Dự thảo Luật Giáo dục: Nhiều đóng góp thiết thực
Trong Phiên họp thứ 22 và 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội , Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình. Trong đó Bộ GD&ĐT chuẩn bị Tờ trình về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.
Cần định nghĩa về chuẩn văn bằng
Trước đó, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp cho hai dự thảo Luật nói trên. Theo PGS. TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cần có định nghĩa chính xác về các văn bằng (diplome) và học vị (degree). Học vị (degree) cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ là gắn với trình độ và bậc đào tạo, có được học vị là do đào tạo, năng lực của mỗi người ứng với bậc đào tạo.
Điều 43 Luật Giáo dục 2005 có nêu: Bằng tốt nghiệp ĐH của ngành kỹ thuật gọi là kỹ sư, của ngành kiến trúc gọi là kiến trúc sư, của ngành y, dược gọi là bác sĩ, dược sĩ, của ngành khoa học cơ bản, kinh tế là cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp ĐH.
PGS.TS Trần Văn Tớp cho rằng, cần có định nghĩa chính xác về các văn bằng (diplome) và học vị (degree). Học vị (degree) cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ là gắn với trình độ và bậc đào tạo, có được học vị là do đào tạo, năng lực của mỗi người ứng với bậc đào tạo.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được cơ sở giáo dục đại học công nhận học vị và cấp bằng tương ứng.
Ông đề xuất thay cụm từ “có bằng” bằng cụm từ “tốt nghiệp” hoặc “có học vị” trong toàn bộ Luật. Người tốt nghiệp trình độ nào thì được công nhận “học vị” tương ứng và được cấp văn bằng tốt nghiệp ở trình độ đó (văn bằng chỉ là tờ giấy chứng nhận).
Văn bằng (diplome) chỉ là giấy chứng nhận (certificate) giống như chứng minh thư nhân dân xác nhận tôi là tôi. Người tốt nghiệp trình độ ĐH được công nhận học vị cử nhân và được cấp bằng cử nhân, học vị thạc sĩ (bằng thạc sĩ), học vị tiến sĩ (bằng tiến sĩ). Đề nghị thay tên gọi “bằng đại học” bằng “bằng cử nhân”, để nhất quán với “bằng thạc sĩ”, “bằng tiến sĩ” và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Video đang HOT
Cùng với đó, đối với các chức danh nghề nghiệp, PGS.TS Trần Văn Tớp nêu quan điểm: Chức danh nghề nghiệp luật sư là cử nhân luật sau thời gian hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng, tố tụng được do Hội Luật sư công nhận là Luật sư.
Còn kiến trúc sư là cử nhân kiến trúc sau thời gian hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc được công nhật là kiến trúc sư; bác sĩ là cử nhân y sau thời gian hoạt động trong lĩnh vực y tế hoặc chuyên khoa, qua đào tạo chuyên khoa được công nhận/cấp bằng bác sĩ.
Cũng theo PGS.TS Trần Văn Tớp, hiện nay, có xu hướng rút ngắn thời gian đào tạo. Đặc biệt có thông tin là các trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng, cấp bằng cao đẳng nhưng lại có danh hiệu cử nhân công nghệ và kỹ sư thực hành, làm cho giáo dục đại học trong đó có cao đẳng càng trở nên rối.
Nên thống nhất với hệ thống luật khác
Theo ý kiến của PGS.TS Phan Thanh Bình- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học cần rà soát lại toàn bộ để có sự thống nhất với hệ thống luật, trước hết là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, xét riêng về Luật Giáo dục nghề nghiệp, PGS.TS Phan Thanh Bình đặt vấn đề: Trên thế giới nếu đại học từ cao đẳng đi lên thì chúng ta có theo Luật Giáo dục đại học hay không? Còn đứng về góc độ chuyên môn nếu coi đại học từ cao đẳng đi lên thì ai quản lý? Vì thế cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này. Ngoài ra, chúng ta cần phải xem xét và rà soát sự tương quan với các luật khác.
Chẳng hạn khi nói về học phí thì chúng ta có vi phạm vào Luật Giá hay không? Hay khi chúng ta nói về đất cho các trường thì cần nghiên cứu xem có vi phạm Luật Đất đai hay không? Vì vậy, cái gì rõ rồi thì chúng ta quy định, cái gì chưa rõ nhưng thấy đúng thì nên đặt ra nguyên tắc và nên ghi: Cụ thể giao do Chính phủ. Tất nhiên chúng ta phải có hành lang pháp lý trước nếu không sau này muốn làm gì cũng không nổi.
