Đua thời gian, hoàn thành chương trình học chất lượng, đúng tiến độ
Khung kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 với GD mầm non, phổ thông và GD thường xuyên của Bộ GD&ĐT quy định: Hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước 25/5/2021; kết thúc năm học trước 31/5/2021.
Nhiều địa phương nhanh chóng triển khai dạy học trực tuyến bảo đảm kế hoạch năm học. Ảnh minh họa
Với sự chủ động, linh hoạt, kinh nghiệm triển khai dạy học trực tuyến, các nhà trường, địa phương đang nỗ lực để hoàn thành chương trình học chất lượng, đúng tiến độ.
Không gián đoạn việc học
Ngay sau khi học sinh tạm dừng đến trường để phòng dịch, Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã lập kế hoạch dạy học trực tuyến. Theo thầy Hiệu trưởng Đào Chí Mạnh, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thống kê số học sinh có thể học qua Internet.
Đề Tiếng Việt và đề tổng hợp cho các môn còn lại số lượng 15 câu/tuần cho mỗi nội dung. Riêng môn Toán, giáo viên chỉ làm video, đề sẽ được luyện trên nền tảng Vio.edu.vn. Tổ trưởng chỉ đạo làm đề theo khối và gửi lại phó hiệu trưởng duyệt, sau đó đưa lên hệ thống.
“Kế hoạch của nhà trường yêu cầu, tổ chức dạy học trực tuyến cần bảo đảm để số lượng học sinh tham gia nhiều nhất. Tổ công nghệ được giao hỗ trợ, giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Tôi tin rằng, những trường triển khai dạy học trực tuyến tốt, việc hoàn thành chương trình đúng thời điểm trong điều kiện dịch bệnh hoàn toàn khả thi” – ông Đào Chí Mạnh nêu quan điểm.
Theo Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội), cô Hoàng Thị Yến, ngay trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhà trường lên phương án, xây dựng kế hoạch để trường hợp học sinh phải tạm dừng đến trường vì dịch bệnh có thể chuyển ngay sang dạy học trực tuyến. Học sinh của trường đang được học trực tuyến trên phần mềm Microsofl Teams.
Thời khóa biểu được bố trí 2 buổi/ ngày, từ thứ Hai – thứ Sáu với trung bình 7 – 8 tiết/ngày (tùy theo chương trình của mỗi khối). “Theo tiến độ này, nhà trường sẽ hoàn thành chương trình học kỳ II vào 24/5 và kết thúc năm học theo đúng thời gian quy định” – cô Hoàng Thị Yến khẳng định.
Cô Lương Quỳnh Lan, Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội) cũng cho rằng, nếu thời gian tạm dừng đến trường chỉ một tuần sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch năm học, vì hoạt động dạy học vẫn tiếp tục bằng hình thức trực tuyến. Trường hợp thời gian này kéo dài hơn cần có phương án cho kiểm tra cuối kỳ. “Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT cho phép được kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến vì lý do bất khả kháng” – Hiệu trưởng Lương Quỳnh Lan gợi ý.
Video đang HOT
Giáo viên tại Hà Nội dạy trực tuyến, tương tác trực tiếp với học sinh thông qua phần mềm Zoom.
Có thể hoàn thành chương trình trong điều kiện dịch bệnh
Từ ngày 5/5, học sinh mầm non, tiểu học, THCS và các cơ sở mầm non độc lập, tư thục trên địa bàn thành phố Bắc Giang trở lại trường học bình thường. Ông Hà Huy Giáp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết: Hết tuần sau (khoảng 14/5), học sinh tiểu học Bắc Giang sẽ hoàn thành kiểm tra định kỳ; dự kiến kết thúc học kỳ II vào 25/5.
Theo ông Trịnh Văn Mừng, Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Sở GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện kế hoạch giáo dục và triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường vì Covid-19. Trong đó yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT triển khai các hình thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình và hình thức dạy học khác từ ngày 4/5 một cách hiệu quả theo hướng dẫn của sở GD&ĐT, bảo đảm “học sinh dừng đến trường nhưng không ngừng học”.
