Dự thảo luật quy định phạt tù 2 năm nếu giúp sinh viên làm bài tập
Theo dự thảo Luật Giáo dục Đại học mới ở Australia, bất cứ ai, kể cả phụ huynh, sẽ bị phạt 147.000 USD hoặc tù đến 2 năm, nếu giúp sinh viên hoàn thành bài tập về nhà.
Các nhà nghiên cứu giáo dục Australia cho biết tình trạng gian lận có hợp đồng – thuê người làm bài tập và thi hộ – đang ngày càng gia tăng ở nước này. Vì vậy, Bộ Giáo dục Australia vừa công bố dự thảo Luật Giáo dục Đại học có nội dung “cấm giúp đỡ sinh viên hoàn thành một phần hoặc toàn bộ bài tập được giao”, nhằm đảm bảo danh tiếng của các trường đại học.
Dự thảo luật cũng cấm việc cung cấp và quảng cáo dịch vụ gian lận có hợp đồng. Những website giúp làm bài tập và thi hộ đang trở nên phổ biến và nhiều sinh viên, gồm cả du học sinh, đang tận dụng công cụ này. Do vậy, chúng cũng thuộc phạm vi áp dụng của luật.
Theo dự thảo luật mới, phụ huynh không được phép giúp sinh viên làm bài tập về nhà. Ảnh: Istockphoto.
Mức phạt cao nhất cho người giúp đỡ sinh viên gian lận là 2 năm tù hoặc 147.000 USD. Bộ trưởng Giáo dục Australia Dan Tehan thông báo luật sửa đổi sẽ được trình lên nghị viện trong năm nay, theo University World News.
Giám đốc điều hành các trường đại học Australia – bà Catriona Jackson – nói dự thảo luật là cần thiết để ngăn chặn những nhà cung cấp dịch vụ gian lận nhưng phần diễn giải còn quá rộng.
Bạn bè hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ sinh viên sửa một vài lỗi nhỏ trong bài tập cũng vi phạm luật này. “Tôi lo nếu luật được áp dụng, việc bố hoặc mẹ giúp con sửa cấu trúc câu hay cách dùng từ trong một bài luận cũng bị xem là phạm pháp”, bà Catriona Jackson nói.
Người này cho rằng không ai muốn trường hợp đó xảy ra. Vì vậy, dự thảo luật cần được diễn đạt lại trước khi ban hành.
Theo một nghiên cứu của ĐH South Australia, sinh viên nước này nhờ người làm hộ bài tập ngày càng nhiều. Ảnh: Sharlyn Harvile.
Một nghiên cứu do ĐH South Australia thực hiện về vấn đề gian lận cho thấy sinh viên đang có xu hướng thuê người khác giúp mình hoàn thành bài tập tại trường. Các nhà nghiên cứu khảo sát 14.000 sinh viên tại 8 trường đại học ở Australia để tìm hiểu trải nghiệm và thái độ của họ đối với gian lận có hợp đồng.
3 trong số 7 hành vi “nhờ giúp đỡ” liên quan gian lận có hợp đồng là không hài lòng với môi trường dạy và học, “có nhiều cơ hội để gian lận” và tiếng Anh không phải ngôn ngữ thứ nhất.
Theo Zing
Học đến bằng nào thì đủ?
Tôi nảy ra ý tưởng viết bài này khi trong một ngày phải đóng vai tư vấn việc học cho 2 người. Đầu tiên là bà chị họ ở quê đưa con trai lên gặp cậu xem có nên đầu tư ôn thi đại học hay chỉ cố gắng lấy bằng cấp 3 rồi đi XKLĐ.
Cùng ngày, trên một diễn đàn online của các du học sinh, tôi lại đọc được tâm sự của một bạn đang học thạc sĩ và đang băn khoăn học xong có nên làm tiếp tiến sĩ hay về nước đi làm luôn.
Lo lắng của bà chị họ hay của bạn du học sinh có lẽ cũng là lo lắng điển hình của bất kỳ bậc phụ huynh hay học sinh, sinh viên nào trên cả nước. Bên cạnh mối quan tâm học ngành nào, học ở đâu thì học đến đâu, đến cấp độ nào cũng là một vấn đề cần phải tính toán.
Để trả lời câu hỏi trên, tôi xin kể mấy câu chuyện:
Câu chuyện thứ 1: Hình minh họa dưới đây là 2 người nổi tiếng. Người trẻ hơn thì quá nổi tiếng rồi, khỏi phải nhắc thì ai cũng biết là Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook.
