Đức hướng tới năng lượng hạt nhân để ứng phó khủng hoảng khí đốt?
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo nước này lên kế hoạch giữ chế độ chờ đối với 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại nhằm đảm bảo người dân có đủ điện dùng trong mùa Đông tới.
Nhà máy hạt nhân Isar 2 gần Landshut, Đức tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Habeck ngày 5/9 nhấn mạnh động thái này không có nghĩa là Berlin từ bỏ lời hứa trước đó về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.
Nhà chức trách nhấn mạnh cuộc kiểm tra gần đây của các nhà điều hành lưới điện cho thấy Đức có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng điện vào mùa Đông tới trong bối cảnh thị trường năng lượng châu Âu đang bị siết chặt.
Video đang HOT
“Rất khó nói trước chúng ta sẽ gặp phải các tình huống và kịch bản khủng hoảng. Tôi phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an toàn đối với việc cung cấp nguồn điện”, Bộ trưởng Habeck cho hay.
Tuy nhiên, động thái trên dường như không nhận được sự đồng thuận từ các thành viên đảng Xanh của Bộ trưởng Habeck. Các thành viên của đảng này và các đối thủ khác coi năng lượng hạt nhân là một công nghệ có nguy cơ cao tạo ra chất thải phóng xạ sẽ và đè thêm gánh nặng cho thế hệ tương lai.
Mặc dù trước đó, chính phủ cam kết tất cả ba lò phản ứng hạt nhân còn lại của Đức sẽ đóng cửa vào ngày 31/12/2022 song hai nhà máy phía Nam Isar 2 và Neckarwestheim 2 vẫn được duy trì ở trạng thái dự phòng cho đến giữa tháng 4 năm sau nếu như bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra. Các hai nhà máy này đều đạt công suất 1.400 megawatt.
Bộ trưởng Habeck lưu ý hai nhà máy hạt nhân này sẽ không được trang bị nhiên liệu mới. “Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Các nhà máy sẽ chỉ mở cửa khi chúng ta cần thêm điện”, nhà chức trách phát biểu tại buổi họp báo.
Berlin cũng đang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo nguồn cung điện như phục hồi một số nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và tăng công suất lưới điện.
Đức lùi thời điểm loại bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân
Đức đã quyết định tạm dừng việc loại bỏ nhà máy điện hạt nhân, theo đó đặt 2 nhà máy điện hạt nhân là Neckarwestheim và Isar 2 trong "trạng thái chờ" nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng.
Tháp làm lạnh tại nhà máy điện hạt nhân Emsland, Đức. Ảnh: DPA
Trong thông báo ngày 5/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết 2 nhà máy nêu trên (trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại của Đức) "sẽ được duy trì đến giữa tháng 4/2023 để đề phòng trường hợp cần thiết". Cả 2 đều có công suất 1.400 megawatt và do các công ty E.ON cùng EnBW vận hành riêng biệt. Trước đó, Đức có kế hoạch loại bỏ toàn bộ các nhà máy hạt nhân của mình vào ngày 31/12 tới.
Quyết định được đưa ra sau khi các đơn vị vận hành lưới điện Đức thực hiện kiểm tra áp lực trên hệ thống, cho thấy có thể xảy ra nhiều giờ khủng hoảng cấp điện trong mùa Đông, trong bối cảnh thị trường năng lượng châu Âu bị thắt chặt. Bộ trưởng Habeck giải thích rằng cuộc khủng hoảng này tuy "rất khó xảy ra" và Đức có nguồn cung đảm bảo, nhưng nước này "vẫn phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo đầy đủ nguồn cung". Ông cũng nêu rõ Đức không thay đổi kế hoạch ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân và ngắt toàn bộ nhà máy điện hạt nhân khỏi lưới điện vào cuối năm nay.
Dưới thời Thủ tướng Đức Angela Merkel, năm 2011, Chính phủ Đức đã quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Fukushima của Nhật Bản. Tháng 3 vừa qua, Đức đã tiến hành kiểm tra áp lực trên lưới điện và kết luận các nhà máy điện hạt nhân không còn cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, do đó có thể dần loại bỏ chúng vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, thị trường điện tại nước này bị ảnh hưởng do tình hình xung đột ở Ukraine, trong khi hóa đơn điện tăng vọt một phần do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Ngoài ra, đợt hạn hán vào mùa Hè khiến các dòng sông tại Đức khô cạn và cản trở vận chuyển than đến các nhà máy nhiệt điện.
Đức thừa nhận khó khăn khi áp giá trần khí đốt ở châu Âu Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck ngày 30/8 thừa nhận những khó khăn trong việc áp đặt giá trần đối với khí đốt ở châu Âu, song cho biết, Đức và các đối tác châu Âu sẽ tìm một cách tiếp cận tối ưu cho cơ chế định giá năng lượng ở cấp độ châu Âu. Giá khí đốt ở...