Đừng bắt con trở thành GS. Ngô Bảo Châu hay Bill Gates!
“Kỳ vọng đối với con cái không hẳn là sai. Nhưng họ sai khi không hiểu rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và không phải ai cũng có thể thành GS. Ngô Bảo Châu hay Bill Gates”. Đó là tâm sự của TS Lê Phước Hùng, chủ tịch trường Phổ thông Liên cấp Olympia.
Trẻ em Việt Nam phải học nhiều quá
Ông nghĩ sao về việc học ra học, chơi ra chơi?
Chúng ta không nên quan niệm học chỉ là học chữ, học toán… Kiến thức không chỉ là những gì trong sách vở. Các bậc phụ huynh Việt Nam nhiều khi sợ con chơi nhiều vì họ cho rằng chơi nhiều là hư, chơi nhiều thì không còn đủ thời gian cho việc học. Thực ra cha mẹ cũng nên hiểu rằng ngay chính thông qua các hoạt động vui chơi, các con sẽ được học rất nhiều, đặc biệt là các kỹ năng xã hội, chẳng hạn như kỹ năng như làm việc theo nhóm, kỹ năng phối hợp, kỹ năng lãnh đạo, diễn thuyết, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, sự nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, tính độc lập và tự tin vào bản thân…
Nhưng trẻ vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình chứ?
Các chương trình giáo dục trong nhà trường cũng nên được kết hợp hài hòa giữa việc dạy kiến thức và việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Trên quan điểm cá nhân, tôi cho rằng trẻ em ở Việt Nam phải học nhiều quá, nhất là môn toán. Bạn thử nghĩ xem, học sinh phải học toán để làm gì khi bản thân các em không thể tự đứng lên và nói trước đám đông? Các em cần được giáo dục về nhiều mặt cũng như những kỹ năng xã hội để sau này khi đi ra thế giới, các em được đánh giá là những người hiểu biết và có thể tự hào rằng mình là người Việt Nam.
Nhiều bố mẹ lại muốn con mình cố gắng học hành để được như GS Ngô Bảo Châu làm họ mở mày mở mặt? Chẳng nhẽ họ sai?
Kỳ vọng đối với con cái không hẳn là sai. Nhưng họ sai khi không hiểu rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và không phải ai cũng có thể thành GS Ngô Bảo Châu hay Bill Gates. Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào các con để trở thành những người mà bố mẹ muốn, thậm chí ép buộc con phấn đấu để đáp ứng sự kỳ vọng đó. Tại sao không khuyến khích và giúp con phát triển những kỹ năng cần thiết để con có thể tự lập, tự quyết định trở thành người mà con mong muốn, phù hợp và phát huy được những khả năng của con? Con cái mang họ của bố mẹ nhưng con vẫn là một con người độc lập, con cần có tiếng nói của chính mình.
Các em được khuyến khích thử thách giáo viên
Ông có so sánh gì về học sinh Việt Nam và học sinh Mỹ?
Ở Mỹ học sinh được học nhiều kỹ năng xã hội hơn. Học sinh tại Mỹ không được rèn kỹ năng nghe, chép và học thuộc như ở Việt Nam mà được dạy kỹ năng tư duy, được yêu cầu để đặt câu hỏi cho giáo viên, tự tin và độc lập khỏi giáo viên hơn. Các em được khuyến khích thử thách giáo viên với nhiều câu hỏi và ngược lại.
Video đang HOT
Tôi là người làm trong lĩnh vực giáo dục nên sự đóng góp của tôi với giáo dục là lý do tôi muốn quay lại công việc ở Việt Nam. Tại Mỹ tôi làm việc tại trường đại học nên chủ yếu là tiếp xúc với những sinh viên, những bạn trẻ trưởng thành còn tại Olympia tôi lại tiếp xúc với những học sinh nhỏ tuổi hơn. Đây có thể coi là một lĩnh vực hoạt động mới, khiến tôi phải học hỏi nhiều và tôi thực sự có hứng thú với thử thách này.
Trong khi đó, tại Việt Nam, giáo viên mặc nhiên được thừa nhận là luôn luôn đúng. Hiếm có trường hợp nào mà giáo viên sẵn sàng đứng trước lớp nói rằng “Cô đã sai”.
Vậy ông theo trường phái giáo dục nào?
Học sinh phải được đánh giá theo đúng năng lực, trình độ của bản thân. Mỗi học sinh sẽ được tìm hiểu và xây dựng chương trình học riêng. Học sinh có kỹ năng gì sẽ được phát triển theo kỹ năng đó. Không có môn học hay chương trình nào tốt hơn chương trình nào, cả việc học kiến thức và các hoạt động rèn luyện kỹ năng đều được coi trọng như nhau.
Được hỗ trợ về mọi mặt như vậy, ông có tin rằng học sinh của ông sẽ đảm bảo thành công trong tương lai?