PGS.TS Phan Thanh Bình rất hoan nghênh Ban soạn thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều. Qua soạn thảo lần 2, Ban soạn thảo đã tiếp thu rất tốt ý kiến đóng góp của các chuyên gia.
Dung Hòa
Theo Đại đoàn kết
Học sinh áp lực vì phải học quá nhiều
Chương trình giáo dục hiện nay quá nặng nề, quá hàn lâm. Tháo gỡ được điều này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác, từ tự tử vì áp lực đến dạy thêm, học thêm.
Bà Phạm Phương Thảo - nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM - tại hội thảo - Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN
Đó là ý kiến được GS Phạm Phụ đưa ra tại Hội thảo góp ý dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 13-4.
"Chương trình giáo dục hiện nay quá nặng nề, quá hàn lâm. Chúng ta cần giải quyết ngay vấn đề này. Nếu chúng ta giải quyết được việc này chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề khác, từ tự tử vì áp lực đến dạy thêm học thêm", GS Phạm Phụ nói.
Theo GS Phạm Phụ, nên giảm khối lượng và tính hàn lâm của chương trình. Đồng thời, không thể yêu cầu chương trình giáo dục giống nhau giữa các vùng miền.
Đồng quan điểm với GS Phạm Phụ, bà Phạm Phương Thảo cũng cho rằng trong chương trình giáo dục hiện nay khối lượng kiến thức hàn lâm còn quá nhiều.
"Ta nói phát huy sáng tạo của học sinh nhưng thực tế là học thuộc lòng nhiều, triệt tiêu sáng tạo ngay tại trường. Trong giáo dục tôi thấy cũng chưa giáo dục làm người, kỹ năng làm việc. Mặc dù ta luôn nói học đi đôi với hành nhưng ta chưa giáo dục hành, chưa thấy hành đâu" - bà Thảo nói.
Còn về vấn đề bạo lực học đường thường nổi trên mặt báo, mạng xã hội, theo bà Thảo là do chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, từ đầu vào, tuyển sinh đến quá trình giảng dạy. "Lương giáo viên thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Lương quá thấp, đặc biệt là mầm non và tiểu học.
Một vấn đề đặt ra nữa mà mọi người hay nói là: Triết lý giáo dục của Việt Nam ta là gì? Ta có đưa vào luật sửa đổi lần này không? Đấy là vấn đề ta cần xem lại, nếu luật sửa đổi lần này ta đưa được cái đó vào thì rất là tốt", bà Thảo nói.
Luật sư Hà Hải phát biểu tại hội thảo về vấn đề cần có chương trình giáo dục cho trẻ em lai không hộ khẩu, giấy khai sinh tại đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN
Cũng tại buổi hội thảo, nhiều cán bộ quản lý giáo dục tại TP.HCM đề nghị xem xét lại vấn đề tài chính, học phí và lương giáo viên.
Cô Lại Thị My Nhung, cán bộ quản lý Trường mầm non TP, cho biết nhiều giáo viên rất tâm tư. Hiện nay, chuẩn gia mầm non được nâng lên rất cao, có bằng cử nhân, thậm chí có nhiều người học lên thạc sĩ. Nhưng sau khi tuyển viên chức xong, giáo viên mầm non đó lại được bổ nhiệm theo ngạch giáo viên mầm non hạng tư, hệ trung cấp.
Vấn đề sách giáo khoa mới cũng được thảo luận. Theo bà Lâm Hồng Lãm Thúy - hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), thực tế trong quá trình giảng dạy, bà thấy có những bất cập, khó khăn đối với từng vùng miền.
"Chủ trương của Bộ GD-ĐT cho các đơn vị địa phương có bộ sách giáo khoa riêng, theo tôi là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực vấn đề cốt lõi là con người.
Chương trình sách giáo khoa có thay đổi như thế nào, có làm tốt ra sao nhưng người thực hiện trực tiếp chính là giáo viên.
Chương trình có thành công hay không, sách giáo khoa có thành công hay không là do giáo viên. Vấn đề đạo tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình là vấn đề trọng tâm, cốt lõi" - bà Thúy nói.
Theo tuoitre.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc: Kỳ vọng đổi mới mạnh mẽ từ sửa Luật Giáo dục Chia sẻ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - giáo viên Trường THPT Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - bày tỏ tin tưởng ngành Giáo dục sẽ nhận được sự nỗ lực vào cuộc, giúp đỡ của Quốc hội, Chính phủ, ban ngành đoàn thể,...