Đức nổi giận vì vụ điều tra 2 nhà báo, công tố viên trưởng mất ghế
Bộ trưởng Tư pháp Đức đã hỏi ý kiến Thủ tướng trước khi đưa ra quyết định sa thải công tố viên trưởng nhà nước, ông Harald Range sau vụ điều tra 2 nhà báo làm dư luận Đức nổi giận.
Công tố viên trưởng nhà nước Harald Range mất ghế sau khi đối đầu với chính phủ – Ảnh: Reuters
Chuyện bắt đầu từ các bài viết của 2 nhà báo André Meister và Markus Beckedahl đăng trên trang web Netzpolitik.org, đưa thông tin về kế hoạch của chính phủ Đức trong việc mở rộng theo dõi các trao đổi, liên lạc trên mạng. Công tố viên trưởng Range ngày 4.8 cho đây là hành động phản quốc vì tiết lộ các tài liệu liên quan đến việc chống khủng bố, và mở cuộc điều tra đối với 2 nhà báo và trang web kể trên, theo tờ The New York Times (Mỹ).
Điều này đã làm dư luận Đức nổi giận, người dân cho rằng đây là hành động xâm phạm quyền tự do báo chí nghiêm trọng, và nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở khắp nơi.
Video đang HOT
Trong một cuộc đối đầu hiếm hoi giữa chính phủ và ngành tư pháp, công tố viên Range hôm 4.8 công bố ầm ĩ rằng chính phủ đã yêu cầu ông loại bỏ một nhà điều tra độc lập ra khỏi cuộc điều tra về 2 nhà báo kể trên. Nhà điều tra này là người đã kết luận một bài báo của hai nhà báo trên đã làm tiết lộ bí mật nhà nước.
BBC dẫn lời ông Range tố cáo đây là “hành động xâm phạm quá quắt vào tính độc lập của ngành tư pháp”. Ông cũng bảo tự do báo chí là điều quý giá, nhưng không phải là không có giới hạn.
Dư luận Đức nổi giận vì hạn chế quyền tự do báo chí – Ảnh: Reuters
Phản ứng lại, chỉ vài giờ sau, Bộ trưởng Tư pháp Heiko Maas tuyên bố sa thải công tố viên Range. Ông Maas nói rằng lòng tin của ông đối với khả năng làm việc của ông Range đã bị sụp đổ, vì thế ông đã đề nghị Tổng thống Joachim Gauck cho ông này về hưu. Bộ trưởng Maas cũng tuyên bố đã hỏi qua ý kiến của Thủ tướng Angela Merkel trước khi quyết định và được bà ủng hộ, theo báo The New York Times.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Nhật Bản đề nghị Mỹ giải thích vụ NSA nghe lén Chính phủ Nhật
Nhật Bản đang chờ đợi lời giải thích của Mỹ về nghi vấn liên quan đến vụ NSA nghe lén các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản.
Phát biểu với báo giới ngày 3/8, nhấn mạnh, nếu những nghi ngờ đó là sự thật, sẽ là điều vô cùng đáng tiếc vì Nhật Bản và Mỹ là đồng minh của nhau.
Chính văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga (Ảnh AP)
Ông Suga cho biết, Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp dự phòng khi xử lý các tài liệu mật và điều đó không phải là sự cố rò rỉ thông tin từ phía Nhật Bản.
Theo tiết lộ gây rúng động của trang mạng WikiLeaks, ngày 31/7 vừa qua, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện nghe lén một danh sách gồm 39 mục tiêu của Nhật Bản trong đó có các thành viên Văn phòng Nội các, Ngân hàng Trung ương các Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Nhật Bản, cùng một số doanh nghiệp hàng đầu của nước này.
Hãng tin Tass của Nga dẫn một nguồn tin hãng thông tấn Kyodo trước đó cho biết, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ đưa ra công hàm phản đối Mỹ nếu các tài liệu do WikiLeaks công bố hôm 31/7 được xác thực./.
Mai Liên Theo Sputnik News, Tass
Theo_VOV
Nhật yêu cầu Mỹ giải thích vụ nghe lén Tokyo ngày 3/8 đã miêu tả các cáo buộc rằng Washington nghe lén các chính trị gia và các công ty lớn của Nhật là "đáng tiếc" và yêu cầu Mỹ giải thích về vụ việc. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga "Tôi sẽ không bình luận. Nhưng nếu cáo buộc là thật, với tư cách là một đồng minh,...