Đưa golf vào trường đại học: Bất hợp lý, không phù hợp
Học golf xong sinh viên sẽ làm gì? Liệu có tạo thêm gánh nặng cho sinh viên nghèo; cổ xúy lấy đất làm sân golf?
Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây cho biết, bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, trường sẽ chính thức đưa bộ môn Golf vào giảng dạy như một trong những bộ môn giáo dục thể chất để sinh viên lựa chọn. Đây là trường công lập đầu tiên đã đưa bộ môn này vào giảng dạy.
Chơi golf – môn thể thao quý tộc cho nhà giàu. Ảnh minh họa
Cùng với thông tin này, từng có nhận định cho rằng, đưa golf vào trường học không chỉ để rèn luyện thể chất, mà còn giúp tạo dựng được phong cách sống, làm việc năng động, kết nối, chia sẻ, xây dựng các mối quan hệ công việc, là môn thể thao vàng cho sự nghiệp của một người.
Đồng tình với một phần quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học hành chính (Học viện hành chính Quốc gia) cho rằng, golf chỉ phù hợp với doanh nghiệp, con nhà giàu, không thể đưa vào dạy học đại trà.
Vị PGS phân tích: Thứ nhất, ở Việt Nam cũng như thế giới, chơi golf vốn được biết đến là môn thể thao của giới quý tộc, doanh nhân, nhà giàu. Golf phổ biến và ngày càng được giới nhà giàu chuộng bởi vì đến sân golf là để có nhiều cơ hội tiếp xúc và hợp tác với những ông lớn, tìm kiếm những đối tác. Đã có rất nhiều hợp đồng làm ăn, những thương vụ thỏa thuận được thực hiện trên sân golf.
Đổi lại kết quả đó thì chi phí người chơi phải bỏ ra không hề nhỏ, chính vì thế, golf mới được gọi là môn thể thao quý tộc với các khoản chi phí được tính theo USD.
Ngay mức phí chơi golf cũng đã được chia làm 3 loại, phí hội viên (khoảng 15-27 USD cho mỗi lần chơi); phí khách mời của hội viên (khoảng 60-80 USD); phí cho khách vãng lai (trên dưới 100 USD).
Chưa hết, để sở hữu một chiếc thẻ hội viên trên thị trường hiện nay, golfer phải trả tới 30.000 USD – 130.000 USD tùy sân. Ngoài ra, chi phí để mua sắm đồ nghề cũng lên tới cả nghìn USD, phí tập, tiền boa… cũng hàng trăm USD.
“Với một mức chi phí xa xỉ này golf chỉ phù hợp cho doanh nhân, doanh nghiệp, giới nhà giàu muốn có cơ hội tiếp xúc, thỏa thuận làm ăn, không phù hợp với học sinh học trong nhà trường”, PGS Nguyễn Hữu Tri thẳng thắn.
Từ bất cập nêu trên, PGS Nguyễn Hữu Tri băn khoăn, việc đưa môn golf vào trường học còn tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng giữa sinh viên với nhau.
“Sinh viên Việt Nam phần lớn xuất thân từ con nhà nông, thu nhập thấp, nếu đưa golf vào trường ai sẽ được chơi, được học? Với mức phí quá cao như vậy sinh viên nghèo có chịu được không?
Video đang HOT
Chưa nói, không phải sinh viên cứ ra trường đều sẽ trở thành doanh nhân, lãnh đạo, như thế, học golf song sinh viên sẽ sử dụng vào việc gì? Thực hành lúc nào?
Đồng tình khi kinh tế phát triển, người dân giàu có, nhu cầu chơi golf sẽ tăng lên, nhưng đó là dự báo trong tương lai, chưa phù hợp với bối cảnh, điều kiện phát triển của xã hội Việt Nam ở thời điểm hiện tại”, vị chuyên gia chỉ rõ.
Thứ hai, muốn đưa golf vào trường học đồng nghĩa với việc phải đầu tư cơ sở hạ tầng. Như vậy, tình trạng lấy đất làm sân golf có tiếp tục tái diễn? Chi phí đầu tư lớn như vậy ai sẽ là người bỏ ra hay lại được đầu tư bằng chính tiền đóng góp của học sinh, sinh viên?
“Đã có thời điểm dư luận phải lên án phản đối tình trạng phát triển nóng sân golf, lạm phát sân golf gây lãng phí, bức xúc, gây ô nhiễm môi trường. Nếu bây giờ đưa môn học này vào trường học, liệu nhà trường có đang cổ súy cho phong chào lấy đất làm sân golf gây bức xúc trước đây?
Kể cả trường hợp không xây mới, đi thuê sân thì chi phí cũng quá lớn, học sinh nghèo không thể chi trả”, vị chuyên gia phân tích.
Từ những phân tích trên, PGS Nguyễn Hữu Tri cho rằng, việc giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng, tuy nhiên, cần phải lựa chọn những môn học thiết thực, phù hợp với thực tế hơn.
Theo vị chuyên gia, kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay rất kém. Mỗi năm, tỉ lệ học sinh, sinh viên không biết bơi, bị đuối nước còn xay ra nhiều, nếu các trường học tập trung phát triển những môn thể thao này sẽ thiết thực hơn là chạy theo một môn thể thao xa xỉ, tạo gánh nặng cho con nhà nghèo.
Học thể dục trên giấy, sự lãng phí vô lý khi triển khai Chương trình mới
Việc có sách giáo khoa Giáo dục thể chất đã làm bất ngờ không chỉ học sinh, phụ huynh mà ngay cả ... giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất.
Thể dục là tên gọi của một môn học trong chương trình cũ, chương trình mới Thể dục được gọi theo tên mới là Giáo dục thể chất.
