Dự thảo quy định trẻ 3 tháng tuổi đến lớp: “Cởi trói” cho công nhân nghèo?
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lấy ý kiến dư luận xã hội về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Dự thảo mới quy định trẻ 3 tháng tuổi được đến lớp (ảnh minh họa)
Theo đó, trong Điều 25, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục có điều khoản quy định: Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Ngay sau khi dự thảo này được đưa ra để xin ý kiến, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xung quanh quy định cho trẻ 3 tháng tuổi đến lớp.
Chị Hoàng Ánh Dương (hiện đang làm công nhân tại khu đô thị Thăng Long, Hà Nội) cho hay: “Quy định cho trẻ 3 tháng tuổi đến lớp thực sự đã cởi trói cho những người công nhân nghèo như chúng tôi.
Đối với những công nhân làm thuê như tôi, ráo mồ hôi là không có tiền thì đồng nghĩa với việc quá trình nghỉ sinh con cũng sẽ không nhận được lương như công chức. Như hai vợ chồng tôi đều làm công nhân ở khu đô thị này, lương hai vợ chồng một tháng cũng chỉ được vài triệu.
Nếu tôi nghỉ sinh con, phải lo rất nhiều khoản cho một đứa bé khi ra đời một mình chồng tôi khó mà cáng đáng. Vì thế, tôi mong muốn được cho con đến lớp sớm để có thời gian đi làm kiếm thêm chút tiền lo sinh hoạt cho gia đình. Tôi tin chắc rằng, khi quy định này có hiệu lực những lớp công nhân lao động như chúng tôi sẽ rất vui mừng”.
Trái ngược lại với ý kiến của phụ huynh, cô giáo Hoàng Ánh Vân (giáo viên tại trường Mầm non Hoa Hồng, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: “Hơn 10 năm nay làm cô giáo mầm non tôi cũng đã trải qua đủ tất cả những vất vả, khó khăn của nghề này. Có những cháu 12 tháng tuổi đến lớp chúng tôi cũng đã rất vất vả chứ nói gì đến trẻ 3 tháng tuổi.
3 tháng tuổi là lúc các bé còn nằm ngửa, bé nào nhanh cũng chỉ biết lẫy. Ở nhà một mẹ trông một con ở độ tuổi 3 tháng mà còn thấy vất vả huống chi đến lớp. Một lớp chỉ cần 10 học sinh 3 tháng tuổi thì các cô coi như không thể quản lý được các học sinh khác lớn hơn.
Đó là chưa kể việc hiện nay giáo viên mầm non đang thiếu khá nhiều, tăng lương cho giáo viên trông trẻ 3 tháng tuổi thì không có nguồn còn nếu giữ nguyên mức lương như hiện nay thì khó giáo viên nào trụ được lâu dài. Theo tôi nên quy định trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi đến lớp thì sẽ hợp lý hơn”.
Video đang HOT
Tại nhiều quận có dân số đông như Hoàng Mai, Cầu Giấy nếu quy định này đi vào hiệu lực thì sẽ khiến các trường gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ, hiện nay nhiều trường đã rơi vào tình trạng quá tải.
Cụ thể như tại khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) nhiều trường rơi vào tình trạng quá tải, các trường không biết lấy tiêu chí gì tuyển sinh khi nhu cầu của phụ huynh quá lớn.
Tại trường Mầm non Thực hành Linh Đàm, nhiều năm nay ban giám hiệu đã tuyển sinh học sinh 2 tuổi bằng cách cho phụ huynh học sinh bốc thăm để đảm bảo sự công bằng.
Trước đó, trao đổi với PV báo Infonet, cô Lê Thị Tâm – Hiệu phó trường Mầm non Thực hành Linh Đàm cho hay: “Mô hình cho phụ huynh bốc thăm đã được nhà trường áp dụng khoảng từ năm 2010.
Hiện nay, khi các chung cư mọc lên như nấm, nhu cầu của học sinh thì đông trong khi chỉ tiêu có hạn nên chúng tôi nghĩ việc cho phụ huynh bốc thăm là khách quan hơn cả. Mùa tuyển sinh năm 2017, chỉ tiêu của nhà trường là 40 học sinh/2 lớp trong khi số liệu chúng tôi nắm được là hơn 100 phụ huynh có nhu cầu”.
Nhiều phụ huynh trường Mầm non Linh Đàm đến từ rất sớm để chuẩn bị bốc thăm mùa tuyển sinh 2017
Đó mới là tuyển sinh với lớp 2 tuổi còn đông như vậy, nếu tuyển sinh học sinh 3 tháng tuổi thì không biết sẽ tạo áp lực lớn tới mức nào cho các trường mầm non.
Liên quan đến vấn đề này, bà Hoàng Thanh Hương – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết Sở GDĐT Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT cân nhắc kỹ chủ trương, điều chỉnh theo hướng chỉ quy định các cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ dưới 6 tuổi, không cần thiết quy định độ tuổi bắt đầu nhận vào. Bởi lẽ, việc nhận trẻ từ độ tuổi nào còn tùy thuộc vào khả năng chăm sóc, giáo dục và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ”.
Theo Infonet
Tuyển sinh đủ chỉ tiêu bằng mọi giá: Vì quyền lợi của ai?
Không chỉ các trường ngoài công lập, các trường đại học công lập cũng phải tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu bằng xét học bạ trong mùa tuyển sinh năm nay.
Tuyển đủ chỉ tiêu bằng mọi giá đang là cuộc cạnh tranh đầy mâu thuẫn giữa các trường đại học (ĐH). Liệu cuộc đua này đang vì quyền lợi thí sinh hay quyền lợi của chính trường mình?
