Đưa trường học đến thí sinh 2020: Thay đổi thi THPT tác động mạnh đến thí sinh
Việc kỳ thi THPT thay đổi chỉ còn một mục đích xét tốt nghiệp kéo theo hàng loạt điều chỉnh trong phương án xét tuyển của các trường ĐH, thiệt thòi nhất vẫn thuộc về phía thí sinh
Sáng 23-4, chương trình tư vấn trực tuyến – truyền hình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 19-2020, do Báo Người Lao Động tổ chức, Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phối hợp thực hiện với chủ đề “Thay đổi trong thi THPT, chọn nguyện vọng phù hợp” diễn ra ngay sau khi phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) được thông qua. Chương trình sẽ được phát sóng trên kênh HTV Key vào lúc 11-12 giờ thứ bảy (25-4), phát lại vào 9-10 giờ chủ nhật (26-4).
Khoảng 70% thí sinh lúng túng
Theo phương án mới, kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích là xét tốt nghiệp THPT và căn cứ để các trường ĐH, CĐ xét tuyển sẽ trở thành kỳ thi với một mục đích là để công nhận tốt nghiệp THPT. Câu hỏi đặt ra đối với phương án thi này là nếu hơn 90% tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp hằng năm và chúng ta cũng vừa trải qua dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thì kỳ thi THPT 2020 chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT sẽ tác động ra sao tới các trường và thí sinh?
TS Lê Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP HCM – cho biết đối với thí sinh nếu chỉ thi để tốt nghiệp thì không có gì khó khăn nhưng có đến 70% thí sinh muốn sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH, CĐ nên các em sẽ lúng túng.
Chưa kể, 10% thí sinh tự do sẽ rất khó khăn trong học tập để thi lại. Các trường ĐH, nhiều năm rồi sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển cũng sẽ bị ảnh hưởng và lo lắng. Riêng với ĐHQG TP HCM, để chuẩn bị cho một kỳ thi phải chuẩn bị cả 10 năm từ khâu chuẩn bị cho đến tổ chức và đánh giá tác động. Và theo thống kê, chỉ khoảng 10% trường thành lập hội đồng trường, hơn 50% trường đủ điều kiện để thực hiện tự chủ tuyển sinh. Vậy đối với các trường còn lại trong năm nay có được quyền tự chủ tuyển sinh hay không? Bộ GD-ĐT phải có hướng dẫn chi tiết.
Các diễn giả tư vấn cho học sinh trong chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2020″, tổ chức sáng 23-4 Ảnh: TẤN THẠNH
ThS Nguyễn Văn Tài – Phó Ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP HCM – nhận định Bộ GD-ĐT ra cơ chế thi mới sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng thí sinh chú trọng thi vào các trường ĐH bằng các nhóm ngành và chỉ ôn môn chính, bây giờ lại phải ôn luyện thêm 2 môn khác. Đối với kỳ thi này, chỉ một số trường lấy điểm để xét tuyển, đa số trường vẫn lấy kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển nên năm nay chỉ tiêu sẽ giảm so với năm ngoái. Tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM dự kiến sẽ điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu tuyển sinh, thay vì năm ngoái dành 80% chỉ tiêu cho kỳ thi THPT quốc gia nay chỉ còn 40%, đẩy các hình thức xét tuyển khác lên.
Tại Trường ĐH Ngoại thương, ThS Trần Đình Huyên – Trưởng Ban Đào tạo cơ sở 2 tại TP HCM – cho biết trường vẫn duy trì 3 phương thức tuyển sinh từ các năm trước (xét tuyển thẳng, 2 phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế), đồng thời bổ sung 1 phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi được tổ chức riêng. Dự kiến nhà trường sẽ tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương (trong đó bao gồm cơ sở 2 tại TP HCM) trên hệ thống đăng ký trực tuyến của trường từ ngày 1-6.
