Đức nêu các nguyên tắc liên quan xung đột tại Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tối 8/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có bài phát biểu đáng chú ý trên truyền hình nhân dịp kỷ niệm 77 năm kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó nhấn mạnh tới các nguyên tắc của nước này liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 28/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Scholz nhấn mạnh Chiến tranh Thế giới thứ hai đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên các chiến trường, trong các thành phố và làng mạc. Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra tại Ukraine, ông khẳng định Đức sẽ bảo vệ luật pháp và đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người dân Ukraine tới lánh nạn cũng như gửi vũ khí tới khu vực chiến sự.
Thủ tướng Scholz cũng nhấn mạnh 4 nguyên tắc của Đức liên quan xung đột tại Ukraine, gồm Đức không hành động đơn lẻ mà phối hợp chặt chẽ với các đồng minh; quan tâm tới khả năng quốc phòng trong nước, thông qua việc trang bị tốt hơn cho quân đội liên bang; Đức không tiến hành những hành động có thể gây tổn hại tới quốc gia cũng như các nước đối tác; Đức không ủng hộ việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia xung đột.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Spiegel cuối tháng trước, Thủ tướng Scholz từng nêu rõ trong tình huống hiện nay cần phải có “một cái đầu lạnh và những quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng”, vì Đức gánh vác trách nhiệm “đối với hòa bình và an ninh trên toàn châu Âu”. Ông cũng nhắc lại lời cảnh báo mà ông đã nhiều lần đưa ra trước đây rằng Đức là một thành viên của NATO và không bao giờ để xảy ra “đối đầu quân sự trực tiếp” giữa NATO và một “siêu cường được vũ trang tối tân như Nga”. Ông khẳng định đây là “trách nhiệm chính trị”.
Đức cảnh báo không nên phỏng đoán hoặc giả định các quyết định của Nga về Ukraine
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 19/2 cho rằng không nên giả định hoặc phỏng đoán các quyết định của Nga về Ukraine, sau khi Mỹ đưa ra cảnh báo rằng Nga "sắp tấn công Ukraine".
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức, ngày 20/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu bên lề Hội nghị an ninh Munich tại Đức, Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh: "Chúng ta không thể biết liệu một cuộc tấn công đã được quyết định hay chưa. Tôi khẩn cấp kêu gọi tất cả cần quan sát các diễn biến thật trên thực địa", đồng thời cảnh báo nguy cơ của "những thông tin sai sự thật có chủ đích".
Đáp lại một câu hỏi về việc liệu Đức có cùng quan điểm với đánh giá của Tổng thống Mỹ Joe Biden về khả năng Nga tấn công Ukraine, Ngoại trưởng Baerbock cho biết: "Trong tình huống khủng hoảng, điều không phù hợp nhất là phỏng đoán và giả định".
Trước đó, ông Biden ngày 18/2 cho biết ông "tin rằng" Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã đưa ra quyết định" tấn công Ukraine trong những ngày tới, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn bùng phát tại châu Âu. Ông Biden đã triệu tập cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia về việc này, dự kiến trong ngày 20/2 theo giờ Mỹ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cảnh báo một cuộc chiến tranh ở Ukraine có thể gây ra "sự tàn phá nghiêm trọng", sẽ đặt ra thách thức cho cộng đồng quốc tế.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Trong một diễn biến mới nhất, các nhân chứng nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn tại trung tâm thành phố Donetsk, Đông Ukraine, song chưa rõ nguyên nhân và thiệt hại. Phóng viên hãng tin Reuters (Anh) cho biết hàng loạt tiếng nổ lớn được nghe thấy ở trung tâm thành phố Donetsk vào đêm 19/2 và rạng sáng 20/2. Giới chức Donetsk và chính quyền Ukraine chưa bình luận về thông tin này
Trong khi đó, các quan chức quốc tế đang nỗ lực các hoạt động ngoại giao con thoi nhằm tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Sự lột xác của súng trường AK qua 2 thế kỷ Kể từ khi ra đời cách đây 75 năm và trở thành một trong những súng trường tấn công phổ biến nhất thế giới, AK của Nga đã có thay đổi như thế nào? Súng trường là một trong những loại vũ khí xuất khẩu hàng đầu của Nga đến ngày hôm nay. Ảnh: DW Tờ Russia Beyond (Nga) cho biết Chiến tranh...