầu cầu tại Sơn La.
Em Lê Diệu Hà, Trưởng BTC chương trình (sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương) cho biết, trước cách cửa chọn trường, nhiều bạn học sinh phân vân vẫn chưa biết làm gì kế tiếp, chưa biết định hướng tương lai ra sao, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lộ trình tương lai của các bạn.
Do đó, Mentor - những người đã trải qua giai đoạn này giúp các bạn học sinh định hướng chính xác những gì phù hợp với mỗi người, giúp các bạn bớt đi sự loay hoay trong việc chọn trường, chọn nghề. Đây cũng là mục đích hướng đến của chương trình.
Hà cũng cho biết thêm: "Mentor chủ yếu là các bạn sinh viên, nhưng bọn em cũng nhận được sự hỗ trợ từ các anh chị hiện đã đi làm tại nhiều tổ chức lớn và một số anh, chị du học sinh từng học tại Trường THPT Chuyên Sơn La".
Ghi nhận tại chương trình, các em học sinh thảo luận với Mentor của mình gần gũi, thân thiện và nhận được sự tư vấn tận tình, truyền kinh nghiệm, cảm hứng và sự tự tin.
Chương trình được tổ chức từ 2017. Theo sát và ủng hộ chương trình là những thầy, cô giáo tại Trường THPT chuyên Sơn La.
Nhà giáo Trần La Giang, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Tôi tin rằng, ngoài sự giáo dục nghiêm khắc từ thầy cô, tình yêu và sự động viên hướng dẫn từ những thế hệ anh, chị đi trước sẽ giúp các em học sinh đạt được thành công tốt hơn trong lộ trình học tập và nghề nghiệp của bản thân.
Chương trình được tổ chức bài bản và lan tỏa, tôi cảm nhận được tâm huyết, tư tưởng và tầm nhìn. Mỗi một thầy cô tại Trường THPT Chuyên Sơn La đã được cho đi và nhận lại tại mỗi một học sinh trưởng thành từ mái trường của mình.
Đây là một minh chứng khẳng định những giá trị truyền thống nhân văn, trách nhiệm, trí tuệ, sáng tạo và tự tôn của mỗi thế hệ học sinh trưởng thành từ Trường THPT Chuyên Sơn La".
Trước đó, chương trình sử dụng facebook làm kênh giao tiếp với học sinh và nhận được gần 5.000 lượt theo dõi, sử dụng hình thức infographic kết hợp thân thiện giữa hình ảnh và thông tin. Mỗi bài viết hướng dẫn về ngành, nghề hoặc, chiến lược ôn bài, chiến thuật học tập hiệu quả... hoặc đơn giản là chia sẻ về tình hình chung của học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đạt hàng nghìn lượt tiếp cận và nhiều lượt chia sẻ.
Riêng buổi tư vấn trực tiếp vào ngày 12/3 qua nền tảng Zoom đã có gần 1.000 bạn học sinh tham gia. Chương trình cũng trao 10 học bổng cho 10 học sinh Trường THPT Chuyên Sơn La có thành tích xuất sắc, mỗi học bổng trị giá 1 triệu đồng.
Ngày Xuân và câu chuyện hướng nghiệp, chọn nghề Hướng nghiệp, chọn con đường học tập, lao động sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở hay Trung học phổ thông như thế nào cho phù hợp là câu chuyện không mới. Nhưng, vẫn còn không ít trăn trở, băn khoăn không chỉ với mỗi học sinh mà còn với các phụ huynh và cộng đồng. Phụ huynh và học sinh tham...