Quan tâm ngành “hot”
Trước những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, việc lựa chọn nguyện vọng đúng, phù hợp là thí sinh đã đi được nửa quãng đường. Giữa tình hình kinh tế nhiều biến động do dịch bệnh, nhiều thí sinh quan tâm xu hướng chọn khối ngành kinh tế cũng có thay đổi hay không?
ThS Trần Đình Huyên cho biết Trường ĐH Ngoại thương đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực kinh tế ngoại thương và kinh doanh quốc tế nên trong suốt thời gian qua số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương tương đối ổn định, không có sự biến động lớn. “Theo quan điểm cá nhân, năm 2020 vẫn không thay đổi và sẽ không có sự biến động về số lượng thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Ngoại thương nói riêng và trường ĐH có đào tạo khối ngành kinh tế nói chung. Tại cơ sở TP HCM, chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của chuyên ngành kinh tế đối ngoại nhiều hơn nên số lượng thí sinh đăng ký vào chuyên ngành này nhiều hơn và điểm chuẩn trúng tuyển cũng cao hơn so các chuyên ngành còn lại.
Thí sinh Diệu Hằng tại quận 4, TP HCM cho biết rất quan tâm đến ngành đạo diễn điện ảnh – truyền hình và điều kiện thi tuyển. Theo ThS Trần Hồng Quỳnh – Phó Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – ngành nghề mà em đang yêu thích là ngành rất “hot”, những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ giải trí, nhất là những người làm đạo diễn, để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật tốt nhất. Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ từ làng giải trí dẫn đến sức hút mạnh mẽ của các ngành thuộc lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật, vì thế ngành diễn viên điện ảnh – truyền hình là một trong những ngành đang được nhiều trường đẩy mạnh đào tạo.
Thí sinh Gia Linh tại Trường THPT Gò Vấp, TP HCM có thắc mắc: Nhóm ngành thực phẩm và ẩm thực có liên quan đến nhau, ra trường triển vọng công việc có tốt không? Trả lời câu hỏi này, ThS Nguyễn Văn Tài cho biết trong Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM có 2 mảng gần giống nhau là khối ngành công nghệ thực phẩm, bảo đảm chất lượng và khối ngành khoa học dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến món ăn. Khối ngành công nghệ thực phẩm: xây dựng quy trình sản xuất ra thực phẩm, tham gia dây chuyền sản xuất. Khối ngành khoa học dinh dưỡng: trên bao bì luôn luôn có giá trị dinh dưỡng, nhiệm vụ của chuyên gia dinh dưỡng là xác định những giá trị đó để đưa ra giá trị dinh dưỡng cụ thể như thế nào, cân đối hàm lượng, xây dựng chế độ dinh dưỡng tùy đối tượng. Hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề “ nóng” của xã hội, nhu cầu việc làm rất lớn.
Đừng quá lo lắng!
Video đang HOT
Thay đổi cơ chế thi cũng sẽ kéo theo thay đổi hàng loạt vấn đề như quy chế thi, quy chế tuyển sinh, với thời gian gấp gáp cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các trường ĐH và thí sinh. Theo TS Lê Thị Thanh Mai, đối với các trường, việc xây dựng quy chế, quy định của một trường cũng không khó khăn gì. Nhưng quy chế của bộ, quy định của bộ thì có tác động rất lớn vì thế phải chờ hướng dẫn tiếp theo của bộ. Trong lúc này, nhiều trường cũng phải truyền thông lại về những điều chỉnh, thay đổi. Thí sinh cũng không nên lo lắng vì để tuyển được thí sinh thì các trường sẽ không đánh đố các em. Thí sinh cần xác định mình muốn làm điều gì trong tương lai, để làm được việc đó thì học ngành nào, ngành đó thì có ở những trường nào. Khoanh vùng các trường mình yêu thích. Xem các phương thức tuyển sinh và quyết định. Nếu các trường liên minh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM thì không có gì khó khăn, nếu thí sinh vẫn mong muốn tham gia kỳ thi này thì lên trang web để thử làm các đề thi mẫu.
