Đức muốn can dự nhiều hơn nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Đại sứ Đức tại Australia Annegret Kramp- Karrenbauer ngày 6/11 cho biết, Đức mong muốn tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo trực tuyến diễn ra tại Australia, Đại sứ Đức tại Australia Annegret Kramp-Karrenbauer khẳng định, Ấn Độ-Thái Bình Dương “là nơi quyết định việc định hình trật tự thế giới trong tương lai” và Đức “muốn tham gia vào việc hình thành nên trật tự này”.
Đại sứ Đức tại Australia Annegret Kramp-Karrenbauer phát biểu tại trực tuyến tại một hội thảo diễn ra ở Australia ngày hôm nay. Nguồn ASPI
Đại sứ Karrenbauer cũng đồng thời nhấn mạnh Đức “quan tâm tới an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” và “không chỉ riêng Đức, toàn bộ Châu Âu cũng cần một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định và tốt đẹp”.
Để làm được điều này, Đức sẽ thể hiện bằng các hành động cụ thể thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước có chung quan điểm như Australia và các nước khác trong khu vực. Đồng thời Đức cũng muốn gia tăng các hợp tác với ASEAN, tổ chức mà Đức đánh giá là “có vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy các hoạt động đa phương cũng như thúc đẩy các phương thức hòa bình để giải quyết các xung đột”. Đại sứ Karrenbauer khẳng định, Đức “muốn có sự hiện diện nhiều hơn và muốn gửi đi một tín hiệu về tình đoàn kết với các đối tác có cùng chung quan điểm”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Đại sứ Karrenbauer cũng cho biết Đức muốn “thể hiện trách nhiệm của mình đối với một trật tự quốc tế dựa trên quy tắc” và cho hay “Đức sẽ tham gia tích cực vào việc hình thành trật tự này không chỉ bằng lời nói mà cả hành động. Đức sẽ làm nhiều hơn nữa so với những gì trong quá khứ”. Đại sứ Karrenbauer cũng cho biết, Đức sẽ “tăng sự hiện diện trong các cuộc tập trận trung và cử sỹ quan hải quân Đức sang làm việc trong các đơn vị hải quân Australia”.
Phản đối các hành động cưỡng ép để đạt được tham vọng lấn chiếm lãnh thổ, đại sứ Karrenbauer khẳng định “không được có bất kỳ sự thay đổi lãnh thổ nào trái với mong muốn của phía bên kia và cũng không thể đạt được bất kỳ sự thay đổi lãnh thổ nào bằng các biện pháp quân sự”.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds hoan ngênh mong muốn can dự vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của Đức và khẳng định sẽ cùng với Đức để “thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng cho tất cả mọi người và hướng đến một khu vực có sự hợp tác, canh tranh lành mạnh, không đối đầu, ép buộc hay xung đột”./.
Hải quân 'Bộ Tứ' lần đầu diễn tập chung
Hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia bắt đầu đợt diễn tập Malabar quy mô lớn tại Vịnh Bengal, tập trung vào phòng không và chống ngầm.
Tàu chiến, máy bay và lực lượng hải quân của nhóm "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia ngày 3/11 bắt đầu cuộc diễn tập Malabar lần thứ 24, kéo dài 4 ngày trên Vịnh Bengal, ngoài khơi Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 Australia cử lực lượng hải quân tham gia Malabar, đợt diễn tập chiến lược do Ấn Độ đăng cai tổ chức, thường chỉ với sự tham gia của Mỹ và Nhật Bản. Đợt diễn tập hàng năm này nhằm tăng cường khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các nước tham gia.
"Cuộc diễn tập Malabar là cơ hội quan trọng để hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng, nhằm hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an toàn, rộng mở và hòa nhập", Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds nói.
Tàu USS John S. McCain (trái) và HMAS Ballarat di chuyển trên Biển Đông hôm 27/10. Ảnh: US Navy.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ, JS Onami của Nhật đã góp mặt trong cuộc tập trận lần này, bên cạnh HMAS Ballarat của hải quân Australia, tàu Shakti của hải quân Ấn Độ, cùng nhiều tàu và máy bay chiến đấu khác.
"Ấn Độ, Nhật Bản và Australia là các đối tác chiến lược nòng cốt của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc hải quân của chúng tôi tham gia một cuộc tập trận cao cấp và phù hợp về mặt chiến thuật như Malabar là điều hoàn toàn đúng đắn. Đây cũng là cơ hội để tăng cường năng lực tổng hợp và nâng cao quan hệ đối tác của chúng tôi", đại tá Steven DeMoss, chỉ huy Hải đội Khu trục hạm 15 của Mỹ, nói.
Cuộc diễn tập năm nay gồm nhiều khoa mục huấn luyện chống ngầm và phòng thủ. Cuộc diễn tập cũng "thể hiện mức độ hiệp đồng và phối hợp giữa các lực lượng hải quân dựa trên các giá trị chung", theo hải quân Ấn Độ.
Cuộc diễn tập thường niên Malabar năm nay chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn sau dự kiến tổ chức vào giữa tháng này trên biển Arab.
Malabar 2020 diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối "đe dọa an ninh". Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya.
Đức sẽ phối hợp với Australia tuần tra Ấn Độ-Thái Bình Dương Đức có kế hoạch cùng với Australia đưa quân tham gia cuộc tuần tra tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Sau khi Đại sứ Đức tại Australia tuyên bố về việc muốn tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Annegret Kramp Karrenbauer cho biết, Đức có kế hoạch cùng với Australia đưa quân tham...