Đưa kiến thức âm nhạc vào đào tạo Múa
Để khẳng định âm nhạc là linh hồn và tạo nên sự thăng hoa trong tác phẩm múa, các nhà biên đạo, diễn viên múa cần được học, được nghe phân tích và cảm thụ âm nhạc ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, để tương lai sẽ bộc lộ, thể hiện trong chính các tác phẩm của mình.
Một cảnh trong vở ballet “Kiều” do biên đạo múa Tuyết Minh dàn dựng Ảnh minh họa, nguồn: ITN
Trong hệ thống các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật hiện hành chưa có cuốn giáo trình nào về Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa. Vì vậy, Bộ VHTTDL giao Học viện Múa Việt Nam biên soạn giáo trình này. Hiện nhóm tác giả đang làm việc nghiêm túc, khoa học, khẩn trương với mong muốn đây sẽ là giáo trình chính thống trong đào tạo tài năng múa trên phạm vi cả nước. Muốn phát huy tốt được vai trò của âm nhạc trong nghệ thuật múa, đặc biệt là trong đào tạo nghệ thuật múa, lâu nay môn học Kiến thức âm nhạc được các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật rất quan tâm.
Kiến thức âm nhạc là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn âm nhạc trong chương trình đào tạo cho ngành múa. Để trở thành diễn viên múa, các em học sinh cần được trang bị kiến thức âm nhạc và cảm thụ, phân tích được tác phẩm, các trích đoạn, các đoạn nhạc một cách sâu sắc, cụ thể ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bài học lý thuyết cần gắn với thực tiễn ứng dụng của diễn viên múa. Họ cần thực hiện chính xác các kỹ năng, tiết tấu, kết hợp linh hoạt cùng cao độ và sắc thái âm nhạc. Họ cần có kỹ năng tự vận dụng tổng hợp những kiến thức cơ bản của liên môn âm nhạc để thực hành nghe hiểu, cảm thụ đúng về nội dung, tính chất của tác phẩm âm nhạc, từ đó có thể đồng điệu diễn tả vào các động tác trong tác phẩm múa.
Video đang HOT
Đồng thời với đó, để môn học âm nhạc không nhàm chán và thực sự có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị nghệ thuật, giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa lần này đã thay đổi kịp thời để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Giáo viên giảng dạy cũng cần thay đổi sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn nhằm rèn luyện kỹ năng nghe, hiểu, nhận biết để thực hành ngay vào những bước chân đầu tiên trên sàn diễn của học viên.
Các tác giả đã tâm huyết viết giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa để giúp học viên dần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm kết hợp thực tiễn ngành và chuyên ngành được đào tạo chuyên sâu. Khi giáo trình này được các trường nghệ thuật đào tạo chuyên ngành múa đưa vào sử dụng, tôi tin người học sẽ thấy thích thú, bởi trong mỗi bài học sẽ rất rõ ràng từ mục tiêu đến nội dung, từ lý thuyết đến thực hành. Giáo trình ghi rất rõ từng mục, từ đơn giản đến nâng cao, từ phân tích các đoạn nhạc đến phân tích các tác phẩm; đặc biệt, vị trí sắp xếp trình tự dễ hiểu, đơn giản, tạo phản xạ thực hành các câu, các đoạn nhạc mới ngay trong tiết học và áp dụng vào những bài tập chuyên ngành…
Khác với các giáo trình đào tạo trước đây thường giảng dạy theo từng phân môn âm nhạc, thì nay giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa được viết theo phương pháp dạy học tích hợp liên môn, gồm: Nhạc lý cơ bản, Xướng âm, Hình thức âm nhạc. Đây là một hướng đi đang được phát triển phổ biến, được người học yêu thích vì tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao. Trong mỗi bài giảng, các tác giả lồng ghép những nội dung kiến thức môn học theo tiến trình từ dễ đến khó. Cụ thể, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đọc, nghe, cảm thụ âm nhạc, diễn tả cảm xúc, phân tích trích đoạn, tác phẩm thông qua hướng dẫn của giảng viên trên lớp… Sự kết hợp này sẽ giúp người học chủ động vận dụng các kiến thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập chuyên môn gắn với nghề múa.