NHÓM PHÓNG VIÊN
5 nhóm ngành đại học có thí sinh nhập học thấp "thảm hại" nhất năm 2019
Toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là đạt 77,70%. Tuy nhiên, 5 nhóm ngành có số thí sinh đến nhập học thấp một cách "thảm hại", chỉ có hơn 30%.
Thông tin trên được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 trình độ đại học, cao đẳng vào chiều nay ngày 13/2. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, về cơ bản thi và tuyển sinh 2020 vẫn giữ ổn định như những năm trước.
Bộ trưởng yêu cầu, các đại biểu tập trung góp ý về Dự thảo tuyển sinh 2020 mà Bộ đang lấy ý kiến; đồng thời cần có phối hợp chặt chẽ với các Sở GD&ĐT để có cơ sở dữ liệu ổn định, thống nhất tốt cho kỳ thi.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến tuyển sinh 2020
Chỉ có 411.603 thí sinh nhập học
Tại hội nghị, Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh 2019 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2020.
Theo bà Phụng, số thí sinh đăng kí dự thi (ĐKDT) 887.104; Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976.
Số thí sinh ĐKXT vào Đại học, CĐSP, TCSP (tỷ lệ 73,62% số ĐKDT) là 653.128
Tổng chỉ tiêu ĐH, CĐSP, TCSP đến khi xét tuyển là 491.204, trong đó 46.285 xét tuyển sư phạm. Chỉ tiêu xét học bạ (28,51%); Chỉ tiêu xét kết quả thi THPT (71,48%).
Số nguyện vọng ĐKXT cùng ĐKDT là 2.575.305, trong đó sư phạm là 115.374.
Theo đó, kết quả tuyển sinh Đợt I có 405.193 thí sinh trong danh sách trúng tuyển, đạt 115,39% chỉ tiêu (số lượng nhập học xét tuyển theo kết quả thi THPTQG (xét tuyển đợt 1) là 258.870 đạt 73,72% chỉ tiêu THPT quốc gia (năm 2018 đạt 72,40%) và đạt 63,89% so với số trúng tuyển).
Số thí sinh chính quy trúng tuyển - nhập học bằng các phương thức xét tuyển là 411.603 đạt 77,70% tổng chỉ tiêu chính quy, gồm: Đại học chính quy dài hạn có 390.956; bằng 44% số thí sinh ĐKDT (Phân luồng gần 66%), bằng khoảng 23% dân số độ tuổi 18 (phân luồng 77%).
Đại học Liên thông chính quy, Văn bằng 2 chính quy là: 10.016; Trung cấp, cao đẳng sư phạm: 10.631.
Số thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên là 27.373; Trong đó, trình độ ĐH là 16.742, đạt 70,89%; trình độ CĐ là 8,537, đạt 46,12%; Trình độ TC là 2.094, đạt 30,34% so với chỉ tiêu (Năm 2018, có 24.484 thí sinh nhập học ngành sư phạm).
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là 411.603 đạt 77,70%.
Tuy nhiên, chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 70%; 66,20% số trường đạt trên 50% chỉ tiêu.
Số liệu tuyển sinh năm 2019 mà Bộ GD&ĐT đưa ra
Đặc biệt 5 nhóm ngành đại học kém lợi thế nhất trong năm 2019 với tỷ lệ nhập học thấp "thảm hại" là:
Nhóm ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản, có tổng chỉ tiêu là 11.582 nhưng tỷ lệ nhập học có 3776 (đạt 32,60%). Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, có tổng chỉ tiêu là 5703 nhưng tỷ lệ nhập học có 1972 (đạt 34,58%). Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường, có tổng chỉ tiêu là 7012, tỷ lệ nhập học là 3175 (đạt 45,28%). Nhóm ngành Dịch vụ xã hội, có tổng chỉ tiêu l 2969, tỷ lệ nhập học là 1357 (đạt 45,71%). Nhóm ngành Khoa học sự sống, có tổng chỉ tiêu là 6905, tỷ lệ nhập học là 3455 (đạt 50,04%).