Người già hơn là Simon Marginson, giáo sư hàng đầu thế giới về lĩnh vực giáo dục, hiện đang làm việc tại Đại học Oxford mà tôi có dịp quen biết và làm việc.
Điều thú vị là GS này mãi 45 tuổi mới có bằng tiến sĩ sau gần 10 năm học. Thú vị hơn nữa là ông ngay lập tức được bổ nhiệm chức danh phó GS sau khi lấy bằng và chức danh GS 4 năm sau đó (thông thường, ở hệ thống khoa bảng phương Tây, tân tiến sĩ phải trải qua khoảng 10 năm làm hậu tiến sĩ/giảng viên rồi mới được bổ nhiệm chức danh phó GS).
Có lần tôi hỏi "sao thầy mãi mới học xong tiến sĩ vậy?". Ông cười, nói: "Khi đó, tôi còn bận nhiều việc khác, với nói chung là tôi biết kiểu gì cũng xong nên không quan tâm lắm".
Giáo sư Simon Marginson.
Câu chuyện thứ 2: Cách đây chừng 15 năm, tôi quen một người anh, vừa học xong thạc sĩ ở Úc thì nhận được ngay 2 lời mời: một là học tiếp tiến sĩ, hai là làm kỹ sư trưởng cho một công ty khởi nghiệp. Anh gọi điện về hỏi một số thầy giáo cũ, tất cả đều khuyên học tiếp tiến sĩ.
Cuối cùng, anh chọn cơ hội thứ hai. Năm 2008, khi tôi sang Mỹ (anh lúc này đã dọn về California và đang là giám đốc kỹ thuật của một hãng công nghệ); anh dẫn tôi đến công ty, nơi có khoảng 30 kỹ sư đang làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh.
Anh giới thiệu: "Quá nửa nhân viên ở đây đều có bằng tiến sĩ nhưng nói chung bằng cấp không quan trọng, làm được việc là được".
Nhắc lại chuyện cũ, anh nói "thực ra lúc đó anh đã biết phải chọn phương án nào rồi nhưng cứ phải gọi về hỏi một cái cho chắc thôi. Khi không nghe theo lời các thầy thì cũng có người trách nhưng đấy em xem, tiến sĩ thì giờ cũng là lính của anh mà toàn PhD Stanford, MIT nhé".
Câu chuyện thứ 3: Một anh bạn khác cách đây chừng 10 năm quyết định bỏ học tiến sĩ một ngành khoa học cơ bản ở châu Âu để về Việt Nam. Cách đây chừng nửa năm, anh này tìm đến tôi để hỏi tư vấn về việc học tiến sĩ về giáo dục. Anh nói anh cần có bằng tiến sĩ vì hiện đang là giám đốc một trung tâm đào tạo có tiếng ở Hà Nội.
Câu chuyện thứ 4: Một đồng nghiệp khác của tôi là giảng viên đại học ngành khoa học máy tính. Bạn này đang thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu, hỗ trợ cho các khu công nghiệp trong cả nước. Có hôm, bạn này than khó kiếm nghiên cứu sinh quá vì bọn giỏi nó đi nước ngoài hết rồi.
Tôi hỏi: "Em toàn làm với tư nhân, cần trợ lý thì tuyển mấy em mới ra trường là được rồi, sao cần nghiên cứu sinh?".
Bạn này đáp: "Ngành của em nó vậy anh ạ, muốn làm được việc thì phải có 3-4 năm "cày" trong lab. Thế tức là trình độ nghiên cứu sinh rồi còn gì. Sinh viên mới ra trường thì non quá anh ạ".
Xin quay trở lại với câu hỏi ban đầu, vậy ta nên học tiến sĩ, thạc sĩ, đại học hay có bằng cấp 3 là được rồi? 4 câu chuyện kể trên cho ta những gợi ý khác nhau:
- Câu chuyện 1 cho ta gợi ý "quyết liệt" nhất. Nếu bạn đủ giỏi, đủ tài, đủ quyết tâm thì tự bạn biết năng lực của mình. Bạn bỏ học đại học (như Zuckerberg) hay bạn học tiếp cao hơn thì nói chung đó cũng chỉ là một việc cần làm (và không quá khó với bạn), chỉ cần bạn bắt đầu học thì rồi nó sẽ đến đích, không phải lo lắng quá nhiều (như trường hợp GS. Marginson). Nói cách khác, học hay không học trong trường hợp này chỉ là yếu tố phụ.
- Câu chuyện thứ hai cho chúng ta gợi ý về việc, bạn cứ quyết cái gì mình cho là đúng; mình thấy được là được, đã thấy đúng rồi thì cứ thế mà làm, không cần hỏi ai hoặc hỏi... cho nó có thôi. Vị trí, thành tựu của công việc sau này, nhiều khi không tương quan với bằng cấp.
