Đừng “bức tử” nghĩa thầy trò
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn bắt đầu năm học mới, đã có không ít “sự cố” xảy ra trong mối quan hệ thầy cô giáo và học sinh đó đây, ở nhiều bậc học.
Những câu chuyện không hay diễn ra giữa mùa dịch về ứng xử thầy – trò đã cho thấy nhiều “lỗ hổng” đáng lo ngại trong giáo dục ngày nay.
Một thầy giáo, kiêm MC khá có tiếng đã khiến cộng đồng mạng bất bình khi đăng một email xin nghỉ học của sinh viên với lý do người thân mất lên mạng, cùng với lời nhận định làm cho người đọc cảm thấy sự mỉa mai. Mặc dù theo giảng viên này giải thích, việc đăng tải với lời lẽ như thế là nhằm mong muốn sinh viên cứng cỏi hơn, đối đầu với thử thách trong cuộc sống, nhưng dư luận vẫn cho rằng, việc một giảng viên công khai thư riêng của học sinh, đồng thời không có lời chia buồn mà chỉ trách móc là hành động thiếu chuẩn mực người thầy, thiếu đi sự cảm thông giữa người với người trong trường hợp cụ thể là mất mát của gia đình sinh viên.
Một sự cố khác diễn ra trong giờ học online của sinh viên một trường đại học tại TPHCM. Khi sinh viên không nghe rõ vì tiếng mưa, nhờ giảng viên giảng lại thì bị giảng viên đuổi ra khỏi lớp. Câu chuyện ồn ào này chưa lắng xuống thì một giáo viên khác ở Quảng Trị, cũng trong giờ học online đã gây sóng gió dư luận khi có những lời lẽ chỉ trích học sinh lớp 11 của mình hết sức nặng nề.
Và ở chiều ngược lại, hành xử giữa học trò đối với thầy, cũng đáng buồn không kém. Em học sinh lớp 11 có lời lẽ tục tĩu, hỗn xược xúc phạm cô giáo khiến cô giáo mất kiểm soát, tuôn ra những lời không hay.
Câu chuyện trò vượt quá phận, thầy hành xử thiếu chuẩn mực, văn minh đã không còn hiếm trong xã hội ngày nay. Nhưng, không phải vì không hiếm mà có thể trở thành một sự hiển nhiên, có thể chấp nhận được. Làm thế nào để thay đổi thực trạng, làm thế nào để mối quan hệ thầy – trò luôn được duy trì ở sự chuẩn mực: trò kính thầy, thầy yêu mến trò thì đó lại là một câu chuyện dài, cần sự nỗ lực của nhiều người, nhiều bên, chứ không phải chỉ có thầy và trò.
Vụ giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học trực tuyến: Các trường có giải pháp gì?
Gần đây việc dạy học trực tuyến xảy ra nhiều lùm xùm không hay liên quan đến ứng xử giữa giảng viên và sinh viên.
Các trường ĐH cần có giải pháp gì để tránh xảy ra các tình huống trên?
Hoạt động dạy học trực tuyến đang triển khai đồng loạt tại các trường ĐH năm nay - P.H.
Sẽ có quy tắc ứng xử dạy học trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hình thức dạy học trực tuyến phổ biến ở các trường ĐH và CĐ trong suốt 2 năm qua. Từ năm 2020, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các trường ĐH thực hiện những nội dung nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học theo hình thức này. Trong quá trình diễn ra buổi học, người học tuyệt đối không được bình luận, đưa thông tin có nội dung không liên quan tới bài học trên cửa sổ phần mềm hay có hành vi làm gián đoạn việc dạy của thầy cô. Người học cũng phải tuân thủ quy định của cơ sở giáo dục và thầy cô về thời gian, không gian, trang phục, ứng xử văn hóa khi tham gia lớp học trực tuyến.
Tuy nhiên, nhiều trường ĐH hiện nay chưa có quy định cụ thể về cách thức ứng xử trong lớp học ở hình thức dạy học mới này.
Ngay sau khi có những vụ việc xảy ra liên quan đến giảng viên và sinh viên khi học trực tuyến, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM mới có "thư ngỏ" gửi tới giảng viên về cách ứng xử trong lớp học trực tuyến. Ban giám hiệu trường viết: "Xin các thầy cô quan tâm kìm hãm các mối bực dọc tâm lý, giữ cách ứng xử đúng mực của một người làm công tác giảng dạy, tránh các từ ngữ, các phát biểu quá nặng nề".
