Đừng chỉ chăm chăm làm việc, 5 cách đơn giản đến kỳ lạ này giúp bạn làm việc thông minh
Chăm chỉ là một trong những yếu tố làm nên thành công song nếu chỉ chăm chỉ thôi thì chưa đủ. Điều này cũng giống như nỗ lực rất quan trọng song sẽ tốt hơn khi bạn biết đặt nỗ lực đúng chỗ. 5 cách đơn giản này sẽ giúp bạn nâng cao năng suất, làm việc thông minh.
Thời gian mỗi người là có hạn, bởi vậy hãy làm việc thông minh thay vì chỉ làm việc chăm chỉ. Có thể bạn không biết, có những thay đổi tưởng chừng nhỏ và đơn giản song có thể đem lại hiệu quả lớn, giúp bạn làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Hãy cùng điểm qua 5 cách cực kỳ đơn giản để cải thiện năng suất của bạn ngay ngày hôm nay!
1. Đặt điện thoại thông minh của bạn sang 1 bên
Bạn chắc hẳn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh và không thể phủ nhận những điều tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên cần phải biết rằng đó cũng là nguồn gây mất tập trung lớn nhất, “kẻ thù” số một đối với năng suất làm việc của bạn.
Trên thực tế, hầu hết các ứng dụng mà chúng ta hay sử dụng được thiết kế nhằm nâng cao sự thu hút, chú ý của người dùng. Khi bạn lướt qua Instagram, bấm F5 email hay xem video trên YouTube, dopamine được giải phóng khiến bạn cảm thấy như mình đạt được một phần thưởng.
Nói cách khác, bộ não của bạn muốn bạn lặp lại hành vi này vì nó mong đợi được thưởng dopamine mỗi khi sử dụng điện thoại thông minh. Đây chính là lý do tại sao điện thoại thông minh và các phương tiện truyền thông xã hội lại “gây nghiện” đến vậy. Đó cũng là lý do chúng trở thành thứ gây phân tâm lớn đối với chúng ta.
Bạn có thể cố gắng chống lại ham muốn kiểm tra điện thoại thông minh của mình nhưng điều này chỉ khiến ý chí cũng như năng lượng quý giá của bạn bị tiêu hao, khiến chất lượng làm việc bị ảnh hưởng. Do đó, khi làm những công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ, hãy cất điện thoại thông minh của bạn sang một bên, cài đặt ở chế độ máy bay và để chúng ra khỏi tầm nhìn.
Chỉ với một thao tác đơn giản, bạn sẽ không còn phải tốn thời gian quý báu và sự chú ý vào những điều phiền nhiễu. Thay vào đó, bạn có thể hướng các nguồn lực của mình để tập trung vào hoạt động thực sự quan trọng. Một lời khuyên hữu ích dành cho tất cả mọi người là hãy dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày để làm việc mà không kiểm tra điện thoại của mình.
2. Đặt ra 1-3 mục tiêu hàng ngày
Đặt ra mục tiêu hàng ngày rất quan trọng đối với năng suất của bạn. Thông thường, chúng ta biết về những gì mình muốn đạt được ở đâu đó xa trong tương lai nhưng lại thất bại trong việc thực hiện những thay đổi có ý nghĩa trong hiện tại vì thiếu đi sự rõ ràng về việc hôm nay mình cần làm gì. Nếu không có những bước thực hiện ngay trong hiện tại, bạn sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu trong tương lai.
Khi suy nghĩ thiếu đi sự rõ ràng, bạn sẽ dễ lãng phí nhiều thời gian hơn, bắt đầu ngày mới với những nhiệm vụ, dự án ít quan trọng như một sự trì hoãn. Điều này có thể khiến bạn thấy mình cũng làm việc năng suất khi giải quyết được công việc nhưng thực tế không phải vậy.
Video đang HOT
Hãy đặt ra 1-3 mục tiêu mỗi ngày vào ngay đầu ngày làm việc hoặc từ tối hôm trước. Bằng cách này, bạn sẽ hoàn toàn rõ ràng về những ưu tiên mình cần hoàn thành trong ngày hôm nay. Bạn biết đâu là nhiệm vụ cần tập trung trước, đâu là việc có thể xếp ưu tiên sau.
Một mẹo nhỏ nữa để bạn tăng hiệu quả làm việc chính là thực hiện các mục tiêu quan trọng nhất vào đầu ngày. Trước hết, những nguồn lực tinh thần quý giá như ý chí, tư duy sáng tạo và khả năng tập trung nên được dùng để tận dụng để giải quyết các công việc “khó nhằn” vào buổi sáng, tránh để cuối ngày khó tập trung, cạn kiệt năng lượng. Thêm nữa, nếu thực hiện vào khoảng thời gian cuối ngày, bạn sẽ dễ tự thuyết phục bản thân rằng sẽ tốt hơn khi mình hoãn sang ngày mai, dừng lại việc hôm nay ở đây. Càng đợi lâu để giải quyết các ưu tiên của mình, những lời bào chữa này sẽ ngày càng trở nên thuyết phục hơn với bạn.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước có lẽ là một trong những cách dễ nhất để cải thiện năng suất của bạn. Trên thực tế, không uống đủ nước sẽ dẫn bạn đến cảm giác uể oải và mất tập trung, gây tác động tiêu cực đến năng suất làm việc.
Chúng ta cần mức năng lượng cao để làm việc với sự say mê, năng suất. Khi thiếu đi những cảm xúc đó, việc ngồi xuống và làm việc thật tập trung sẽ khó hơn rất nhiều.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy thiếu năng lượng, hãy nghĩ đến việc có thể là do bạn đã không uống đủ nước. Hãy đặt mục tiêu uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể chuẩn bị những chai nước to hoặc cốc nước có hình thù đẹp ở văn phòng để tích cực uống nước hơn.
4. Khai phá tâm trí của bản thân
Khi tâm trí bạn hỗn độn trong mớ bòng bong, bạn sẽ không thể tập trung sâu vào công việc. Sự chú ý của bạn sẽ bị mất đi mỗi khi bạn nghĩ đến những việc vẫn cần phải làm hoặc những vấn đề mà bạn đang lo lắng.
Ngược lại, khi tâm trí bạn thoải mái, bạn sẽ dễ dàng tập trung tốt hơn vào công việc của mình, có những khoảng trống để suy nghĩ vẫn đề một cách sâu sắc hơn, tìm ra những phương án xử lý đột phá, sáng tạo.
Đó là lý do vì sao bạn được khuyên nên có cho mình một cuốn nhật ký nhỏ. hãy viết ra những suy nghĩ đang đè nén bạn cũng như những việc cần phải làm thay vì giữ hết chúng trong đầu. Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản và không tốn thời gian, bạn đã có thể giúp bản thân nhanh chóng tập trung vào công việc, hướng toàn bộ sự chú ý cũng như năng lượng để làm việc hiệu quả nhất.
5. Suy ngẫm và đánh giá một ngày của bạn
Một trong những thói quen để tăng năng suất rất đơn giản mà hiệu quả chính là xem xét lại ngày hay tuần làm việc của chính mình. Bằng cách nhìn nhận lại về điều mình đã làm tốt, điều mình làm chưa tốt, bạn có thể sắp xếp quy trình làm việc của mình hợp lý hơn và đưa ra được những phân tích đâu là hoạt động mình nên tập trung để tối ưu hiệu quả.
Chỉ cần dành một vài phút để suy ngẫm về hành động, kết quả và bài học kinh nghiệm của mình, bạn sẽ phải bất ngờ về chính những điều bản thân thu nhận được. Cần nhớ rằng, đôi khi, cách để đạt năng suất cao hơn không phải là làm nhiều hơn mà là dành một chút thời gian để đứng yên và suy ngẫm.
Hầu hết chúng ta không phân tích hành vi của chính mình và đó là lý do chúng ta để những “điểm mù” tiếp tục cản trở năng suất, sự tập trung và thành công. Tự nhận thức chính là chìa khóa ở đây. Hãy dành vài phút mỗi ngày để xem xét lại một ngày của bạn, rút ra những điều mình đã làm được và bài học kinh nghiệm quý báu cho một ngày làm việc hiệu quả và tập trung hơn vào ngày mai.
Không ăn cơm có tác hại gì?
Cơm gạo trắng vốn được coi là một thực phẩm không lành mạnh bởi chứa ít dinh dưỡng và nhiều carb. Tuy nhiên với một số trường hợp, không ăn cơm có tác hại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Không ăn cơm, loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn là phương pháp ăn kiêng của nhiều chị em hiện nay. Vậy nhưng theo các chuyên gia, bác sĩ, việc kiêng hoàn toàn toàn tinh bột có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, làm suy giảm trí nhớ và gây ra một số tình trạng không tốt đối với sức khỏe.
Không ăn cơm có tác hại gì?
1. Không ăn cơm gây suy giảm trí nhớ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (bộ môn thần kinh, Học viện Quân y 103) cho biết, hiện nay nhiều người coi các thực phẩm nhiều bột đường như cơm, mì,... là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm.
