Dự thảo Luật GDĐH: Không “né” vấn đề nóng
Sau thời gian tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo Luật giáo dục đại học (GDĐH) dự kiến trình Quốc hội vào ngày mai (25/5).
Khi kết quả kiểm định chất lượng được công bố, học sinh không còn tù mù trong chọn lựa trường. Trong ảnh: Học sinh Tiền Giang tham dự tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2012.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về dự thảo này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh), phó trưởng ban soạn thảo, cho biết:
- Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội ở kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội phối hợp với ban soạn thảo hoàn thiện dự thảo lần thứ hai Luật GDĐH. Bản dự thảo này đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà giáo và cán bộ quản lý qua nhiều kênh khác nhau. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp cũng như kết luận của những người chủ trì, ủy ban tiếp tục hoàn thiện dự thảo lần thứ ba của Luật GDĐH trình Quốc hội thông qua.
* Ở kỳ họp trước, khi dự thảo Luật GDĐH được trình, có đại biểu đánh giá đây là luật “né” vì nội dung dự luật né tránh các vấn đề nóng bỏng của GDĐH. Dự thảo lần thứ ba giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Nếu những vấn đề “nóng” của GDĐH bị “né” trong dự thảo lần một, sau đó được xử lý một cách khái quát trong dự thảo lần hai thì trong dự thảo lần ba, những vấn đề này đã được xử lý một cách cụ thể và triệt để.
* Chẳng hạn vấn đề tự chủ đại học từng bị cho là nửa vời, hình thức. Trong dự thảo trình Quốc hội lần này, vấn đề này có được điều chỉnh?
- Đúng là trong dự thảo lần thứ nhất, vấn đề tự chủ đại học còn rất mờ nhạt. Trong dự thảo lần thứ hai, quyền tự chủ được đưa vào nhưng dưới hình thức được giao, có điều kiện. Còn trong dự thảo lần thứ ba, tự chủ được xem là thuộc tính của cơ sở GDĐH. Khi cơ sở được phép hoạt động thì có đầy đủ các quyền đã được quy định cụ thể trong dự thảo luật. Đây là một sự tiến bộ rất lớn về tự chủ đại học trong dự thảo luật.
* Cụ thể, cơ sở GDĐH có những quyền tự chủ như thế nào?
- Dự thảo quy định rõ cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt đông chủ yêu trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quôc tê, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, bảo đảm chất lượng GDĐH được tự chủ trong những hoạt đông khác phù hợp với năng lực thực hiên quyên tự chủ và kêt quả kiêm định chât lượng giáo dục của nhà trường.
Video đang HOT
Trong đào tạo, các trường được tự chủ phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng nghề nghiệp bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh là thi tuyển, xét tuyên hoặc kêt hợp giữa thi tuyên và xét tuyên và chịu trách nhiệm về công tác tuyên sinh tự chủ, tự chịu trách nhiêm trong viêc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình đô cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thủ trưởng cơ sở GDĐH tô chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyêt giáo trình GDĐH đê sử dụng làm tài liêu giảng dạy, học tâp trong cơ sở GDĐH trên cơ sở thâm định của hôi đông thâm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở GDĐH thành lâp.
* Được giao nhiều quyền tự chủ, người ta cũng lo ngại tình trạng “cá mè một lứa” khi chất lượng các cơ sở GD-ĐT còn chênh lệch nhau quá nhiều. Dự luật xử lý vấn đề phân tầng đại học ra sao?
- Dự thảo lần ba đã bổ sung các điều khoản và làm rõ phân tầng cơ sở GDĐH. Điều 4 của dự thảo nêu rõ phân tầng cơ sở GDĐH là việc phân chia hệ thống cơ sở GDĐH thành các loại trường khác nhau dựa trên chất lượng đào tạo và kết quả nghiên cứu khoa học. Điều 9 của dự thảo nêu các cơ sở GDĐH được phân tầng thành các đại học nghiên cứu, các đại học ứng dụng và các trường cao đẳng huấn luyện nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tầng này, điều lệ trường đại học sẽ quy định xếp hạng chất lượng trong từng nhóm trường dựa vào kết quả kiểm định chất lượng GDĐH.
Điều 12 của dự thảo luật nêu rõ phân tầng cơ sở GDĐH theo chất lượng đào tạo và kết quả nghiên cứu khoa học để có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp với vị trí, vai trò, năng lực bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH. Theo đó Nhà nước đầu tư ngân sách có trọng điểm để hình thành môt sô cơ sở GDĐH chất lượng cao theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học xã hội, các ngành khoa học và công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Việc phân tầng đại học đã được quy định trong dự thảo luật theo hướng củng cố chất lượng đào tạo của các trường đại học theo định hướng ứng dụng và các trường cao đẳng đào tạo kỹ thuật viên. Đồng thời tập trung đầu tư phát triển các trường đại học theo định hướng nghiên cứu. Các đại học nghiên cứu này có vai trò đặc biệt quan trọng để chuẩn bị nhân lực cho nền kinh tế tri thức khi nước ta hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, phân tầng đại học đã được xử lý một cách cụ thể trong dự thảo luật lần này. Khái niệm này không được đề cập trong các dự thảo luật trước đây.