Nhiều vụ việc không hay về ứng xử giữa giảng viên và sinh viên trong lớp học trực tuyến đã xảy ra gần đây - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết thời gian tới trường có kế hoạch xây dựng bộ quy tắc ứng xử nói chung, trong đó dành một phần riêng cho dạy học trực tuyến. Bộ quy tắc này sẽ là khung chung về trách nhiệm của nhà trường, giảng viên và người học, đặc biệt nhấn mạnh về thái độ ứng xử. Trên cơ sở này, các bên cùng thực hiện và nhà trường có cơ sở xử lý kỷ luật trong tình huống cần thiết.
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, Phụ trách trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết trường này hiện chưa có bộ quy tắc ứng xử trong lớp học trực tuyến. Tuy nhiên sau những sự cố xảy ra trong và ngoài trường, trường nhận thấy cần có những quy định dành cho việc ứng xử cả thầy và trò trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, trường cũng có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hướng dẫn giảng viên linh hoạt và xử lý phù hợp với các tình huống trong quá trình giảng dạy trực tuyến và cả trực tiếp. Trước đây trường đã xây dựng quy chế văn hóa trường nhưng khi mà công nghệ phát triển, quá trình dạy và học cũng thay đổi thì bổ sung những quy tắc mới.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đang biên soạn và chuẩn bị ban hành quy định trong dạy học trực tuyến trong điều kiện hiện nay. Trong đó, một nội dung được nhấn mạnh là thái độ nghiêm túc, hành vi ứng xử đúng mực trong lớp học.
Nam sinh viên học online mắng thầy 'có tài không có đức', đòi lên phòng đào tạo solo
Có cho phép sinh viên ghi âm, ghi hình lớp học?
Theo nội quy dạy học trực tuyến một trường ĐH tại Hà Nội, một trong các nội dung sinh viên không được làm là không tự ý ghi âm, ghi hình bài giảng khi chưa được phép của giảng viên. Quy định này ở các trường ĐH khác ra sao?
Theo tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM quy định tất cả bài giảng lớp học trực tuyến đều được ghi lại và cập nhật trên hệ thống e-learning của trường để sinh viên có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào. Quy định này đã được phổ biến với thầy cô và sinh viên ngay đầu năm học.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thì không quy định bắt buộc việc lưu dữ liệu trên hệ thống e-learning của trường. Tuy nhiên, giảng viên phải tự lưu lại bài giảng của mình để làm minh chứng khi cần hoặc cung cấp cho sinh viên. "Việc ghi âm, ghi hình của sinh viên với buổi học sẽ tuy thuộc vào giao ước và quy định từng giảng viên, trường không can thiệp", ông Thịnh thông tin.
Dù chưa xảy ra tình huống đáng tiếc nào, tuy nhiên GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết khi tổ chức dạy học trực tuyến trường có các quy định hướng dẫn tạm thời. Trong đó, trường quy định về ứng xử trên môi trường trực tuyến, lớp học ảo hay các hình thức khác. Các quy định xoay quanh việc đảm bảo giờ giấc, tác phong, trang phục và vấn đề tương tác với người học.
Ông Sơn nhấn mạnh: "Thực tế cho thấy việc chia sẻ về thu âm, thu hình luôn được lồng ghép để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động dạy học trực tuyến. Đương nhiên những sơ suất, hạn chế có thể xảy ra. Do vậy, bên cạnh sự tự kiểm soát và sự chia sẻ các bên, trường luôn đặc biệt quan tâm nhắc nhở về việc xây dựng hình ảnh của giảng viên khi dạy học trực tuyến".
Học online hơn một năm, sinh viên không nhớ mặt bạn cùng lớp Dù lo lắng khi dịch bệnh cản trở những dự định tương lai, nhiều sinh viên vẫn đang tìm cách thích nghi, rút kinh nghiệm từ thời gian học online trước đó. Với nhiều bạn trẻ, năm học mới mang đến sự phấn khởi nhưng cũng xen lẫn nỗi bất an. Khó tiếp thu bài vở, bỏ lỡ trải nghiệm đại học, không...