Thu bản gốc giấy báo điểm để giữ chân thí sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo tuyển bổ sung đợt một là 1.500 chỉ tiêu. Hiện tại, trường đã tuyển thêm được khoảng 1.000 thí sinh. Tuy nhiên, so với đề án tuyển sinh đưa ra từ tháng 3, phương thức tuyển sinh của trường có điều chỉnh.
Cụ thể, đề án chỉ tuyển sinh bằng kết quả thi THPT quốc gia nhưng trong xét tuyển bổ sung, trường có thêm phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh để xét tuyển cho tất cả ngành đào tạo đại học theo công thức: Điểm xét tuyển (ĐXT) = ĐM1 ĐM2 ĐM3.
Trong đó, ĐM1 là điểm trung bình năm lớp 12 của môn thứ nhất trong tổ hợp xét tuyển; ĐM2 là điểm trung bình năm lớp 12 của môn thứ hai trong tổ hợp xét tuyển, ĐM3 là điểm trung bình năm lớp 12 của môn thứ ba trong tổ hợp xét tuyển. Điểm ưu tiên (ĐUT) ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định. Cách xác định điểm trúng tuyển (ĐTT): ĐTT = ĐXT ĐUT, trong đó: ĐXT> 18 điểm. Trường dành 689 chỉ tiêu để xét tuyển bằng học bạ.
Lịch sử của Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ khi thi "3 chung" đến nay, đây là năm đầu tiên phải xét tuyển từ học bạ. Thêm nữa, khi đến đăng ký xét tuyển bổ sung, trường sẽ thu luôn bản gốc giấy báo điểm thi đối với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia.
Trong khi đó, ĐH Lâm nghiệp có một số ngành trùng với Học viện Nông nghiệp cũng xét tuyển bổ sung đợt một với tất cả ngành đào tạo của trường. Từ năm trước, trường đã xét tuyển bằng hai phương thức là kết quả thi THPT quốc gia và xét kết quả học tập THPT.
Tân sinh viên nhập học 2017. Ảnh: Như Ý/Tiền Phong.
Tại ĐH Thủy lợi, ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo, cho biết 860 thí sinh đến đăng ký xét tuyển bổ sung. Trong số này, cũng có một số thí sinh đạt điểm cao ở mức 24-25 điểm. Mức điểm phổ biến nhất là 19-20.
ĐH Đại Nam cũng đang tuyển bổ sung đợt một. Đại diện nhà trường cho biết kết thúc mùa tuyển sinh, trường tuyển 1.000/1.600 chỉ tiêu là thắng lợi.
Khi công cụ quản lý không đủ mạnh
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo ĐH Thủy lợi, năm nay, phương thức xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, không giới hạn số trường, gây khó khăn cho các trường top giữa và dưới.
Tuy nhiên, theo lý giải của phía Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, 110.000 thí sinh trúng tuyển đợt một nhưng không nhập học có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân thí sinh du học và đi xuất khẩu lao động.
Theo tính toán, năm nay, số lượng thí sinh đi du học chiếm tỷ lệ lớn, đặt biệt là hai nước Mỹ và Australia. Dưới góc độ trường CĐ, ông Nguyễn Xuân Sang, CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội, cho biết một phần thí sinh du học nhưng cũng có một phần không nhỏ thí sinh tốt nghiệp xong THPT đi xuất khẩu lao động tại một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia...
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng đang có lỗ hổng trong khâu quản lý của Bộ GD&ĐT. Thông tư số 32 được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2015 quy định về việc xác định chỉ tiêu đối với các cơ sở giáo dục ĐH, đưa ra 3 tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Thứ nhất, số sinh viên trên giảng viên quy đổi theo khối ngành. Thứ hai, diện tích sàn xây dựng phục vụ trực tiếp cho đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục tính trên một sinh viên. Thứ ba là quy mô sinh viên chính quy tối đa.
Với tiêu chí thứ ba, khối ngành sức khỏe được bộ quy định quy mô không vượt quá 8.000, khối ngành nghệ thuật không vượt quá 5.000, các khối ngành còn lại không vượt quá 15.000.
Tuy nhiên, sau hai năm thông tư 32 ra đời, đến nay, các cơ sở giáo dục ĐH chỉ dựa vào 2 tiêu chí đầu để xác định chỉ tiêu. Còn tiêu chí thứ ba, bộ và các trường đều "lờ" đi không đề cập tới.
"Nếu xét tiêu chí 3, rất nhiều trường đang vượt quy mô 15.000 sinh viên chính quy. Nếu đưa ra quy định nhưng không phù hợp, bộ phải sửa. Nhưng đã hai năm nay, bộ không nói quy định đó bất hợp lý, không được áp dụng hay như thế nào. Quy định một đằng nhưng thực hiện vẫn một nẻo", vị chuyên gia này cho hay.
Cũng chính vì đưa ra quy định nhưng không thực hiện, quy mô một số trường tiếp tục tăng lên. Thậm chí, có trường chỉ tiêu hơn 6.000, để đạt được, trường quyết định gọi nhập học tới hơn 8.000 thí sinh. Tuyển đủ chỉ tiêu bằng mọi giá đang là cuộc cạnh tranh đầy mâu thuẫn giữa các trường ĐH hiện nay.
Trong khi đó, công cụ quản lý lại không đủ mạnh, không đủ thực tế để tạo hành lang bình đẳng cho các trường hoạt động. Đảm bảo quyền lợi cho thí sinh nhưng thực chất cuối cùng là đảm bảo quyền lợi đủ chỉ tiêu cho các trường ĐH.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết thành trường nghề Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) - kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa...