Đưa game từ web lên mobile Xu hướng không thể bỏ qua
Game cờ, game bài, game may mắn đang là những game rất được ưa chuộng đưa lên smartphone, nơi mà game thủ có thể chơi mọi lúc mọi nơi.
Những năm gần đây, mạng xã hội Facebook bùng nổ tại Việt Nam với hàng triệu người dùng, game mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà phát hành nổi tiếng trên thế giới. Game được đưa lên Facebook, một người chơi là hàng trăm, hàng nghìn bạn bè của anh ta biết đến game này. Và tất yếu, khi nhà phát hành đưa game mạng xã hội lên nền tảng di động, những người chơi sẽ đón nhận nhiệt tình bởi tính tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, giết thời gian cực tốt. Những tựa game Facebook đình đám như Top Eleven (game bóng đá), Candy Crush Saga là minh chứng tiêu biểu cho game được đưa từ màn hình máy tính lên màn hình điện thoại di động. Theo số liệu thống kê từ Facebook, lượng người tải ứng dụng game Candy Crush về điện thoại và chơi còn lớn hơn nhiều số người chơi trực tiếp trên nền tảng web.
Hai tựa game mạng xã hội thu hút hàng đầu hiện nay
Với số người sử dụng smartphone tăng vọt tại Việt Nam như hiện nay, mảng game di động dù đã được các nhà phát hành cân nhắc nhưng thật sự chưa tương xứng với tiềm năng. Có lẽ lợi nhuận quá lớn đem lại từ các web game, game client…vẫn đủ để các nhà phát hành hài lòng và chưa nghĩ đến chuyện đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực mới mạo hiểm hơn. Nhưng thành công mà những Candy, Top eleven, Bejewels mang lại, chính là lời khẳng định cho xu hướng của game thời gian tới: webgame cần được đưa lên nền tảng di động để tối đa hóa sự tiện dụng cho người chơi.
Onsmart với game bài cũng được đưa lên iOS
Tại Việt Nam, một số nhà phát hành đã bước đầu cập nhật xu thế này, nhưng chủ yếu mới chỉ áp dụng trên các tựa game đơn giản, trong khi cac game theo thể loại võ lâm, kiếm hiệp…vốn đang làm mưa làm gió làng game thời gian qua thì chưa hề xuất hiện trên hai hệ điều hành phổ biến hiện nay là iOS và Android.
Game Cờ – bùng nổ trên chiến trường di động:
Các game dân gian truyền thống như tiến lên, phỏm và đặc biệt là các loại cờ tướng, cờ caro…thu hút lượng người chơi cực lớn vì tính chất thân thuộc, thú vị nhẹ nhàng và tính giải trí cao. Nói đến các mini game dạng này thì VNG là nhà phát hành đi đầu với cổng Zing Play bao gồm đủ thể loại game bài, game cờ được cộng đồng đón nhận nhiệt tình. Và Cờ tướng xứng đáng là “vua của các loại cờ” khi có cộng đồng người chơi đông đảo nhất. Nhà phát hành đã nhanh chóng đưa Cờ Tướng lên ứng dụng chạy hệ điều hành iOS và nhận được lượng download đáng kể cùng ưu ái đánh giá 4/5 sao cho chất lượng game.
Zing Play Cờ Tướng – game cờ hot nhất cổng Zing Play
Video đang HOT
Các game cờ, game bài, với đặc tính đơn giản, thân thuộc, dễ chơi – hội tụ đầy đủ những tố chất của mobile game, nên chắc chắn thời gian tới sẽ còn nhiều nhà phát hành đổ xô vào đưa tựa webgame chất lượng của mình lên di động.
Game may mắn – webgame sắp “bội thực”, mobile game “heo hút”
Năm 2012 và 2013 là những năm bùng nổ của các webgame may mắn. Không chỉ mang tính giải trí cao, các game này còn có sức hút lớn bởi tính chất “ăn thua”, có thể đem lại lợi nhuận lớn cho game thủ.