Nhiều trường đại học báo cáo không trung thực
Đánh giá về kết quả tuyển sinh năm 2019, Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đợt 1 cao (115,39% chỉ tiêu) nhưng nhập học thấp đạt 63,89% so với số trúng tuyển, có thể do trường không nhập đầy đủ danh sách xác nhận nhập học lên hệ thống;
Thậm chí, một số trường phổ thông còn chạy theo thành tích về tỷ lệ học sinh đỗ đại học nên đã khuyến khích một số thí sinh không có nguyện vọng học đại học vẫn đăng ký xét tuyển.
Ngoài ra, một số trường đại học lạm dụng quyền tự chủ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp hoặc nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố.
Nhiều trường xây dựng tổ hợp không phù hợp với ngành đào tạo, gây dư luận không tốt; thậm chí có trường nhập thiếu, không nhập, nhập không đúng thời gian, cấu trúc, nội dung... theo quy định về việc nhập danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh xác nhận nhập học, thí sinh đã nhập học lên hệ thống...
Thậm chí, một số cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa nắm bắt được quy trình và nhiệm vụ, còn có sai sót...
"Với những trường báo cáo không trung thực, Bộ sẽ rà soát, kiểm tra và xử lý theo đúng quy chế" - bà Phụng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo bà Phụng, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển, nhập học vào ngành sư phạm thấp dẫn đến một số ngành chỉ có một vài thí sinh đủ điểm sàn, không đủ điều kiện để mở lớp.
Do đó, một số trường quyết định không thực hiện theo thông báo, dừng tuyển sinh để thí sinh trúng tuyển nguyện vọng tiếp theo... nhưng lại không trao đổi với các cơ quan có liên quan để giải quyết đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Cũng theo bà Phụng, điểm trúng tuyển của các trường đại học phản ánh phân loại chất lượng giữa các nhóm trường khá rõ ràng. Đây là cơ sở để người học, cơ quan quản lý, xã hội đánh giá, giám sát.
Một số điểm mới trong tuyển sinh 2020
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tuyển sinh 2020, sẽ có một số dự kiến thay đổi so với 2019. Cụ thể,
Quy chế tuyển sinh sẽ tích hợp các nội dung điều chỉnh tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2... vào cùng một quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non để dễ tra cứu, áp dụng.
Ngoài ra, sẽ quy định các nguyên tắc và mở rộng quyền tự chủ đối với các trường tổ chức thi tuyển sinh (thi các môn văn hóa, năng khiếu, đánh giá năng lực...) nhằm điều chỉnh pháp luật sát với thực tế, đảm bảo chất lượng đầu vào và nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường.
Tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe.
Đặc biệt, bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai khối ngành này.
Quy định chế tài chặt chẽ đối với các trường vi phạm, đối với cán bộ, công chức, người lao động và thí sinh vi phạm, đặc biệt là thí sinh gian lận, liên quan đến gian lận trong thi, tuyển sinh... để nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học.
Ngoài ra, từ năm 2020, Bộ sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo sư phạm trình độ trung cấp; trình độ CĐ chỉ giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non.
Tại hội nghị, các đại biểu sẽ bàn và đưa ra ý kiến khắc phục những hạn chế của tuyển sinh năm 2019 và những điểm mới cần bổ sung cho mùa tuyển sinh 2020.
Hồng Hạnh
Theo dantri
Các trường đại học chạy đua tuyển sinh sớm Dù còn lâu nữa mới bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020 nhưng thời điểm này, hàng chục trường ĐH lớn ở khu vực phía Nam đã công bố phương án tuyển sinh. Ảnh minh họa Mới đây, ĐHQG TP HCM đã công bố kế hoạch tuyển sinh. Đáng chú ý là chỉ tiêu dành cho thí sinh đậu vào trường này...