Đưa cổ phiếu ESOP giá rẻ vào giao dịch, cổ phiếu BVH “đo sàn” 2 phiên liên tiếp
Theo tính toán của chúng tôi, nếu tính theo mức giá khoảng hơn 90.000 đồng trước khi cổ phiếu ESOP được giao dịch thì những cán bộ công nhân viên rót tiền mua cổ phiếu ESOP năm ngoái đã đạt mức lãi tạm tính hơn 150% chỉ trong 1 năm.
Ngay trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua việc điều chỉnh thông tin loại chứng khoán từ hạn chế chuyển nhượng sang tự do chuyển nhượng đối với 60% số lượng cổ phiếu ESOP đã phát hành năm 2018.
Bảo Việt đưa thêm hơn 12,2 triệu cổ phiếu “giá rẻ” lên sàn giao dịch
Tháng 5 năm 2018, Tập đoàn Bảo Việt thông qua phát hành tổng cộng 20.415.000 cổ phiếu ESOP với mục đích:
-Ghi nhận sự đóng góp, gắn bó của cán bộ, nhân viên vào sự phát triển của Tập đoàn Bảo Việt và các công ty con 100% vốn.
-Tạo động lực để cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
-Khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các cán bộ, nhân viên và chia sẻ những thành công của Tập đoàn và Công ty con 100% vốn.
-Thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự chủ chốt, tâm huyết, giàu năng lực, kinh nghiệm, yên tâm cống hiến lâu dài cho Tập đoàn Bảo Việt và Công ty con 100% vốn.
Video đang HOT
Với mục đích kể trên, Tập đoàn Bảo Việt đã đưa ra mức giá phát hành 35.900 đồng/cổ phiếu trong khi cổ phiếu BVH lúc đó đang khoảng 90.000 đồng/cổ phiếu. Tất nhiên, với mức giá cổ phiếu ESOP chiết khấu cao so với thị trường như vậy, toàn bộ số cổ phiếu ESOP đã được cán bộ công nhân viên mua sạch giúp công ty thu về hơn 730 tỷ đồng từ việc phát hành.
Theo đúng lộ trình ban đầu đề ra, đến 2/5/2019 tức tròn 12 tháng kể từ ngày phát hành, 60% lượng cổ phiếu ESOP kể trên sẽ được phép chuyển nhượng. Tức, kể từ phiên 2/5/2019, gần 12,25 triệu cổ phiếu BVH được phép tự do chuyển nhượng trên sàn giao dịch chứng khoán. 16,33 triệu cổ phiếu ESOP còn lại sẽ được đưa vào “lưu thông” trên thị trường chứng khoán vào 4/5/2020.
Vì đâu cổ phiếu BVH “đo sàn”?
Trong ngày giao dịch 2/5/2019, sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, cổ phiếu BVH sàn ngay từ đầu phiên giao dịch với lượng cổ phiếu chất bán sàn hàng triệu đơn vị. Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ có 164 nghìn cổ phiếu được trao tay.
Phiên giao dịch 3/5 đang diễn ra cũng không mấy khả quan hơn, cổ phiếu BVH tiếp tục giảm sàn với dư bán sàn 1,49 triệu cổ phiếu tính đến 10h sáng, tổng khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 47,6 nghìn cổ phiếu.
Theo giới đầu tư, nguyên nhân cổ phiếu BVH “đo sàn” bất chấp kết quả lợi nhuận quý 1/1019 đạt tăng trưởng 19% so với cùng kỳ là do tác động của việc đem cổ phiếu ESOP giá rẻ vào giao dịch.
Dù thị giá cổ phiếu BVH hiện đang giảm nhẹ so với cùng thời điểm năm trước nhưng lực bán cổ phiếu ESOP đã đẩy giá cổ phiếu BVH xuống sàn 2 phiên liên tiếp
Theo tính toán của chúng tôi, nếu tính theo mức giá khoảng hơn 90.000 đồng trước khi cổ phiếu ESOP được giao dịch thì những cán bộ công nhân viên rót tiền mua cổ phiếu ESOP năm ngoái đã đạt mức lãi tạm tính hơn 150% chỉ trong 1 năm. Việc đạt lợi nhuận cao như vậy chỉ trong một năm là niềm mơ ước của bất kỳ nhà đầu tư nào, vì thế, nhiều cán bộ công nhân viên không từ bỏ “cơ hội vàng” hiện thực hoá lợi nhuận. Lượng cổ phiếu giá rẻ ồ ạt tung ra thị trường trong khi không có lực cầu đáng kể đã khiến cổ phiếu BVH giảm sàn phiên thứ hai liên tiếp.
