Dựa vào 4G để tồn tại, Huawei P50 bị dân mạng Trung Quốc quay lưng, gọi là ‘thuế IQ’
Trước thông tin về sản phẩm mới của Huawei, thái độ của người tiêu dùng Trung Quốc bị phân cực, quy mô và sự nhiệt tình dường như giảm đi một nửa.
Cuối tháng 7 vừa qua, Huawei đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm P50 của mình. Dù chậm trễ tới 4 tháng, nhưng nó vẫn thu hút được sự chú ý từ cả người dùng Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất là hai mẫu smartphone cao cấp này lại chỉ có thể hỗ trợ mạng 4G, chứ không phải 5G, dù Huawei là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới hiện nay về 5G, trong cả lĩnh vực thiết bị đầu cuối lẫn cơ sở hạ tầng..
“Do bốn vòng trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt trong hai năm qua đã hạn chế điện thoại di động 5G của chúng tôi, chúng tôi hiện chỉ có thể sử dụng 4G và chip 5G của chúng tôi chỉ có thể được sử dụng như chip 4G”, CEO Huawei Richard Yu phát biểu tại sự kiện ra mắt sản phẩm.
Sự bất cập của việc Huawei tung ra smartphone 4G vào thời điểm này càng trở nên nổi bật, khi tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động 5G của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt hơn 70% trong năm nay. Cùng với mức giá cao hơn mong đợi, tương đương 15.9 triệu đồng và 21.3 triệu đồng, thái độ của người tiêu dùng Trung Quốc đối với hãng điện thoại di động quốc dân này đã ngay lập tức “phân cực”.
Nhiều người thậm chí gọi sản phẩm mới của Huawei là “Thuế IQ”, tức là thứ đồ chỉ những kẻ ngốc có IQ thấp mới mua.
“Những ai thích Huawei, những ai ủng hộ Huawei thì hãy nhanh tay mua đi. Tôi sẽ ủng hộ các bạn”, một người viết bình luận khích lệ.
Video đang HOT
“Đã không có 5G mà giá vẫn đắt. Thậm chí còn không kèm bộ sạc hoặc tai nghe”, một người khác than thở.
“Giá này mà giảm một nửa là hoàn toàn bùng nổ”
“Tôi hy vọng những người yêu nước sẽ dùng những hành động thiết thực để ủng hộ chiếc điện thoại di động flagship hỗ trợ 4G giá cao này, để Huawei có thể sống sót qua giai đoạn khó khăn, để nước Mỹ có thể nhìn thấy xương sống của người dân Trung Quốc, để con gái tôi ở Canada có thể mua thêm túi LV”, một người dùng châm biếm bằng cách giả giọng ông Nhậm Chính Phi.
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái chiều ủng hộ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
“ Mạng 5G chưa phủ sóng hết, gói di động 5G vẫn đắt quá, smartphone 4G hiện cũng hoàn toàn đủ dùng” .
Trên thực tế, không phải Huawei không muốn đưa 5G lên dòng sản phẩm mới này. Vì những áp lực và cấm đoán từ chính quyền Mỹ, nguồn cung chip hiện tại của Huawei vẫn “kẹt cứng”. Mặc dù Qualcomm đã xin được giấy phép cung cấp chip cho Huawei vào năm ngoái, nhưng nó chỉ giới hạn ở chip 4G. Cũng chính vì lý do này, Qualcomm đã đặc biệt tung ra phiên bản 4G của chip Snapdragon 888. Nhiều nguồn tin nói rằng Huawei đã trả 1,8 tỷ USD phí cấp bằng sáng chế cho Qualcomm cũng vì mục đích này. Để duy trì hoạt động kinh doanh điện thoại di động, Huawei hiện chỉ có thể thỏa hiệp.
Không có 5G, Huawei đang hy vọng sẽ thu hút người tiêu dùng thông qua sức mạnh về hệ thống camera vốn có của mình. Từ lâu, dòng điện thoại Huawei P series đã được biết đến với khả năng chụp ảnh vượt trội, lần này Huawei P50 được cải tiến hơn nữa về khả năng chụp ảnh, với việc trang bị mô-đun ống kính ba camera, trong đó có một camera chính 50 megapixel, một camera góc siêu rộng 13 megapixel và camera tiềm vọng 12 megapixel. Ống kính tele cũng hỗ trợ zoom quang học tương đương 5x.
Trong bảng xếp hạng máy ảnh mới nhất của DxOMARK, Huawei P50 Pro có tổng số điểm là 144 điểm, đứng ở vị trí đầu tiên.