Ở Olympia có nhiều học sinh và không phải học sinh nào cũng hướng đến cùng một mục tiêu. Các em có nhiều hoạt động khác nhau để đạt được những mục tiêu bản thân khác nhau. Bạn có thể quay lại và đặt câu hỏi này với tôi trong vài năm nữa, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy học sinh của tôi đang đi đến đâu.
Học sinh tại Olympia có theo học được tại trường công lập, và ngược lại hay không, khi có nhu cầu chuyển ngang việc học giữa chừng?
Olympia không phải là trường quốc tế, mà là trường Việt Nam, dành cho học sinh Việt Nam, với chương trình song ngữ và có sự kết hợp giữa các giá trị của nền giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ để hỗ trợ học sinh tối đa trong việc học tập. Chúng tôi dạy chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT làm chương trình cơ bản nên các học sinh được yêu cầu nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt được yêu cầu của chương trình nên các học sinh hoàn toàn có thể theo học như chương trình các trường công lập.
Riêng các học sinh từ trường công lập chuyển sang Olympia có thể sẽ gặp phải vấn đề về cách cư xử. Học sinh tại Olympia luôn được giáo dục như những người trưởng thành. Chúng tôi có phần nghiêm khắc hơn với học sinh trong việc xử sự, chẳng hạn như học sinh được yêu cầu phải mặc đúng đồng phục của trường, phải chào các thầy cô giáo, người lớn mà các con gặp trong khuôn viên trường, học sinh không được nói bậy, nhai kẹo cao su, vứt rác bừa bãi… Những hình thức vi phạm kỷ luật này thường bị phạt rất nặng. Những điều chúng tôi dạy học sinh không chỉ là phép lịch sự mà là lối sống văn minh.
Là một trí thức trong cộng đồng người gốc Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ, TS Lê Phước Hùng luôn mong muốn quay lại Việt Nam đề đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. TS Lê Phước Hùng, nguyên phó hiệu trưởng trường Cao học Khoa học xã hội & Nhân văn tại Đại học St. John’s New York, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chương trình trao đổi sinh viên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đưa nhiều sinh viên Hoa Kỳ sang Việt Nam để tìm hiểu văn hóa và tạo cơ hội cho rất nhiều sinh viên Việt Nam tìm học bổng và các cơ hội nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Với tất cả nỗ lực để thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, TS Lê Phước Hùng đã được nhận danh hiệu “Vinh danh Nước Việt” năm 2005, giải thưởng dành cho những Việt kiều có nhiều đóng góp với đất nước Việt Nam.
Theo Bee
GS Ngô Bảo Châu: 'Toán học giống như viên kẹo'
Đây là một trong những chia sẻ của GS Ngô Bảo Châu với hơn 2500 học sinh, sinh viên, giảng viên của TP. HCM trong buổi giao lưu tại hội trường nhà điều hành ĐH Quốc gia ngày 11/3.
Sáng ngày 11/3, từ 7h sáng, hàng ngàn học sinh từ các trường THPT trong thành phố như Lê Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Lê Hồng Phong...và hàng ngàn sinh viên các trường, khoa thuộc ĐH quốc gia Tp. HCM đã tập trung đông đến nỗi hội trường nhà điều hành ĐHQG với sức chứa hơn 1000 người không còn một khoảng trống, khi phải chứa với số lượng gấp đôi. Thậm chí, rất nhiều HS-SV đi trễ phải đứng nhìn qua các ô cửa bên ngoài hội trường. Tất cả đều háo hức chờ đợi tham gia buổi giao lưu với GS Ngô Bảo Châu.
Điều bất ngờ của buổi giao lưu là bài phát biểu đậm tính chất triết học của GS về việc "Tri thức từ đâu sinh ra, phát triển như thế nào? Khi chết sẽ đi về đâu?". Theo giáo sư, tri thức không phải là thứ hữu hình, không phải thứ có thể tự sinh ra, cũng như không tự phát triển hay chuyển từ dạng này sang dạng khác như năng lượng. Mà tri thức do con người học hỏi được, phát triển xuyên suốt trong quá trình sống. Khi con người chết đi, nếu không có sự lưu giữ hữu hình thông qua sách, thư mục... thì tri thức sẽ mất đi cùng người sinh ra và phát triển nó.
