Đưa chó xuống xua đuổi voọc: Thu âm tiếng chó sủa
Trước khi triển khai phương án đưa chó nghiệp vụ xuống xua đuổi đàn voọc, lực lượng chức năng từng thu âm tiếng chó sủa để dọa.
Sáng 23/9, tại Đồn biên phòng Hướng Lập (huyện Hướng Hóa), các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị họp bàn giải pháp xua đuổi đàn voọc ba con, gồm hai đực một cái, trở lại rừng.
Theo đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đề nghị Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ hai chó nghiệp vụ với mục đích chỉ sử dụng tiếng chó để xua đuổi, không để xảy ra xung đột giữa chó và voọc.
Được biết đàn voọc đã tấn công 9 người dân, trong đó có một phụ nữ mang thai tám tháng, ba người phải khâu bốn mũi ở chân.
Sáng 24/9, trao đổi với PV, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết: “Đề xuất đưa chó vào xua đuổi voọc đã xuất hiện từ lâu, sau cuộc họp vào ngày hôm qua (23/9) đề xuất này đã được Biên phòng Quảng Trị đồng ý. Dự kiến việc đưa chó vào xua đuổi voọc sẽ diễn ra trong 5 năm ngày, bắt đầu từ ngày 26/9″.
Theo bà Phương nhận định, việc đưa chó nghiệp vụ vào xua đuổi voọc cần phải lường trước những tình huống như việc voọc tấn công chó nghiệp vụ và con người. Vì thế phải quản lý để không xảy ra tình trạng hai con vật này tấn công lẫn nhau.
Video đang HOT
Theo đó lực lượng tham gia sẽ gồm có lực lượng biên phòng, kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, phòng trường hợp nếu xảy ra tình huống xấu họ sẽ có công cụ hỗ trợ, hơn nữa những lực lượng này đều am hiểu tập tính của voọc nên sẽ dễ dàng đối phó, xử lý với những tình huống phát sinh.
“Voọc không phải loài thú mà thuộc loài linh trưởng, chúng không có tập tính tấn công người. Ví dụ thấy người đi qua chúng thường nhảy xuống kéo áo rồi lại trèo lên cây. Nếu mình tự vệ xua đuổi thì loài vật này sẽ không dám làm gì. Có những kiểm lâm khi đi xe máy canh gác khu vực đó còn bị chúng làm đổ xe sau đó lại nhảy lên cây.
Vậy nên khi tiến hành xua đuổi voọc cần phải đặt an toàn lên hàng đầu. Phải luôn đảm bảo an toàn cho người, chó và cả voọc, tránh trường hợp xua đuổi mạnh khiến voọc sợ mà ảnh hưởng để cuộc sống của nó. Nếu trong trường hợp dùng chó không xua đuổi được voọc sang nơi ở khác thì sẽ tính phương án khác” -bà Phương nói.
Một con voọc lao ra tấn công hai người dân đi đường, trong khi kiểm lâm túc trực dùng gậy xua đuổi
Nói thêm về việc dùng chó nghiệp vụ xua đuổi đàn voọc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị chia sẻ: “Chó được đưa xuống xua đuổi voọc đều là chó nghiệp vụ được cấp hàm sĩ quan. Những chú chó này đều được huấn luyện và khi được đem đi xua đuổi voọc sẽ có một huấn luyện viên đi cùng. Những người này đều có nhiệm vụ giữ chặt dây cương, tránh trường hợp bị tuột dây đuổi voọc làm voọc sợ.
Trước đó chúng tôi từng thu âm tiếng chó sủa rồi dùng loa phát tiếng đó để xua đuổi voọc. Tuy nhiên được ba ngày đầu voọc có vẻ sợ, đến ngày thứ 4 đàn voọc không sợ hãi nữa, thậm chí xuống nghịch với loa, thiết bị phát ra tiếng chó sủa. Chính vì vậy nên chúng tôi mới đề xuất đưa chó thật xuống để xua đuổi đàn voọc”.
Được biết nhà chức trách địa phương tiếp tục vận động người dân không làm hại voọc, xua đuổi quyết liệt hơn để voọc vào rừng sâu. Về lâu dài, kiểm lâm Quảng Trị liên hệ với Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) để hỗ trợ, bảo tồn tại chỗ ba con voọc này.
Cuộc họp cũng đề xuất các phương án gây mê, đặt bẫy lồng, đặt bả có chất gây mê… Nếu các phương án bảo tồn không hiệu quả, trong khi đàn voọc tiếp tục tấn công người thì nhà chức trách có quyền tiêu diệt theo quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Quốc Cảm, Trạm trưởng kiểm lâm Hướng Lập, cho hay voọc thường nấp trong bụi cây, chờ người dân đi đến rồi bất ngờ nhảy ra khiến họ bị ngã xe, sau đó chạy lại gần cắn. Có con liều lĩnh hơn, ngồi trên cây cao khoảng bốn mét ở sát lề đường, chờ người dân đi xe máy ngang qua thì nhảy xuống tấn công.
Quảng Trị: Dùng chó nghiệp vụ xua đuổi đàn voọc dữ tợn trở lại rừng
Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, UBND huyện Hướng Hóa đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ, dùng chó becgie nghiệp vụ để xua đuổi đàn voọc gáy trắng dữ tợn quay trở lại rừng.
Cá thể Voọc gáy trắng xuất hiện tại huyện Hướng Hóa. (Nguồn: baotainguyenmoitruong)
Chiều 27/8, Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã ra văn bản số 1207/UBND-VP về việc hỗ trợ xua đuổi động vật hoang dã gây thương tích người dân.
Theo đó để đảm bảo an toàn cho người đi đường, cũng như học sinh quay lại trường học chuẩn bị năm học mới, Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ, dùng chó becgie nghiệp vụ để xua đuổi đàn voọc gáy trắng dữ tợn quay trở lại rừng, vì theo ý kiến của các chuyên gia loài voọc này rất sợ chó becgie.
Thời gian gần đây tại hai thôn Cha Lỳ, Sê Pu thuộc xã Hướng Lập, huyện miền núi Hướng Hóa, xuất hiện đàn voọc gáy trắng thường xuyên xuống đường rượt đuổi và cắn người.
Trên địa bàn xã Hướng Lập đã ghi nhận voọc gáy trắng cắn 3 người bị thương. Đàn voọc này có từ 3-4 con, trọng lượng từ 68kg/con. Voọc gáy trắng là loài động vật rừng thuộc diện nguy cấp, quý hiếm (thuộc nhóm IB), thường sống ở vùng đá vôi cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay đang là mùa động dục của loài voọc gáy trắng nên chúng khá hung dữ.
Vừa qua Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa cũng đã chỉ đạo chính quyền xã Hướng Lập, Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa và đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động người dân không được săn bắt đối với các cá thể voọc gáy trắng, thực hiện các biện pháp xua đuổi đàn voọc quay vào rừng sâu để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, dù lực lượng chức năng đã dùng nhiều biện pháp để thực hiện nhưng vẫn không hiệu quả./.
Chó nghiệp vụ bật tường 2 m, chạy 3 km chuẩn bị cho Army Games 2020 Đội tuyển Chó nghiệp vụ của Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia cuộc thi "Người bạn trung thành", tại Army Games 2020 diễn ra tại Nga.