Đưa massage vào đào tạo chính quy
Nhóm nghề chăm sóc sức khỏe – thẩm mỹ – làm đẹp vừa chính thức được đào tạo tại một số trường CĐ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng phát triển của lĩnh vực này.
Sinh viên thực hành massage trị liệu tại Trường CĐ Kỹ nghệ 2 – M.T
Theo bà Bùi Thị Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phụ trách Khoa Y Dược và thẩm mỹ Trường CĐ Kỹ nghệ 2, trường vừa ra mắt bộ môn chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ, thuộc khoa y dược và thẩm mỹ, với các chuyên ngành như chăm sóc da – móng – tóc, massage trị liệu, phun xăm thẩm mỹ, trang điểm, tóc…
Video đang HOT
“Chúng tôi phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế, tìm hiểu thị trường lao động, đồng thời tham khảo chương trình đào tạo ở các trường CĐ, ĐH tại nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Từ đó thành lập bộ môn nhằm đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, cung cấp cho thị trường chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ những lao động đạt chuẩn kỹ năng nghề”, bà Tâm chia sẻ.
Trường sẽ tuyển sinh 3 trình độ gồm sơ cấp, trung cấp (học sinh tốt nghiệp THCS trở lên) và CĐ (học sinh tốt nghiệp THPT trở lên). Học viên hệ chính quy sẽ học trong 2 năm, hệ vừa học vừa làm sẽ học trong 2,5 năm. Trường cũng đào tạo liên thông CĐ trong thời gian 1 năm… Tốt nghiệp, người học được nhận bằng do Bộ LĐ-TB-XH cấp. “Các thẩm mỹ viện, spa, salon tóc… mọc lên ngày càng nhiều do nhu cầu làm đẹp quá lớn. Vì thế, học những ngành này ra là có việc làm ngay. Mức lương khởi điểm của người mới tốt nghiệp là từ 15 triệu đồng trở lên. Các em có thể đi làm ngay, cũng có thể học tiếp lên ĐH tại Hàn Quốc, Nhật Bản để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ”, bà Tâm thông tin thêm.
Theo bà Trương Thị Ngọc Ánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần đào tạo và phát triển Spa VN, mỗi một spa ra đời cần ít nhất 50 nhân viên làm đẹp. Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài đến VN mở trung tâm thẩm mỹ ngày càng nhiều, nhân viên được săn lùng với mức lương cao. Vì thế những học viên chưa kết thúc khóa học tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn đã được nhận vào làm việc. Bà Ánh cũng cho rằng, lâu nay nghề massage trị liệu nói riêng, các ngành chăm sóc sắc đẹp nói chung đều tự phát, người này truyền nghề cho người kia, không tránh khỏi những thiếu sót, kỹ năng không chuẩn dẫn đến những hậu quả khó lường. “Khách hàng sẽ là người thiệt thòi nhất nếu nhân viên chăm sóc da lại không có kiến thức bài bản về cấu trúc da, cách điều trị cho từng loại da… Vì thế, nếu VN đưa các nghề này vào đào tạo chính thức tại trường CĐ sẽ giúp cho nhân viên ngành làm đẹp có tay nghề cao, giúp ngành làm đẹp phát triển và an toàn hơn rất nhiều”, bà Ánh nói.
Ngoài Trường CĐ Kỹ nghệ 2, Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội cũng đang đào tạo các ngành như vẽ móng nghệ thuật, chăm sóc sắc đẹp, thiết kế các kiểu tóc, trang điểm thẩm mỹ.
Theo thanhnien
Sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM phải học từ 6h sáng: Đâu là sự thật?
Mới đây, trên fanpage của sinh viên ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) đăng thông tin trường này thay đổi khung giờ giảng dạy từ 6h sáng đến 22h10. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết, khung giờ đặc biệt chỉ dành cho HS Vừa học vừa làm.
Sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM
Theo đó, trường thay đổi khung giờ giảng dạy áp dụng từ HK182 với tổng cộng 17 tiết học một ngày. Trong đó, khung giờ sớm nhất bắt đầu từ 6h sáng và muộn nhất kết thúc lúc 22h10 đêm. Mỗi tiết học kéo dài 50 phút, nghỉ giải lao 10 phút (riêng buổi tối học liên tục không giải lao).
Tuy nhiên, trên thông báo cũng ghi rõ, khung giờ 6h và 22h10 "không xếp thường xuyên" và các tiết rơi vào khung 11h, 12h, 17h, 18h có ghi chú: "Cân nhắc tránh sinh viên/giảng viên học/giảng liên tục".
Sau khi thông báo này được đăng tải, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo ngại vì cho rằng học 17 tiết một ngày và bắt đầu tiết 1 từ 6h sáng như vậy là quá áp lực.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết, khung giờ giảng dạy mới này áp dụng cho nhiều chương trình và hệ đào tạo khác nhau. Những khung giờ đặc biệt vào lúc 6h sáng hoặc 21h20 đêm chỉ dành cho hệ Vừa làm vừa học, học tập trung tại trường trong một thời gian ngắn có có nguyện vọng muốn rút ngắn thời gian để kết thúc đợt học sớm hơn.
Còn với sinh viên hệ chính quy, PGS.TS Phúc cho biết, giờ học chính thức bắt đầu từ 7h sáng. So với khung giờ học trước đây là trễ hơn nửa tiếng (theo khung cũ sinh viên vào học lúc 6h30 sáng), thuận lợi hơn cho các em sinh viên. Đồng thời, trường cũng sắp xếp lại các tiết học để không có tình trạng sinh viên học liên tục 6 tiết/buổi như trước.
Theo infonet
Thứ trưởng Giáo dục: 'Dự thảo đuổi học sinh viên bán dâm là bị lỗi' Quy định kỷ luật sinh viên hoạt động mại dâm được lãnh đạo ngành Giáo dục giải thích do lỗi 'chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất'. Đêm 29/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thông tin giải thích nội dung kỷ luật sinh viên hoạt động mại dâm trong dự thảo Quy chế công tác học sinh sinh viên các...