Ngoài ra, để chứng minh rằng phiên bản 4G của P50 cũng có hiệu suất tương đương với điện thoại di động 5G, CEO Richard Yu cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công nghệ truyền thông không đồng nhất 4G Wi-Fi 6 AI của P50. Cụ thể hơn, giả sử người dùng đang di chuyển và sắp đến một khu vực có sóng yếu, P50 sẽ tải về trước các tập tin (như stream nhạc, video…) ở khu vực sóng mạnh, để đảm bảo rằng người dùng sẽ luôn có thể duy trì trải nghiệm giao tiếp trơn tru.
Nhưng liệu người dùng phổ thông có thực sự bị thuyết phục đưa ra quyết định mua chỉ dựa vào công nghệ máy ảnh vượt trội, điều mà họ rất khó đánh giá và hình dung. Hay các gói dữ liệu trả trước có đủ dung lượng để phục vụ AI của Huawei tải về mọi tập tin có sẵn, trước khi đi vào vùng sóng yếu.
Trên thực tế, tại chính hội nghị ra mắt sản phẩm mới nói trên, ngoài dòng P50, Huawei còn mang đến một số sản phẩm như loa, màn hình thông minh, đồng hồ, vòng đeo tay, tai nghe, máy tính bảng, khóa cửa. Rõ ràng, điện thoại di động vô tình đã bị gạt ra bên lề trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị đầu cuối của Huawei và các sản phẩm IoT khác hứa hẹn sẽ trở thành trọng tâm phát triển trong tương lai của gã khổng lồ công nghệ này.
Huawei, TikTok đổ tiền vận động chính phủ Mỹ
Những tên tuổi công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang tăng cường rót tiền vận động hành lang với chính phủ Mỹ.
Theo Nikkei, Huawei và ByteDance (công ty mẹ TikTok) rót nhiều tiền hơn để vận động hành lang chính phủ Mỹ trong quý II so với quý I. Động thái diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa giữ, vừa bỏ các chính sách khác nhau của người tiền nhiệm Donald Trump nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc.
Các cuộc chuyển giao quyền lực cũng là thời điểm chuyển giao với K Street - cộng đồng vận động hành lang tại Washington. Lúc này, xuất hiện nhiều gương mặt mới, quen thuộc với chính quyền mới hơn. Theo ông Ben Freeman, Giám đốc Sáng kiến minh bạch Ảnh hưởng nước ngoài tại Trung tâm Chính sách quốc tế, "dù là cơ hội hay khủng hoảng, K Street đều thắng".
Với Huawei, khoản chi phản ánh cuộc khủng hoảng mà công ty đang gánh chịu khi chính quyền ông Biden mở rộng các lệnh cấm của ông Trump. Theo kế hoạch hạ tầng của ông Biden, Huawei bị loại bỏ khỏi gói chi tiêu băng rộng trị giá 65 tỷ USD.
Không lâu sau khi ông Biden thắng cử Tổng thống Mỹ, Giám đốc Công nghệ Huawei bày tỏ hi vọng quan hệ tốt hơn với Mỹ dưới thời tân Tổng thống. Tháng 5, Phó Chủ tịch cấp cao Huawei Vincent Peng mời chính quyền mới đối thoại.
Có rất ít bằng chứng cho thấy cuộc đối thoại có thể diễn ra. Tuy nhiên, chi phí vận động cao hơn nhiều của Huawei - hơn 1 triệu USD trong quý II so với gần 200.000 USD trong quý I - cho thấy gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc vẫn tiếp tục lạc quan.
Một nguồn tin của Nikkei tiết lộ Huawei đang liên hệ với nhiều cố vấn quan hệ chính phủ và nhà vận động hành lang để giúp chính quyền ông Biden và công ty phát triển sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc hơn.
Đây cũng là khoản chi vận động theo quý lớn nhất của Huawei từ năm 2019, khi chính quyền cựu Tổng thống Trump đưa công ty vào danh sách đen thương mại. Năm nay, Huawei đã chi gấp đôi chi phí cả năm 2020.
Huawei không phải công ty duy nhất mở hầu bao. ByteDance và TikTok bỏ ra 1,95 triệu USD trong quý II, tăng từ 810.000 USD quý I. Không như Huawei, ByteDance đang ở vào thế thuận lợi hơn tại Mỹ. Vào tháng 6, Tổng thống Biden ký sắc lệnh hành pháp thu hồi các lệnh cấm trước đó của ông Trump nhằm vào TikTok và WeChat.
Theo tính toán của tổ chức phi lợi nhuận OpenSecrets, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là các nước chi vận động hành lang cao nhất từ năm 2016 tới nay.
Huawei ra mắt TV thông minh V 75 Super với màn hình MiniLED Trong sự kiện ra mắt lần này, bên cạnh flagship P50, Huawei cũng đã trình làng siêu phẩm TV thông minh Huawei Smart Screen V 75. Điểm nhấn chính của TV thông minh là màn hình MiniLED do công ty tự phát triển với công nghệ đèn nền. Màn hình có độ sáng tối đa lên đến 3000nits và lên đến 2880 phân...