Hy vọng, giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa của Học viện Múa Việt Nam sẽ được các trường văn hóa nghệ thuật đào tạo múa đón nhận và sử dụng nói như một hành trang đủ tốt để có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Tập trung cơ sở vật chất, thiết bị cho chương trình mới
Triển khai chương trình mới lớp 2 và lớp 6, các địa phương đang tập trung nguồn lực, khắc phục khó khăn để đảm bảo cho công tác dạy, học.
Triển khai chương trình mới lớp 2 và lớp 6, các địa phương đang tập trung nguồn lực khắc phục khó khăn để bảo đảm cho công tác dạy, học.
Theo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, về cơ sở vật chất, ở cấp tiểu học số trường có đủ phòng chức năng theo iều lệ trường tiểu học chỉ đạt 140/173 (80,92%). Giai đoạn 2020 - 2025, thành phố còn thiếu 125 phòng học và 33 trường còn thiếu phòng chức năng để mỗi lớp/phòng học, 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, đảm bảo đủ các phòng chức năng cho các trường tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục. Cấp trung học, các phòng học bộ môn còn thiếu chủ yếu Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, a chức năng, Khoa học xã hội, Phòng thiết bị giáo dục, Khoa học tự nhiên...
Theo ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, ngành tiếp tục tham mưu UBND thành phố có chủ trương ưu tiên nguồn kinh phí, quỹ đất đầu tư phát triển, mở rộng quy mô mạng lưới trường lớp, đảm bảo các phòng chức năng, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học... đáp ứng điều kiện tối thiểu đảm bảo theo lộ trình triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.
Thành phố tiếp tục quan tâm, có văn bản chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới theo lộ trình đổi mới chương trình, SGK. Quận, huyện chủ động có kế hoạch cung ứng đầy đủ, kịp thời các thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo quy định.
"Dự kiến trong tháng 11 thiết bị tối thiểu lớp 2, 6 sẽ về đến tất cả đơn vị. Riêng việc đầu tư phòng máy, máy vi tính, bàn ghế học sinh đã triển khai gần xong, đang cho lắp đặt phòng máy vi tính", bà Nguyễn Kiều Phương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) cho biết.
Theo Sở GD&ĐT Tiền Giang, để đảm bảo thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới, ngành Giáo dục phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị, thành rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu trang bị thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 theo Thông tư số 43/2020 của Bộ GD&ĐT với tổng kinh phí khoảng 153,1 tỷ đồng.
Chuẩn bị cho năm học 2021 - 2022, Phòng GD&ĐT thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) đã đề xuất phân bổ kinh phí để các trường đóng mới 167/270 bộ bàn ghế học sinh, trang bị 15 bộ bàn ghế giáo viên, trang bị 84 bảng lớp; Đồng thời, sửa chữa cơ sở vật chất của các trường xuống cấp, với số tiền 2,6 tỷ đồng; trang bị thiết bị cho trường với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng.
Để đầu tư đúng nhu cầu, tránh lãng phí ở môn Tin học, Sở GD&ĐT An Giang quy định rõ cách tính số lượng máy vi tính/trường. Hiện hầu hết sở GD&ĐT đều gặp khó khăn trong việc đầu tư số phòng bộ môn Tin học cho 1 trường, do không có căn cứ pháp lý để tính số máy tính và số phòng bộ môn Tin học. Đối với các bộ môn có sử dụng tranh ảnh, ở nơi có điều kiện, tất cả tranh/ảnh dành cho giáo viên, học sinh có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng...
Giáo dục Điện Biên khỏa lấp chỗ trống giáo viên Đối mặt với nhiều thách thức, ngành Giáo dục Điện Biên đã triển khai nhiều "kịch bản" để giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên, đồng thời chủ động thích nghi với tình hình mới. Ảnh minh họa: Hà Linh Nhiều giải pháp tình thế Năm học 2021 - 2022, Điện Biên thiếu 1.639 giáo viên. Đặc biệt, do là năm triển...