Đưa nữ lên ngôi “sếp”
Vai trò và vị trí của phụ nữ với nền kinh tế sẽ gia tăng mạnh khi Liên minh châu Âu (EU) muốn làm một cuộc cách mạng để “sếp” nữ chiếm tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp lớn nhất của các nước thành viên.
EC đặt tỷ lệ nữ trong các ban giám đốc doanh nghiệp
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan hành pháp của EU – ngày 15-11 đã đưa ra một dự luật yêu cầu phải gia tăng số lượng phụ nữ trong ban giám đốc các doanh nghiệp lớn tại 27 nước thành viên liên minh. Theo Phó Chủ tịch EC Viviane Reding, EU sẽ mở ra cuộc cách mạng mới khi yêu cầu các doanh nghiệp lớn trong liên minh phải đạt được ít nhất 40% thành viên ban điều hành là phụ nữ vào năm 2020.
Cũng theo dự luật mà EC đưa ra, những doanh nghiệp tại các nước thành viên EU có ít hơn 250 nhân công và thu nhập hằng năm dưới 50 triệu euro (63 triệu USD) không phải thực hiện yêu cầu có 40% thành viên ban điều hành là phụ nữ. Nói cách khác, quy định này chỉ áp dụng với những doanh nghiệp lớn của EU.
Hiện dự luật trên còn phải được Nghị viện châu Âu (EP) và Hội đồng châu Âu thông qua mới có hiệu lực, song nếu được thông qua nó sẽ tác động lớn tới vai trò và vị trí phụ nữ trong nền kinh tế châu Âu. Các quan chức châu Âu cho rằng dự luật trên sẽ tác động tới khoảng 5.000 doanh nghiệp lớn các nước thành viên EU.
Dù đang được xem xét thông qua, song dự luật mà EC đề xuất một lần nữa khẳng định vai trò của EU đi đầu trong vấn đề bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Hiện phụ nữ chiếm khoảng 40% lực lượng lao động toàn cầu và nhiều người đã rất thành công trên cương vị lãnh đạo doanh nghiệp nhưng chiếm rất ít vị trí lãnh đạo doanh nghiệp và điều này ảnh hưởng lớn tới lợi ích của phụ nữ.
Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển ( OECD), phụ nữ chỉ chiếm 3% số các tổng giám đốc điều hành (CEO) trong 500 công ty lớn nhất toàn cầu theo bảng xếp hạng Fortune. Hơn 46% số công ty lớn trong OECD không có nữ trong ban điều hành, 23% số công ty chỉ có 1 nữ trong ban điều hành.
Số liệu thống kê của 70 nước cho thấy phụ nữ hiện chỉ chiếm 27% số chức vụ có ảnh hưởng hoặc trong cơ cấu hoạch định chính sách nói chung. Phụ nữ chiếm 75% lao động trong ngành tài chính Mỹ nhưng hiện chỉ chiếm 12,6% số chức vụ trong ban lãnh đạo 50 ngân hàng thương mại hàng đầu ở nước này và chỉ có 8 nữ trong số tổng giám đốc 100 liên minh tín dụng lớn nhất ở Mỹ.
Chính vì thế dự luật mà EC đề xuất được cho là sẽ mở ra cuộc cách mạng nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong hoạt động kinh tế không chỉ ở EU mà rộng ra cả thế giới. Gia tăng sự lãnh đạo kinh tế của phụ nữ ở châu Âu sẽ là tấm gương, động lực để thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ toàn cầu từ chính trị cho tới kinh tế.
Nhằm đảm bảo tính khả thi của dự luật trong trường hợp được thông qua, EC cũng đề ra những chế tài với doanh nghiệp vi phạm, không có ít nhất 40% phụ nữ trong ban điều hành sau năm 2020. EC tin tưởng các doanh nghiệp thành viên EU hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu vào năm 2020 bởi hiện tỷ lệ phụ nữ trong ban điều hành các doanh nghiệp của EU đã đạt 15%, trong đó, quốc gia như Thụy Điển hiện đã đạt được tỷ lệ 40% phụ nữ trong ban điều hành.
Theo ANTD
Mỹ: Virus Tây sông Nile gia tăng tại bang Oklahoma
Ảnh minh họa. (Nguồn: creaturecontrol.net)
Các quan chức y tê bang Oklahoma, Mỹ ngày 28/9 công bô đã có tới chín trường hợp tử vong do lây nhiêm virus Tây sông Nile tính từ đâu năm tới nay tại bang này.
Trong khi đó, sô người lây nhiêm hiên đã lên tới 154 trường hợp.
Đâu năm nay, các chuyên gia y tê đã cảnh báo tình hình nắng nóng trong mùa Hè có thê là nguyên nhân làm bùng phát virus tôi tê nhât trong lịch sử của bang. Đợt bùng phát dịch nghiêm trọng trước đó xảy ra vào năm 2007 và thời điểm này tại Oklahoma số người nhiễm bệnh lên tới 107 người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), năm 2012 cũng được xem là một trong những năm bùng phát dịch tệ hại nhất, tính từ khi virus lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ vào năm 1999.
Tốc độ lây truyền nhanh chóng của virut này có nguy cơ biến năm 2012 trở thành năm đại dịch gây tử vong nhiều nhất tại Mỹ từ trước đến nay.
Virus Tây sông Nile lần đầu tiên được phát hiện tại quốc gia châu Phi, Uganda năm 1937, chủ yếu lây lan do muỗi đốt với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó thở, chóng mặt, ngứa ngáy, nôn mửa....
Theo VNN
6 tàu hải giám Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư Sáu tàu hải giám Trung Quốc đã đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật vào hôm nay 14.9, trong bối cảnh căng thẳng về lãnh thổ giữa hai nước gia tăng. Trung Quốc thông báo các tàu này đang "thực thi luật pháp" nhằm chứng tỏ quyền tài phán với quần đảo được Bắc Kinh gọi là Điếu...