Đừng bao giờ phạm phải sai lầm này khi chăm sóc da vì có thể làm giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ nhiễm vi khuẩn, virus hơn
Ai cũng biết được tầm quan trọng của da nhưng không phải tất cả đều biết cách chăm sóc da đúng nhất.
Da là cơ quan quan trọng và lớn nhất của cơ thể, chúng là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D.
Ngoài ra, làn da còn là “tuyến phòng thủ” đầu tiên, giữ vai trò bao bọc, che chở cơ thể khỏi sự tác động không có lợi của môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại khi vi khuẩn, virus biến đổi ngày càng phức tạp, dịch bệnh gia tăng, làn da có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Ai cũng biết được tầm quan trọng của da nhưng không phải tất cả đều biết cách chăm sóc da đúng nhất.
Sai lầm khi chăm sóc da có thể làm giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn
Mỗi khi nghĩ đến chuyện chăm sóc da, hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến việc chăm sóc da mặt mà quên mất rằng chăm sóc da toàn thân mới có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
Da mặt không phải là bộ phận bẩn nhất trên cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Genome, Bethesda, Maryland thì tay mới là bộ phận bẩn nhất trên cơ thể chúng ta. Thậm chí, tay còn bẩn hơn cả hậu môn, vùng kín, khoang miệng… Bình quân mỗi cm2 da tay có thể tồn tại hơn 1.000 loại vi khuẩn khác nhau.
Video đang HOT
Ngoài ra, các bộ phận như rốn, tai, lưng, bàn chân, ngón chân… cũng là những vị trí chứa “ổ vi khuẩn” và cần phải làm sạch thường xuyên, nếu không cơ thể sẽ bị giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ nhiễm bệnh hơn.
Những nguyên tắc quan trọng để có thể bảo vệ da luôn khỏe mạnh
1.
2.
3.
4.
Trên thị trường có nhiều loại sữa tắm khác nhau để lựa chọn, tuy nhiên sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí bảo vệ da phải nhắc đến Lifebuoy. Đây là thương hiệu xà phòng diệt khuẩn số 1 thế giới, an toàn, mùi dịu nhẹ và có thể bảo vệ cả gia đình khỏi vi khuẩn một cách hiệu quả.
Không chỉ được yêu thích bởi độ an toàn, hương thơm dịu nhẹ, điều khiến sữa tắm Lifebuoy trở nên “khác biệt” giữa các loại sữa tắm trên thị trường đó chính là công thức icon bạc , có khả năng kết hợp với đề kháng da để bảo vệ cả gia đình khỏi vi khuẩn, virus gây bệnh một cách vượt trội. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng, loại sản phẩm này có thể bảo vệ gia đình khỏi vi khuẩn hiệu quả hơn gấp 10 lần so với thông thường. Đây quả là một loại “vũ khí” quan trọng mà các gia đình cần có trong nhà nếu muốn nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn trong mùa dịch.
Không nên để táo bón ở trẻ kéo dài
BS Đặng Công Chánh, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh táo bón ở trẻ mặc dù không gây ra biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng nhưng để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển, giảm sức đề kháng và suy dinh dưỡng.
Bác sĩ đang thăm khám cho trẻ bị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: T.Anh
Có con gái 3 tuổi bị táo bón đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, chị Hoàng Thị H. (ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) cho biết, tình trạng táo bón của bé C. con chị kéo dài 3 tháng nay, kể từ khi bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm. 3-4 ngày cháu mới đi cầu được 1 lần. Lo lắng cho con, chị đưa bé C. đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị táo bón. Do tình trạng táo bón kéo dài nên bé C. phải thụt tháo bằng cách bơm nước vào hậu môn.
Theo BS Chánh: "Táo bón mặc dù không gây biến chứng nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến phân tích tụ nhiều trong ruột bé, gây chướng bụng, đầy hơi, trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu. Do bé không ăn được, kém hấp thu sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, việc ứ đọng phân kéo dài làm cho các độc tố do vi trùng tiết ra không được thải ra ngoài lâu ngày có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng".
BS Chánh cho hay, nguyên nhân của táo bón là do trẻ mắc các bệnh lý như: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bại não, chậm phát triển vận động, gù lưng, cong vẹo cột sống... những bệnh lý này làm cho tình trạng táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, do chế độ ăn, uống một số loại sữa công thức quá nhiều chất đạm, uống ít nước, thay đổi chế độ ăn ở một số trẻ, chuyển từ chế độ ăn loãng (như uống sữa mẹ, sữa công thức chuyển sang ăn cháo, cơm) rất dễ bị táo bón nếu trẻ không được bổ sung thêm nước.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị táo bón hay không rất đơn giản, trẻ có thể có một trong những triệu chứng sau: trẻ đi cầu ít hơn 3 lần/tuần; khó đi, rặn nhiều, đau quanh hậu môn khi đi cầu; phân có máu, phân khô rắn, hạt lổn nhổn. Một số trẻ thường đau, chướng bụng, chán ăn mệt mỏi, thay đổi tính tình và suy dinh dưỡng. Còn khi trẻ bị són phân thì khi đó táo bón đã kéo dài, do phân ứ đọng trong trực tràng quá nhiều và trẻ không nín lại được nữa.
"Với trẻ táo bón kéo dài, việc điều trị là dùng thuốc để làm mềm phân, nếu không cải thiện thì có thể kết hợp với điều trị bằng phương pháp thụt tháo. Ngoài việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì bé cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau củ, trái cây và cho bé uống thêm nước tùy theo độ tuổi, cân nặng. Tập cho trẻ thói quen không được nín, nhịn đi cầu, nếu trẻ lớn thì tập thói quen tăng cường vui chơi vận động. Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu của táo bón, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để có các hướng điều trị đúng, vì nếu để táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ" - BS Chánh khuyến cáo.
Hướng dẫn cách chăm sóc da khi bị mụn ẩn dưới da Những ai mắc phải mụn ẩn dưới da chắc sẽ hiểu nó đem lại sự phiền toái như thế nào. Những nốt mụn ẩn đỏ chi chít trên da khiến bạn muốn nặn ra nhưng chúng xuất hiện trở lại nhanh chóng. Hơn nữa, chúng còn có dấu hiệu lan sang vùng da khác. Vậy làm sao để điểu trị những đám mụn...