Phiên bản iOS của Thập Nhị Tranh Tài version 2
Những webgame kiểu này khi đưa lên ứng dụng di động có mục đích chính là phục vụ cho cộng đồng game thủ đã quen thuộc với game trên web, bản di động giúp game thủ có thể chiến game, theo dõi tài khoản mọi lúc mọi nơi, không cần các thiết bị cồng kềnh. Về mảng webgame may mắn này, các ông lớn FPT, VTC, VDC đang chiếm lĩnh thị trường, tuy nhiên mới chỉ có VTC bước đầu tiếp cận thị trường game di động màu mỡ bằng việc đưa hai tựa game ăn khách là Thập Nhị Tranh Tài và Vương Quốc Sao lên Apple Store và Google Play.
Vương Quốc Sao- webgame gây bão với game thủ kiếm trăm triệu cũng có mặt
Tại sao các nhà phát hành “ngại” game trên di động?
Một thực tế rõ mồn một là tổng số webgame trên thị trường hiện nay quá nhiều nhưng doanh thu lợi nhuận mang lại cho các nhà phát hành thì vẫn…khủng. Một nhà phát hành có thể thu lợi vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng lợi nhuận từ các webgame 1 ngày thì cũng chẳng có gì lạ. Game nhẹ, không cần cài đặt, tỷ suất lợi nhuận cao…khiến cho các nhà phát hành sẵn sàng bỏ vốn ra đầu tư, thậm chí là phát hành xong để đấy, game nào bị cộng đồng tẩy chay, la ó thì đã có game khác thay thế, không đi đâu mà thiệt.
Xu thế giải trí trên máy tính bảng và điện thoại đang là miếng bánh béo bở.
Trong khi đó, xu hướng sử dụng smartphone tuy có tăng trong thời gian qua nhưng đầu tư vào mảng game di động thời điểm này tại Việt Nam dường như hơi “mạo hiểm”, “đơn thương độc mã”. Các game di động do nước ngoài sản xuất lại quá hấp dẫn. Vì vậy, nhà phát hành Việt đang dè dặt, chờ đợi đối thủ nổ phát súng thăm dò trước cho… yên tâm.
Thiết nghĩ, đưa webgame hấp dẫn phủ sóng lên màn hình điện thoại di động là một xu hướng mà các nhà phát hành game Việt sớm muộn cũng không thể bỏ qua. Với lợi thế nhỏ gọn, luôn mang bên mình, cùng các lợi ích cộng đồng thiết thực (kết nối với tài khoản Facebook, mời bạn bè facebook, bạn bè trong danh bạ điện thoại cùng chơi…), game trên di động chắc chắn sẽ nên chuyện trong thời gian sắp tới.
Theo Game8
Game Việt và bài toán làm sao để "nổi"?
Dùng các chiêu trò gây shock cho tới làm mới giao diện game là những việc mà các NPH đã áp dụng để làm mới sản phẩm của mình.
Trong hai năm trở lại đây, game thủ Việt bắt đầu "bội thực" game khi tuần nào, ngày nào cũng có game mới, các nhà phát hành liên tục "chạy đua vũ trang", không tự sản xuất game thì cũng mua game nước ngoài, "xào" game ngoại thành game ta, thậm chí là... nhập lậu game về phát hành. Game thủ chưa kịp "sản" ra lứa mới, mỗi game thủ thường bị "dội bom" hòm mail bằng hàng loạt mail quảng cáo game mới, update phiên bản mới, tặng giftcode item...
Ngay đến diễn đàn cũng dùng đủ mọi thủ đoạn để câu kéo game thủ
Game mới ra nhiều như nấm sau mưa khiến các game cũ vốn đã đóng đinh trên thị trường đôi ba năm trở lên cũng không khỏi "nóng mắt", vì vậy đủ các chiêu trò hâm nóng game đã ra lò. Còn nhớ, cách đây không lâu, Game8 đã đăng tải bài viết "Thảm họa đặt tên của làng game Việt", với đủ các câu chuyện hài hước xung quanh cái tên game Việt. Mới đây, cộng đồng tiếp tục dậy sóng với webgame mang tên "nhạy cảm" Rồng Lộn.