Hải An
Theo Trí thức trẻ
Hạn chế tín dụng BĐS: Áp lực lành mạnh nhằm phát triển bền vững
Đồng tình với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản (BĐS), tín dụng tiêu dùng, song Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đề nghị nên lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đến 31/12/2020 để DN có thời gian chuẩn bị.
Hạn chế tín dụng, tuy trước mắt có gây áp lực với các DN, nhưng có tính tích cực, buộc các chủ đầu tư BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế dần một phần tín dụng
Ngày 22/4/2019, HoREA có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, NHNN, đóng góp vào Dự thảo "Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" của NHNN.
Tại văn bản này, HoREA bày tỏ sự tán thành chủ trương của NHNN về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS, tín dụng tiêu dùng. "Việc thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng trong lĩnh vực BĐS, tuy trước mắt có gây áp lực rất lớn đối với các DN, nhưng là áp lực lành mạnh, có tính tích cực, buộc các chủ đầu tư dự án BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế dần một phần nguồn vốn tín dụng, nhằm phát triển thị trường BĐS bền vững...", văn bản của HoREA khẳng định.
Cũng theo HoREA, để thích nghi với lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS, Hiệp hội đã có 8 khuyến nghị đối với DN. Trước hết là tăng vốn chủ sở hữu; chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết để có thể huy động nguồn vốn trên thị trường chứng khoán; phát hành trái phiếu DN; mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài (tìm kiếm nguồn vốn FDI)...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều DN BĐS chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể. cả nước có hơn 10.000 DN BĐS, nhưng mới chỉ có khoảng 65 DN niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS.
Thêm vào đó, số lượng các quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) còn quá ít. Bên cạnh một vài quỹ đầu tư BĐS nước ngoài, mới chỉ có một quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong nước là Qũy TechReit của Ngân hàng Techcombank (với vốn điều lệ chỉ có 50 tỷ đồng), nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp nguồn vốn cho thị trường BĐS.
HoREA kỳ vọng vào việc sửa đổi Luật Chứng khoán trong năm 2019 sẽ tạo điều kiện hình thành nhiều quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong thời gian tới để cung cấp vốn cho thị trường BĐS. Mặt khác,nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các DN BĐS.
Từ những thực tế đó, HoREA đề nghị NHNN giữ trần tối đa 40% tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đến 31/12/2020, tức là thêm 06 tháng so với Dự thảo. HoREA cũng cho rằng, năm 2020, là năm có nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước, do vậy, cần giữ được sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, của thị trường BĐS.
Được biết, liên quan đến quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, Dự thảo của NHNN đưa ra lộ trình theo 2 phương án, trong đó cả 2 phương án, tỷ lệ tối đa 40% đều quy định đến hết ngày 30/6/2020, tuy nhiên các giai đoạn tiếp lộ trình cụ thể có một số khác biệt. Cụ thể, lộ trình: Từ 1/7/2020 đến hết 30/6/2021 là 35% đối với phương án 1 và 37% đối với phương án 2; Từ 1/7/2021 là 30% đối với phương án 1 và Phương án 2 là 34% đến 30/6/2022 và từ 1/7/2022 mới áp dụng mức 30%.
HoREA đã đề xuất phương án 2 và chỉ đề nghị sửa lộ trình áp dụng mức tối đa là 40% đến 31/12/2020.
Đối với các khoản vay tiêu dùng có hệ số rủi ro 100%, HoREA nhất trí áp dụng hệ số rủi ro 100%, đối với các khoản vay tiêu dùng, trong đó có vay mua nhà, xây nhà ở mức độ từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng. Nhưng đề nghị ghi rõ nội dung này để dễ hiểu và dễ thực hiện, như sau: "Khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ của một khách hàng có giá trị dư nợ gốc từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, chịu hệ số rủi ro 100%".
Thị trường chứng khoán chưa là kênh dẫn vốn cho BĐS
"Thực tế cho thấy, nhiều DN BĐS chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể, cả nước có hơn 10.000 DN BĐS, nhưng mới chỉ có khoảng 65 DN niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS".
My My
Theo baophapluat.vn
ĐHĐCĐ SSI: Ông Nguyễn Duy Hưng nói gì về khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh và nâng hạng thị trường? Nhận định hoạt động kinh doanh và diễn biến trên thị trường chứng khoán là các nội dung được nhiều cổ đông đặt câu hỏi với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm CEO SSI. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm CEO SSI - Ảnh: Huyền Trâm. Chiều ngày 25/4, CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm...