Đức từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa từ chối cung cấp các tên lửa hành trình Taurus của nước này cho Ukraine trong bối cảnh Mỹ và Anh vừa thông báo sẽ chuyển các loại vũ khí mới nhất cho quốc gia Đông Âu này.
Taurus là tên lửa hành trình tầm xa dành cho máy bay do Đức sản xuất, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km. Ảnh: EDR Magazine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak ở Berlin ngày 24/4, ông Olaf Scholz đã tái khẳng định rằng Đức sẽ không thay đổi quan điểm về việc cung cấp hệ thống tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev bất chấp sức ép từ các đồng minh trong khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng với các nhà lãnh đạo phe đối lập tại Đức. Thủ tướng Scholz nêu rõ đến nay Berlin đã chi 28 tỷ euro (30 tỷ USD) để hỗ trợ Kiev các hệ thống phòng không, xe tăng và đạn dược nhưng không có ý định chuyển các hệ thống tên lửa Taurus cho Ukraine.
Ông Scholz đã nhiều lần tuyên bố rằng các binh sĩ Đức cần phải có mặt ở Ukraine để đảm bảo hệ thống này được sử dụng một cách có trách nhiệm. Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng việc trang bị tên lửa Taurus cho Kiev sẽ đánh dấu bước leo thang quá lớn trong cuộc xung đột.
Video đang HOT
Taurus (hay Taurus KEPD-350) là tên lửa hành trình phóng từ trên không do công ty liên doanh Đức-Thụy Điển Taurus Systems GmbH sản xuất và đang được sử dụng trong quân đội của Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Tên lửa Taurus có trọng lượng khoảng 1.400 kg, mang đầu đạn nặng 480 kg, tầm bắn 500 km.
Tổn thất thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh
Khả năng ngụy trang hạn chế các thiết bị quan trọng và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev.
Nga đã thành công trong việc phá hủy một số phương tiện bọc thép của Ukraine. Ảnh: TASS
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 20/3, ba tháng đầu năm 2024 đã chứng kiến tổn thất về vũ khí, trang thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh.
Ukraine đã mất 6 HIMARS (Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao), và 5 bệ phóng tên lửa phòng không Patriot kể từ đầu năm, ông Shoigu nêu rõ.
Nga tuyên bố đã phá hủy các HIMARS trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, bắt đầu vào tháng 2/2022. Đoạn phim trực tuyến hồi đầu tháng này dường như lần đầu tiên xác nhận việc HIMARS của Ukraine bị phá hủy. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc, Mỹ đã gửi 39 HIMARS tới Ukraine và cam kết bổ sung thêm tên lửa HIMARS trong gói viện trợ được công bố hồi đầu tháng này.
Ukraine đã ca ngợi hiệu suất của HIMARS và có thái độ tương tự đối với Patriot, vốn được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh của Nga và được coi là "tiêu chuẩn vàng" của hệ thống phòng không. Kiev đã vận động mạnh mẽ để có thêm nhiều hệ thống Patriot, cho đến nay Mỹ đã gửi một khẩu đội và Kiev cũng nhận được một số hệ thống tên lửa này từ các nguồn khác.
Mỗi khẩu đội Patriot có một số bệ phóng chứa và bắn tên lửa. Các thông tin hồi đầu tháng này cho biết một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã hạ gục hai bệ phóng Patriot trong một đoàn xe Ukraine.
Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King's London, nói với tờ Newsweek rằng lực lượng Ukraine đã bố trí các khẩu đội Patriot gần tiền tuyến, nhưng không rõ Nga đã nhắm mục tiêu thành công bao nhiêu bệ phóng.
Kể từ đầu năm 2024, Nga tuyên bố đã phá hủy một loạt thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp và do Ukraine vận hành. Các nhà phân tích phương Tây và các nguồn tin Ukraine cho rằng Nga đã điều chỉnh các kỹ chiến thuật của mình, rút ngắn thời gian giữa việc xác định vị trí các tài sản quan trọng của Ukraine và tấn công thiết bị trước khi Kiev có thể di chuyển các hệ thống như HIMARS đi nơi khác.
Bộ trưởng Shoigu cũng tuyên bố ngày 20/3 rằng Ukraine đã mất 4 xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất, 27 xe chiến đấu bộ binh Bradley và 5 xe tăng Leopard do Đức sản xuất. Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine đã sử dụng xe Abrams và Bradley trong các cuộc đụng độ ác liệt xung quanh thành phố Avdiivka ở vùng Donetsk mà Nga đã giành quyền kiểm soát vào giữa tháng 2 vừa qua và trong các trận chiến tiếp theo ở phía Tây khu vực chiến lược này.
Chuyên gia Miron trước đó đã nói với tờ Newsweek rằng những loại xe tăng như Abrams chỉ mới xuất hiện ở tiền tuyến gần đây vì Ukraine đã hạn chế triển khai. Những hạn chế về khả năng ngụy trang các thiết bị quan trọng của Ukraine và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev.
Ông Shoigu thông báo thêm, Nga đã bắn hạ khoảng 420 máy bay không người lái và 67 tên lửa của Ukraine trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào cuối tuần trước, theo hãng thông tấn TASS.
Nghị sĩ Đức nói Ukraine có thể dùng tên lửa Đức tấn công đất Nga? Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Đức Marie-Agnes Strack-Zimmermann mới đây đã lên tiếng ủng hộ việc cung cấp tên lửa hành trình Taurus do Đức sản xuất cho Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Berliner Morgenpost được đăng ngày 30.9, bà Strack-Zimmermann lập luận rằng Đức "lúc này nên chuyển giao ngay Taurus", vì việc triển khai loại...