Đưa trường học đến thí sinh 2020: Nỗ lực cho mùa thi nhiều thay đổi
Nhiều thay đổi trong mùa thi 2020 đòi hỏi thí sinh phải hết sức tập trung ôn thi; tìm hiểu thông tin chính xác về các hình thức xét tuyển; tránh lơ là, chủ quan vì kỳ nghỉ kéo dài
Ngày 9-4, chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 19 – 2020 do Báo Người Lao Động tổ chức, Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phối hợp ghi hình và phát sóng, đã chính thức diễn ra với chủ đề “Chuẩn bị gì cho mùa thi năm nay?”. Chương trình được tường thuật trực tuyến trên Báo Người Lao Động điện tử, sẽ được phát sóng trên kênh HTV Key vào lúc 11-12 giờ thứ bảy (11-4), phát lại vào 9-10 giờ chủ nhật (12-4).
Hàng loạt thay đổi tác động đến thí sinh
Với việc Báo Người Lao Động thay đổi hình thức tư vấn từ trực tiếp qua trực tuyến – truyền hình để phát rộng rãi đến học sinh (HS) trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các khách mời tham dự chương trình tỏ ra rất hào hứng và nhiệt tình giải đáp tất cả những thắc mắc, băn khoăn được đặt ra, trong đó không ít các câu hỏi khó từ học HS, phụ huynh.
Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử ngành giáo dục, HS lại nghỉ dài ngày như vậy. Với việc HS chưa thể đến trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2020 với nhiều nội dung giản lược. Trước đó, bộ cũng đã điều chỉnh thời gian học kỳ 2 kết thúc trước 15-7, kỳ thi THPT quốc gia 2020 dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 11-8. Các trường ĐH cũng lùi thời gian xét tuyển so với dự kiến. Hiện nay, HS lớp 12 đang phải nỗ lực ôn thi trực tuyến – điều chưa từng xảy ra với các lứa sĩ tử trước đây.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa (bìa phải) nhận định về mùa thi năm nay, tại chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2020″, tổ chức sáng 9-4 Ảnh: QUANG LIÊM
Trước câu hỏi những thay đổi trên tác động gì đến thí sinh năm nay, TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng những điều chỉnh trên là bất khả kháng do dịch bệnh, gây ra những xáo trộn rất lớn không chỉ với HS mà còn với các trường THPT, trường ĐH. Việc điều chỉnh thi THPT quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tuyển sinh ĐH.
Ở góc độ cơ sở giáo dục phổ thông, cô Vũ Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM), cho biết đề thi mẫu do Bộ GD-ĐT vừa công bố có tới 70% câu hỏi thuộc phần nhận biết cơ bản, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao, như vậy đã giảm độ khó hơn năm trước. Qua 3 tháng dạy trực tuyến, dù thầy cô dạy nhiều hơn, kỹ hơn nhưng vẫn không bằng trên lớp, do đó HS cần phải cố gắng nhiều hơn.
Với kinh nghiệm của một trường ĐH đã và đang tổ chức đào tạo từ xa, ThS Nguyễn Quỳnh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chia sẻ để việc học trực tuyến có hiệu quả, HS cần phải có máy tính có đường truyền internet tốt; theo dõi tài liệu trước để tiếp cận bài học dễ dàng hơn; cần sắp xếp thời gian hợp lý và tập trung cao độ trong giờ học.
Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2020 cũng có những tranh cãi khi yêu cầu ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của chương trình chất lượng cao phải cao hơn đại trà. Theo PGS-TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Tài chính Marketing, các chương trình chất lượng cao luôn có đội ngũ giảng viên chất lượng, bài giảng chất lượng. Việc yêu cầu ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của chương trình chất lượng cao phải cao hơn đại trà là không hợp lý, điều này có thể khiến hồ sơ đăng ký xét tuyển vào chương này có khả năng giảm nhiều so với năm trước.
“Dễ thở” nhờ nhiều phương thức xét tuyển
TS Nguyễn Đức Nghĩa thông tin với phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT đã lùi thời gian kỳ thi về tháng 8, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM cũng như của các trường ĐH đã lùi lại nên thời điểm này nhiều trường đã đẩy mạnh xét tuyển học bạ, điều chỉnh từ xét kết quả 6 học kỳ xuống còn 5 học kỳ (bỏ qua học kỳ 2 lớp 12), nhiều trường cũng bắt đầu xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế…
Trước câu hỏi hiện nay “dù chưa thi THPT quốc gia nhưng một số trường ĐH đã thông báo xét tuyển từ kết quả học tập của 5 học kỳ, điều này có ảnh hưởng gì tới việc học của học kỳ 2 hay không?”, cô Vũ Ngọc Dung cho biết trước đây đã có trường ĐH xét 5 học kỳ, năm nay thì có nhiều trường xét tuyển theo cách này hơn.