- Câu chuyện thứ ba lại cho một ngụ ý khác. Anh bạn trong chuyện này, tôi nghĩ nói chung nghiêng về việc coi bằng tiến sĩ là một "hàm thực dụng". Làm giáo dục, mà lại là lãnh đạo một đơn vị thì phải có bằng tiến sĩ, đó là yêu cầu của thị trường, của công việc.
Thế nên có khi 10 năm trước, khi anh này không muốn làm nhà nghiên cứu cơ bản nữa, anh bỏ học tiến sĩ (về khoa học cơ bản) là một quyết định đúng đắn nhưng 10 năm sau thì anh lại định học tiến sĩ về giáo dục, vừa để có cái chức danh để ghi vào namecard, vừa để quản lý, điều hành tốt hơn công việc của mình, đó cũng là một ý định hợp lý.
Mark Zuckerberg.
- Câu chuyện thứ tư thì nhắc chúng ta về một yếu tố quan trọng của việc đào tạo, đó là lượng thời gian đi học tối thiểu đối với từng kiểu công việc để có thể hành nghề.
Với trường hợp người bạn trong câu chuyện này, đơn giản là với ngành khoa học máy tính thì học 4 năm sau cấp 3 (bằng đại học) là không đủ; mà phải là 6-8 năm sau cấp 3 (tức là tương đương với nghiên cứu sinh) thì anh mới làm được việc.
Cái này cũng tương tự như nghề bác sỹ; muốn hành nghề, anh phải mất 8-10 năm học hành, bao gồm thời gian trên ghế nhà trường và thời gian thực hành, không thể sớm hơn được. Hoặc cái này cũng tương tự như việc trong ngành hàng không, người ta có luật bất thành văn là để tự lái được máy bay, người phi công phải có tối thiểu 10.000 giờ tập bay.
Thế nên, ở Pháp, nơi có hệ thống giáo dục sau trung học khá phức tạp, khi được hỏi là "bạn đang học ở trình độ nào", người ta sẽ nói "tôi học Bac 4" hay "tôi học Bac 5" (Bac là viết tắt của từ Baccalaureate - tức là bằng cấp 3 hay bằng THPT) chứ không nói là tôi đang học thạc sĩ hay tiến sĩ.
Chúng ta đã bước sang những năm cuối của thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI. Đã qua rồi cái thời nhà nhà, ai cũng muốn phấn đấu cho con em mình vào bậc đại học và cũng qua rồi cái thời cứ ai học được, hoặc có vị trí công việc nhất định là lại cố để học lấy bằng tiến sĩ.
Việc học ngày nay ngày càng được nhiều người coi như là một hình thức đầu tư, không chỉ về tài chính mà cả về thời gian và cơ hội. Việc học để lấy các bằng cấp chính quy, ngắn thì 1-2 năm (thạc sĩ), dài thì 4-5 năm (đại học/tiến sĩ) thực sự là một quãng thời gian đáng kể từng người phải cân nhắc thiệt hơn trước khi ra quyết định. Hy vọng 4 gợi ý dựa trên 4 câu chuyện kể trong bài này sẽ giúp bạn đọc tự tìm ra được câu trả lời cho riêng mình, nếu như bạn cũng đang băn khoăn với câu hỏi: "Học đến bằng nào thì đủ".
Giáo sư Marginson.
Mark Zuckerberg.
Phạm Hiệp
Từ "lễ khai giảng không bóng bay": Trường học hạn chế bọc vở bằng nilon Sau ý tưởng "Lễ khai giảng không bóng bay" của em Nguyễn Nguyệt Linh - học sinh sắp lên lớp 6 của Trường Marie Curie (Hà Nội), một số trường ở Thủ đô tiếp tục hưởng ứng viêc bảo vệ môi trường qua hành động hạn chế bọc vở bằng nilon. Một số phụ huynh đang lan truyền thông báo của một giáo...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!
Sáng tạo
17:04:58 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
Netizen
17:00:00 23/02/2025
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách
Du lịch
16:47:44 23/02/2025
Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng
Thế giới
16:14:28 23/02/2025
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới
Hậu trường phim
16:08:46 23/02/2025
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau
Pháp luật
16:07:32 23/02/2025
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa
Nhạc việt
15:59:27 23/02/2025
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam
Phim châu á
15:04:41 23/02/2025
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa
Sao châu á
14:55:51 23/02/2025
Cuộc sống viên mãn của NSND Thu Hiền
Sao việt
14:53:11 23/02/2025