GS cho biết, người Ấn Độ, theo triết lý phật giáo đã sớm có 1 bước tiến rất rõ về nhận thức "cái đáng lo, đáng sợ không phải là tìm cách kéo dài cuộc sống đến vô tận, mà cái đáng lo, đáng sợ sự phát triển hối hả của giới hạn cuộc sống". Thế nhưng, sách cũng có nhiều loại. Sách có giá trị, nghĩa là có chứa tri thức, có ích cho con người; sách không có giá trị là những cuốn sách chứa ít trí thức nhưng cũng có loại sách hoàn toàn vô dụng. Giáo sư cũng lý giải đó có thể là một trong hai nguyên nhân khiến hoàng đế Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt tất cả sách. Có thể ông nghĩ tất cả những cuốn sách này đều không có giá trị, cũng có thể ông nhận thức cái cao siêu, cái chân lý trong tri thức con người. Và cũng mục đích tìm kiếm, lưu trữ và phát triển tri thức, con người đã lập ra thu viện lớn nhất lưu trữ tất cả những cuốn sách có giá trị. Bài phát biểu của GS kết thúc với một dấu lửng để người nghe tự tìm câu trả lời cho chính mình.
Vì bất ngờ "đổi vai" từ một giáo sư toán học thành một triết gia với lý luận, lập luận chặt chẽ, logic nên các câu hỏi đầu tiên học sinh, sinh viên, giảng viên đặt ra cho GS đều liên quan đến các vấn đề triết học. Đặng Xuân Thế, sinh viên khoa Kinh tế, ĐH QG đưa ra tình huống "Có bao giờ giáo sư nghĩ đến việc tóm tắt triết học Cant, hay có ý định tìm một phương pháp học toán có tính chất định luật". GS cho rằng triết học Cant đã cô dặc từng từ nên không thể có việc cô đặc nó hơn nữa và cũng sẽ không có một phương pháp học toán cho tất cả mọi người, bởi sự tiếp nhận của mọi người khác nhau, niềm đam mê cũng khác nhau.
Sau đó, dường như nhận thức mình giao lưu, trò chuyện với một chuyên gia toán hàng đầu thế giới, các câu hỏi bắt đầu xoay quanh chuyên ngành của giáo sư. Có rất nhiều câu hỏi nhưng tất cả đều tựu chung "làm sao để có thể học giỏi toán, làm sao để có thể nuôi dưỡng đam mê toán trong suốt một thời gian dài hay khi gặp thách thức...". GS đã làm mọi người bất ngờ khi trả lời câu hỏi bằng cách chia sẻ sự hình thành đam mê và những vấp trải của mình với toán học. Cụ thể năm học lớp 10, GS vẫn chỉ là 1 học sinh trung bình về toán. Qua năm lớp 11 do một dịp tình cờ, GS phát hiện đam mê của mình với toán và học khá hẳn lên. Thế nhưng năm tiếp theo (lớp 12), ông lại có cảm giác chán nản về toán đến mức phải tìm đến giáo viên của mình để chia sẻ cảm giác cũng như lấy lại đam mê về toán. Từ chính những trải nghiệm của bản thân, GS đã có một sự so sánh thú vị giữa toán học và viên kẹo. Lúc đầu mới ngậm chỉ có vị ngọt nhẹ, nhưng càng ngậm, càng ngọt, toán học cũng vậy, nếu đào sâu nghiên cứu, càng hiểu sâu về nó sẽ thấy nó càng thú vị hơn.
Ngoài chia sẻ cho HS-SV bí quyết học và nghiên cứu toán, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng giới thiệu với học sinh, sinh viên GS Robert Jeffrey Zimmer , hiệu trưởng thứ 13 của ĐH Chicago, ngôi trường giáo sư theo học, nghiên cứu thành công và hiện là một giảng viên của trường. Có rất nhiều thắc mắc được HS-SV đưa ra như như làm thế nào để được theo học tại trường, vấn đề học bổng, hỗ trợ... GS Robert Jeffrey Zimmer đã khẳng định "chỉ cần nộp đơn thì tất cả các sinh viên đều có thể trở thành sinh viên của đại học này. Bởi theo ông, ngôi trường đánh giá sinh viên theo năng lực, khả năng, đóng góp của sinh viên với trường chứ không phải là vấn đề học phí, giàu nghèo hay sinh viên của quốc gia nào.
60 phút giao lưu diễn ra khá ngắn ngủi, hàng trăm câu hỏi của sinh viên vẫn chưa được giáo sư giải đáp. Nhưng buổi gặp gỡ đã diễn ra rất chân tình, ấm áp, cởi mở. Cuối buổi giao lưu, hàng trăm sinh viên, học sinh đã ùa lên bao vây GS Ngô Bảo Châuvà GS Robert Jeffrey Zimmer với hoa, quà và sự ngưỡng mộ.
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu "tiếp lửa" cho sinh viên TPHCM Hôm qua 11/3, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi giao lưu thú vị với hàng nghìn học sinh, sinh viên thuộc ĐH Quốc gia TPHCM. Không chỉ dừng lại ở chủ đề nghiên cứu toán học, GS Ngô Bảo Châu còn chia sẽ những ước mơ, hoài bão và kinh nghiệm để thành công. Khán phòng của hội trường ĐH Quốc gia...