Điều này có thiệt thòi cho các em muốn tăng tốc trong học kỳ 2 để đạt kết quả cao, cải thiện thành tích học tập. Tuy nhiên, có nhiều phương thức xét tuyển, như xét bằng điểm thi THPT quốc gia và thi đánh giá năng lực nên các em phải nỗ lực ngay bây giờ vì không còn nhiều thời gian, phải tự giác cao phần ôn tập học kỳ I, nội dung bài lớp 11, không thể lơ là, chủ quan. Ngoài ra, để có kết quả thi và xét tuyển đạt được mong muốn, HS cần tập trung học tốt học kỳ 2 lớp 12.
“Thí sinh tham gia xét tuyển không nên lo lắng vì Covid-19 ảnh hưởng đến việc học vì ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, còn có các phương thức xét tuyển khác nhau” – PGS-TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư trấn an thêm.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, HS đăng ký xét tuyển thì mong muốn trúng tuyển. Trong nhiều phương thức xét tuyển của các trường thì ưu tiên tuyển thẳng và tuyển thẳng yêu cầu thí sinh phải có kết quả học tập cao. Với các phương thức còn lại, thí sinh nên đồng thời xét tuyển cùng nhiều phương thức để cơ hội trúng tuyển cao.
Bộ GD-ĐT xây dựng phương án thi THPT quốc gia 2020
Bộ GD-ĐT ngày 9-4 cho biết đang xây dựng phương án thi THPT quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi được hoàn thiện, Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ phương án này trong thời gian tới.
Theo điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần 2 của Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 8 đến ngày 11-8-2020. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng – Bộ GD-ĐT, cho hay việc xây dựng đề thi tham khảo và công bố như vừa qua là đang thực hiện theo đúng “kịch bản” về phương án thi THPT quốc gia mà bộ đưa ra. Với kịch bản ấy, việc xây dựng đề thi tham khảo là cần thiết, phù hợp và hỗ trợ tốt cho giáo viên và HS. Hiện nay, trong khi bộ chưa công bố phương án nào khác, nhà trường và HS căn cứ đề tham khảo vừa công bố để ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi.
Y.Anh
Đừng căng thẳng!
ThS tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy cho rằng hiện rất nhiều thí sinh lo lắng trước những thay đổi về thi, tuyển sinh. Nhưng nếu lo lắng quá thì sẽ dễ bị căng thẳng, không tốt cho quá trình ôn tập, cũng như việc học trực tuyến… Điều các em cần làm là xác lập một quá trình chuẩn bị, khi có một tâm thế vững vàng, quá trình ôn tập chu đáo thì bước vào kỳ thi các em sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Bất kỳ thời khắc nào trong quá trình ôn tập tại gia đình, nếu em cảm thấy mệt thì hãy tạm thời… buông, dừng. Hãy giữ một tinh thần thoải mái khi học, nếu có điều gì không hiểu, các em có thể mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao môn lý: Trọng tâm lớp 11
Vào lúc 19 giờ hôm nay 9.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 môn lý tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 hôm nay sẽ phát sóng chuyên đề 10 của môn lý do cô Lê Thị Ngọc Dung, giáo viên Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) hướng dẫn.
Chuyên đề cuối cùng của nội dung ôn tập môn vật lý sẽ tập trung vào Kiến thức trọng tâm lớp 11. Theo đó cô Ngọc Dung hướng dẫn 4 chủ đề chính và trọng tâm trong chương trình vật lý 11 là: Điện tích - điện trường, Dòng điện không đổi, Từ trường - cảm ứng điện từ, Quang hình học. Cùng với đó là 2 bài toán ví dụ sau mỗi chủ đề được trích trong đề thi THPT quốc gia năm trước.
Trước đó, trong các chủ đề đã phát sóng, cô Lê Thị Ngọc Dung đã hướng dẫn học sinh ôn tập các nội dung như: Bài tập về dao động điều hòa, hệ dao động điều hòa, sóng âm, mạch điện xoay chiều, phản ứng hạt nhân, sóng ánh sáng...
Bắt đầu từ ngày 25.3, vào các khung giờ 15 giờ và 19 giờ hàng ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, trên các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 do những giáo viên có kinh nghiệm của TP.HCM đang giảng dạy tại các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1), Bùi Thị Xuân (Q.1), Marie Curie (Q.3)... hướng dẫn.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 có sự tài trợ, đồng hành của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Chương trình sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi THPT quốc gia.
Bích Thanh
Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao môn sinh: Bài tập quy luật Vào lúc 15 giờ hôm nay 9.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 môn sinh tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Trong chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao hôm nay, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn tập thứ 7...