Chất bột đường (glucid/carbohydrat/glucose) là chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần. Một gam carbohydrat cung cấp 4kcal năng lượng. Nó cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.
Đặc biệt, các glucid, glucose là chất đốt của não bộ, là nhiên liệu giúp não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Với trọng lượng 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 calo, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày.
Não bộ cần một lượng đường lớn để hoạt động - 20% lượng đường dung nạp vào cơ thể. Nó cũng là chất cần thiết để cơ thể duy trì cường độ vận động, cung cấp năng lượng cho não và cơ bắp.
Không ăn cơm khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một phần tinh bột, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của não. Từ đó gây suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng những loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm để lượng đường trong máu luôn ổn định như ngũ cốc thô, gạo không xát (gạo lứt), bánh mì đen, khoai lang, ngô,...
Ví dụ, khi vận động cơ thể không cung cấp đủ chất bột đường sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng cho cơ bắp và gây ra mệt mỏi. Không những thế, nếu thực phẩm ăn uống hằng ngày thiếu ngũ cốc trong thời gian dài còn làm cho hàm lượng đường máu thấp đi, gây ra chóng mặt, hoa mắt, tim loạn nhịp... Nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết.
Không nên bỏ bữa tối, thay vào đó là ăn nhẹ nhàng nhưng đủ chất để não có thể hoạt động ngay cả khi ta ngủ. Bữa cơm tối ảnh hưởng đến giấc ngủ, trí nhớ và hoạt động của não bộ.
2. Không ăn cơm gây mất ngủ
Nhiều người nghĩ rằng có thể giảm cân bằng cách nhịn ăn bữa tối, thế nhưng đây cũng là quan niệm sai lầm. Bữa cơm tối như đã nói là hết sức quan trọng. Bạn có thể ăn nhẹ nhàng nhưng phải đầy đủ chất để cơ thể hoạt động bình thường.
Không ăn cơm sẽ dễ dàng khiến cơ thể bị thiếu hụt bột đường, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, nhịn ăn buổi tối sẽ khiến cơn đói trở nên cồn cào và bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
Thiếu ngủ khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, khó tập trung vào công việc.
3. Không ăn cơm gây mất tập trung
Tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu để giúp não bộ hoạt động bình thường. Bởi vậy không ăn cơm làm cho bạn thiếu hụt tinh bột, dẫn đến khó tập trung vào học tập, làm việc.
Nếu không ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, chúng ta có khả năng mất trí nhớ. Cụ thể, một số người không ăn những thực phẩm giàu tinh bột trong vòng 1 tuần thì sẽ tổn thương trí nhớ và khả năng nhận thức. Nếu dung nạp chất đường, bột không đủ có thể sẽ làm giảm lượng đường glucose cần thiết để cung cấp cho tế bào não, từ đó ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ và học tập...
4. Không ăn cơm gây hạ đường huyết
Không ăn cơm khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường sẽ khiến bạn đói, dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến bạn choáng váng, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu,...
5. Không ăn cơm khiến cơ thể suy nhược
Không ăn cơm hoặc ăn quá ít cơm có thể khiến cơ thể suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng đối với cơ thể có trong cơm bao gồm các loại: vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie axit... làm sức đề kháng, làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, hạn chế sự phát triển của tế bào, gây mất cân bằng hệ thống thần kinh.
Nhịn ăn cơm, hay bất cứ thứ gì đều không được cho là giải pháp tốt để giảm cân mà ngược lại nó còn gây ra những tác hại xấu về lâu dài như: thiếu máu, giảm trí nhớ, viêm loét dạ dày...
Ăn bao nhiêu cơm là đủ?
Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn cơm trắng một cách vừa phải mà không phải lo lắng về các vấn đề sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi bát cơm có thể tích 250 ml có chứa khoảng 200 - 240 calo. Từ sự đo lường này, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, mỗi người người lớn chỉ cần lượng tinh bột bằng ba bát cơm. Như vậy, một ngày mỗi người chỉ nên ăn không quá ba bát cơm để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tốt nhất không nên loại bỏ hoàn toàn cơm gạo trắng ra khỏi khẩu phần ăn, bạn cũng có thể thay thế cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
Cẩn trọng với những cơn đau đầu vào buổi sáng Cơn đau buốt và nhói đầu có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tập trung cả ngày. Sau một giấc ngủ dài chắc chắn khi tỉnh dậy vào buổi sáng, bạn sẽ thấy khỏe khoắn và tràn đầy sinh khí. Tuy nhiên những cơn đau đầu ập đến, phá hỏng toàn bộ lịch trình trong ngày của bạn. Cơn đau...