Chương trình mới, theo Luật Giáo dục 2019, môn học nào cũng phải có sách giáo khoa, Giáo dục thể chất cũng không ngoại lệ.
Việc có sách giáo khoa Giáo dục thể chất đã làm bất ngờ không chỉ học sinh, phụ huynh mà ngay cả ... giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất.
Phụ huynh có nên mua sách giáo khoa Giáo dục thể chất cho con?
Thầy giáo Trần Văn Xiếu, giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất, là huấn luyện viên có nhiều học sinh đạt giải thể thao cấp Huyện, cấp Tỉnh và Quốc gia, đang công tác tại Trường Trung học cơ sở Bưng Riềng (Bà Rịa - Vũng Tàu) chia sẻ:
"Mình nghe nói chương trình mới có sách giáo khoa Giáo dục thể chất, nay được cầm tận tay, đọc để góp ý cho việc chọn sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021-2022, nhưng không khỏi bất ngờ.
Nếu hỏi mình, sách giáo khoa Giáo dục thể chất phụ huynh có cần mua cho con không, mình có lời khuyên chân thành, không cần mua.
Tại sao không cần mua, vì môn Giáo dục thể chất chủ yếu là thực hành, nội dung thực hành này do giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất hướng dẫn đầy đủ rồi, cứ đến giờ là ra sân tập; gần như học sinh tuyệt đối không sử dụng đến sách giáo khoa trong quá trình học tập.
Nếu mua sách giáo khoa Giáo dục thể chất sẽ gây lãng phí cho gia đình, lớn hơn là cho xã hội".
Thầy giáo Trần Văn Xiếu, giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất, là huấn luyện viên có nhiều học sinh đạt giải thể thao cấp Huyện, cấp Tỉnh và Quốc gia, đang công tác tại Trường Trung học cơ sở Bưng Riềng. (Ảnh: Sơn Quang Huyến)
Thực tế học sinh có dùng đến sách giáo khoa Giáo dục thể chất không?
Người viết gặp anh Lê Chí Hải có con đang học lớp 1 năm học 2020-2021, anh Hải cho biết: "Con tôi từ đầu năm tới giờ chưa hề dùng đến cuốn sách giáo khoa Giáo dục thể chất để học lần nào. Mà thật ra, muốn dùng cũng không dùng được, vì chưa biết đọc thì làm sao cháu dùng.
Cháu chỉ mở coi hình, trình cho cô chủ nhiệm khi cô kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập đầu năm rồi thôi.
Thầy giáo bộ môn Giáo dục thể chất cũng không hề yêu cầu đưa sách sách giáo khoa Giáo dục thể chất đi học khi có môn thể dục.
Vì thế, năm học tới, tôi sẽ yêu cầu nhà trường không bán sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 2 cho con tôi".
Chuyên gia nói gì về sách giáo khoa Giáo dục thể chất
Tiến sĩ Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục tiểu học cho rằng không cần thiết phải có sách giáo khoa môn giáo dục thể chất.
"Bản chất môn học hoàn toàn là thực hành, sách giáo khoa lại thiên về lý thuyết, học như vậy tôi nghĩ sẽ không hiệu quả. Tôi từng đi tìm trong tủ sách của Singapore, Đức, Hungary nhưng chưa từng nhìn thấy quyển sách giáo khoa về môn thể chất tại các nước này, chỉ thấy tài liệu dành cho giáo viên", Tiến sĩ Hương chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, những nhà viết sách giáo khoa phải đưa vào sách những quy định rõ ràng về vấn đề kiểm tra, đánh giá về mặt hiệu quả đối với môn giáo dục thể chất.
"Thực tế cho thấy, hiệu quả của các môn học này thường không ổn, thậm chí rất tệ. Các thầy cô cho điểm thoải mái vì không phải lấy để đánh giá, các thầy cô hầu hết chỉ điểm danh, tập vài cái rồi cho điểm.
Cần phải hướng dẫn giáo viên, đặc biệt nhấn mạnh tài liệu kiểm tra đánh giá phải có, mức độ, quy định đánh giá rõ ràng. Thầy cô hiện nay vẫn chỉ đánh giá đạt hay không đạt theo cảm quan" [1].
Ước tính, học sinh các khối 1, 2, 6 năm học 2022 - 2022 có khoảng 6 triệu em, mỗi cuốn sách giáo khoa môn giáo dục thể chất khoảng 20.000, như vậy chúng ta sẽ lãng phí khoảng 120 tỷ đồng.
Đầu tư cho giáo dục không sợ lỗ, không nên đo đếm. Thế nhưng sự lãng phí không nên có, không nên xảy ra, để giáo dục cho học sinh kĩ năng sống, kĩ năng tiêu tiền.
Không nên mua những thứ mình có khả năng mua, chỉ mua những thứ mình có nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí tiền bạc.
Bán sách giáo khoa cho học sinh, đồng nghĩa với việc được hưởng tiền hoa hồng phát hành sách. Vì vậy các nhà sách, có thể biết sách giáo khoa môn giáo dục thể chất học sinh không cần dùng đến nhưng vẫn bán vì lợi ích của mình.
Vì vậy, phụ huynh học sinh hãy chủ động, cân nhắc có nên mua, hay không nên mua sách giáo khoa môn giáo dục thể chất cho con mình năm học mới, tránh lãng phí cho gia đình mình.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://vtc.vn/sach-giao-khoa-mon-the-duc-tai-viet-nam-co-can-thiet-ar504249.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Vì sao Đại học Quốc gia Hà Nội lại giảng dạy môn golf? Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf vào dạy học từ năm học tới và sinh viên được quyền lựa chọn học một trong các bộ môn thể thao gofl, bơi lội, cầu lông, điền kinh. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Việt Hòa, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết,...