Các trường thực hiện tiến độ hoàn thành chương trình trước 25/5, kết thúc năm học ngày 31/5 (khi chưa có thông báo mới của Bộ GD&ĐT về thời gian kết thúc năm học). Phân công giáo viên, cán bộ kỹ thuật trực và hỗ trợ giáo viên, học sinh về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến bảo đảm an toàn về thông tin cá nhân và khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến.
Nhiều địa phương thực hiện sắp xếp ngồi giãn cách trong giờ học để bảo đảm an toàn cho HS.
“Về kiểm tra, đánh giá học sinh, sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên tăng cường kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến; đánh giá việc hoàn nhiệm vụ học tập cho học sinh, từ đó có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ học tập cho học sinh, đặc biệt đối với học sinh yếu kém. Đối với bài kiểm tra, đánh giá định kỳ: Thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GD&ĐT (khi học sinh đi học trở lại).” – ông Trịnh Văn Mừng cho hay.
Tại Hưng Yên, thông tin từ Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phan Xuân Quyết, trẻ mầm non, học sinh, học viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh tạm dừng đến trường từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo mới. Trong quá trình này, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức dạy học trực tuyến chính khóa trên cơ sở hiệu quả, chất lượng theo chương trình giáo dục, không làm gián đoạn việc học của học sinh. Phụ huynh học sinh cũng được yêu cầu thực hiện các biện pháp quản lý, chăm sóc học sinh trong thời gian nghỉ học.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học, Hưng Yên đã gần hoàn thành. Sở GD&ĐT đang xem xét, cân nhắc, nếu dịch bệnh không diễn biến phức tạp tuần sau có thể cho học sinh đến trường làm kiểm tra định kỳ theo phương án giãn cách và bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch bệnh. – Ông Phan Xuân Quyết
Học sinh Hà Nội muốn vào 4 trường chuyên phải qua sơ tuyển và thi tuyển
Học sinh tham gia tuyển sinh vào 4 trường chuyên sẽ trải qua 2 vòng, đó là sơ tuyển và thi tuyển.
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông của Hà Nội đã quy định rõ phương thức tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh của 4 trường trung học phổ thông chuyên: Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học phổ thông Chu Văn An và Trung học phổ thông Sơn Tây;
Theo đó, 4 trường chuyên sẽ tổ chức tuyển sinh qua 2 vòng. Vòng 1: tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển. Vòng 2: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1.
Trong đó, vòng sơ tuyểnđược đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí sau:
Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế. Điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải Nhất 5,0 điểm, giải Nhì 4,0 điểm, giải Ba 3,0 điểm, giải Khuyến khích 2,0 điểm;
Kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở: tốt nghiệp loại giỏi 3,0 điểm, loại khá 2,0 điểm.Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp trung học cơ sở: tính theo kết quả từng năm học, xếp loại học lực giỏi 3,0 điểm, học lực khá 2,0 điểm;
Những học sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng 2.
Vòng 2: Thi tuyển
Môn thi và hình thức thi:
- Môn thi: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1. Học sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên (còn gọi là các môn điều kiện chuyên) là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên, trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa: Thu Trang
Những học sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không có nguyện vọng học hệ không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi đủ 3 môn không chuyên (Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ), có thể không cần dự thi môn Lịch sử.
- Hình thức thi: các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.
Thang điểm và hệ số điểm bài thi:
- Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10.
- Hệ số điểm bài thi: điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1, điểm thi môn chuyên tính hệ số 2.
Thời gian làm bài thi:
- Các bài thi không chuyên: môn Ngữ Văn và môn Toán 120 phút/bài thi, môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi;
- Các bài thi môn chuyên: môn Hóa học và môn Ngoại ngữ 120 phút/bài thi, các môn khác 150 phút/bài thi.
- Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng số điểm các bài thi không chuyên, điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (đã tính hệ số);
Nguyên tắc xét tuyển:
- Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0;
- Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn;
- Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. Học sinh được quyền lựa chọn học một lớp chuyên theo nguyện vọng trúng tuyển (trường hợp học sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên).
Công nhận kết quả dạy học trực tuyến: Giảm tình trạng "tự bơi" Thông tư quy định về dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên được coi là hành lang pháp lý, chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến. Giáo dục trực tuyến giúp học sinh, sinh viên phát triển khả năng tự học. Ảnh: CT Dù vậy, dạy học trực tuyến trong cơ sở...