Dù sau này, game đã được đổi tên thành Rồng Online, nhưng chiêu bài PR của nhà phát hành SSGame là quá rõ ràng, chừng ấy tít bài phủ kín các kênh truyền thông một thời gian khá dài, cùng với câu giải thích có phần "ngu ngơ" của đại diện nhà phát hành, theo kiểu: " tình cờ chúng tôi nghĩ ra tên đó, nó "dung tục" là do người dùng cứ suy diễn chứ không phải tại chúng tôi..." càng khiến game thủ thấy phản cảm.
Bên cạnh chiêu bài tên game, còn có một phương thức "làm mới" khác mặc dù phương thức này khá mất công đầu tư: Thay đổi giao diện game.
Thành phố ANI trong Phi Đội lung linh hơn bao giờ hết
Cuối năm ngoái, Phi Đội đã đặt dấu ấn cho game khi thay đổi giao diện hoàn toàn mới khi cập nhật phiên bản Ep4. Dù gameplay không có thay đổi gì đáng kể, nhưng hình ảnh mới lạ khiến cho phần đông game thủ không khỏi ngỡ ngàng. Thậm chí có game thủ đã bày tỏ trên diễn đàn " thành phố mới to quá, đề nghị đổi lại như cũ chạy cho...đỡ mỏi chân"
Game thủ bày tỏ ý kiến trên diễn đàn
Cuối tháng 5 vừa qua, thêm một game Việt được cộp mác "bình mới rượu cũ" là Thập Nhị Tranh Tài. Thập Nhị - webgame vốn có đồ họa khá đơn giản bỗng một ngày "lột xác" với giao diện cùng bộ nhân vật hoàn toàn mới.
Các nhân vật mới của Thập Nhị Tranh Tài
Tuy nhiên, ngoài chuyện cách chơi không có gì thay đổi thì phiên bản mới của Thập Nhị còn phát sinh kha khá lỗi khiến cho game thủ không khỏi bức xúc, điển hình như giao diện mới quá nặng, lag giật, không hiển thị đầy đủ thông số để người chơi tiện theo dõi.
Phiên bản mới nhiều lỗi khiến game thủ bức xúc
Được biết, sau ba ngày ra mắt, Thập Nhị đã cập nhật phiên bản vá lỗi với những thay đổi về lịch sử giao dịch game và hiển thị thông số trên đường đua, tuy nhiên lỗi đồ họa vẫn chưa được giải quyết, những máy tính cấu hình không cao, mạng không ổn định vẫn tiếp tục gặp phiền toái với giao diện game mới này.
Đại diện NPH cho biết: " Thập Nhị Tranh Tài đã có mặt trên thị trường gần 2 năm, thay đổi để game mới mẻ hơn là điều cần thiết. Tuy nhiên cập nhật phiên bản mới với giao diện thay đổi hoàn toàn là việc không nhỏ, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nên những lỗi phát sinh là không thể tránh khỏi. Chúng tôi đã lắng nghe ý kiến cộng đồng và tiến hành fix ngay lập tức những lỗi "nóng" nhất. Hy vọng tiếp tục nhận được ý kiến phản hồi từ game thủ để phiên bản mới được hoàn thiện hơn."
Đây hẳn là những bài học nhãn tiền cho các NPH game khi muốn F5 lại game của mình. Thay đổi là rất tốt nhưng có lẽ nên tìm hiểu tâm lý game thủ kỹ càng hơn trước khi quyết định thay đổi. Và có chăng, game nên đầu tư vào thay đổi gameplay, cập nhật tính năng mới... thay vì đầu tư vào thay đổi những "bộ cánh" bóng bẩy bên ngoài chăng?
Theo Game8
Cận cảnh HEX: Shards of Fate Game thẻ bài gây nghiện Đối với những người đã có cơ hội thử sức mình với HEX: Shards of Fate, thì nhận xét chung của họ là tựa game rất dễ gây nghiện. Gần đây, chúng tôi đã có cơ hội giới thiệu tới các bạn độc giả về dự án game thẻ bài trực tuyến mang tên HEX: Shards of Fate. Có thể nói, thông qua...