Đưa vào giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Đây là một trong những nội dung tại chỉ thị của Thủ tướng về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) khảo sát, rà soát lại quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới để triển khai tổ chức thực hiện góp phần xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình định kỳ và dài hạn để phổ biến, giáo dục nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biên giới đất liền, biển đảo trên các báo, đài Trung ương, địa phương, cũng như trên các kênh truyền hình đối ngoại và dành cho kiều bào ta ở nước ngoài.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo nâng cao ý thức, trách nhiệm, tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân với địa phương các nước có chung đường biên giới; ghi nhận, biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật trong thực hiện phong trào.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Theo Infonet
Rút phương án thêm 1 năm học cấp 2
Dự thảo Đề án đổi mới giáo dục được đưa ra lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia sáng 28/8 đã rút phương án đề xuất thay đổi hệ thống giáo dục phổ thông, tăng thêm 1 năm học ở bậc THCS.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh nhiên, Thiếu niên và Nhi đồng với tư cách là cơ quan thẩm tra đề án đổi mới giáo dục khi đề án này trình ra Quốc hội tổ chức hội thảo tham vấn các chuyên gia để xây dựng báo cáo thẩm tra trước khi trình UB Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ GD-ĐT rút lại phương án thay đổi về hệ thống giáo dục, tức là xin giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay (9 năm giáo dục cơ bản - gồm 5 năm tiểu học và 4 năm THCS 3 năm THPT).
Theo ông Hiển, trước đó có nhiều ý kiến đề nghị thay đổi như đề xuất của Bộ GD-ĐT (thêm 1 năm học ở bậc THCS). Tuy nhiên, qua phiên họp của Ủy ban quốc gia về đổi mới GD-ĐT tại Chính phủ 2 ngày trước, Hội đồng phát triển giáo dục và nhân lực cũng như nhiều ý kiến khác, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên như hiện hành.
Góp ý thêm nội dung này, GS Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nhận định, dự thảo đề án chưa giải thích rõ lý do vì sao chuyển từ hệ 9 3 sang 10 2. Những lập luận như phải 10 năm mới trang bị đủ kiến thức phổ thông, học sinh mới phát triển tâm sinh lý cần thiết để lựa chọn con đường học tiếp hoặc vào đời... không dựa trên một bằng chứng khoa họcnào.
Ông Tiến cho rằng, trên thực tế, phần lớn các hệ thống giáo dục hiện nay vẫn thiết kế theo hệ 9 3, lớp 10 vẫn nằm ở cấp THPT và được coi là lớp quá độ để chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh trước khi bước vào phân hóa ở lớp 11, 12. Ông Tiến chỉ rõ những khó khăn trong việc chuyển đổi trường, lớp; biến động cơ cấu đội ngũ giáo viên; gánh nặng ngân sách nhà nước phải cáng đáng khi chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc tăng lên một năm...
GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục cũng cùng quan điểm nhận định, cả 3 lý do đưa ra của cơ quan soạn thảo đề án về việc thay đổi hệ giáo dục đều không thuyết phục. Tuy nhiên, do việc Bộ GD-ĐT đã rút phương án này, ông Thuyết chỉ góp ý nhẹ nhàng không nên để việc này lặp lại, chưa chuẩn bị rõ thì chưa nên đưa ra nội dung gì để rồi lại nhanh chóng rút ngay khi dư luận không đồng tình. Đây không phải lần đầu tiên Bộ GD-ĐT mắc lỗi này.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại hội thảo.
Theo Dantri
Để làm tốt bài thi môn Địa lý Chỉ còn 1 tuần nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các thí sinh đang chạy nước rút để về đích. Cần làm thế nào để bài thi môn Địa lí đạt kết quả cao? Thầy Vũ Quốc Lịch-giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam có một số gợi ý sau đây cho các thí sinh. Môn thi Địa lý, học sinh...