* Như vậy, có rất nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo, kết quả nghiên cứu khoa học của các trường. Dự thảo có những quy định đủ mạnh để buộc các trường phải nghiêm túc thực hiện các tiêu chí bảo đảm chất lượng cũng như kiểm định chất lượng?
- Điều 49 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở GDĐH trong việc bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH. Theo đó, cơ sở GDĐH xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở GDĐH được lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong số các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ GD-ĐT công nhận để kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở GDĐH. Cơ sở GDĐH có trách nhiệm thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và công bố công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT, của cơ sở GDĐH và phương tiện thông tin đại chúng khác.
Theo Võ Hùng
Tuổi Trẻ
Tuyển sinh 2012: Không xét tuyển nguyện vọng 2, 3
"Năm nay Bộ GD-ĐT giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Do vậy, không có xét tuyển nguyện vọng 2, 3 nữa. Việc xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) cho biết như trên khi trao đổi với báo chí bên lề hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra tại Hà Nội sáng nay 14/2.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Tuyển sinh năm 2012, về cơ bản vẫn giữ như những năm trước theo hình thức "3 chung" nhưng có một số đổi mới để phù hợp với đặc thù các ngành nghề... Đặc biệt năm nay, Bộ giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Theo đó, không có đợt xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 nữa. Thời gian xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước. Đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước thí sịnh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu".
Tuyển sinh năm nay bổ sung thêm khối thi A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh). Vậy thời gian thi khối A1 như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung khối A1 nếu thấy cần thiết và phù hợp đối với từng ngành đào tạo.
Khối A1 thi đợt 1, nghĩa là hôm thí sinh khối A thi môn Hóa thì thí sinh chọn khối A1 sẽ thi môn tiếng Anh. Thí sinh cần theo dõi kế hoạch tuyển sinh của các trường, trường nào xét tuyển nguyện vọng A1 để đăng ký thi tuyển.
Cuốn "Những điều cần biết" không cần thiết!
Thưa Thứ trưởng, vì sao năm nay không phát hành cuốn "Những điều cần biết"?
Hàng năm, Bộ vẫn phát hành cuốn sách này nhưng thấy có một số bất cập vì nhiều em chỉ quan tâm đến trường khu vực mình thi mà cuốn sách lại cung cấp tất cả thông tin của hơn 400 trường trong cả nước, do vậy in cuốn đó không cần thiết. Những thông tin cơ bản về tuyển sinh Bộ sẽ đưa lên trên mạng trang web của Bộ, các em vào đó có thể tra cứu rất nhanh gọn. Ví dụ, các em muốn học ngành Cơ khí chỉ cần bấm vào Cơ khí sẽ hiện ra những trường nào đào tạo ngành này và trang web cũng quy định từng khu vực cụ thể như Hà Nội, TP.HCM... Bên cạnh đó, trang web sẽ hiện ngay các thông tin liên quan tới tuyển sinh ĐH, CĐ mà các em không phải đọc hết cả quyển như trước, rất thuận lợi trong việc xác định nhu cầu của mình.
Một số đại biểu cho rằng học sinh vùng sâu vùng xa không có điều kiện vào Internet như vậy sẽ rất thiệt thòi cho các em, Thứ trưởng có nghĩ đến điều đó?
Bộ cũng đã tính đến vấn đề này. Bộ đã làm việc với công ty Viettel, họ đảm bảo tất cả các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần truy cập Internet thì Viettel đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng vào để các em có thể truy cập thông tin tuyển sinh. Nếu như có trường khó khăn trong việc truy cập thì các trường cần điện cho Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD-ĐT, ngay lập tức Viettel sẽ tạo điều kiện để các em truy cập. Như vậy việc truy cập Intenet để tiếp cận thông tin tuyển sinh ở các vùng trên cả nước không gặp bất cứ khó khăn gì, và việc ban hành, xuất bản quyển những điều cần biết không cần thiết.
Thí sinh dự thi đại học năm 2011 tại TPHCM. (Ảnh: Hoài Nam)
Các trường được xét tuyển nhiều lần!
Chủ trương kéo dài thời gian xét tuyển, nhiều đại biểu lo ngại thời gian quá dài gây lộn xộn và lượng thí sinh ảo lớn?
Thực tế, các trường tuyển đến 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng khác, nên việc kéo dài thời gian xét tuyển không làm lộn xộn đến việc xét tuyển của các trường.
Việc xét tuyển thêm nguyện vọng chủ yếu với trường tốp dưới. Kéo dài thời gian xét tuyển tạo điều kiện cho các trường top dưới có thời gian tuyển thí sinh. Các trường không nên sợ thí sinh ảo vì không chỉ tuyển 1 lần mà được tuyển nhiều lần cho đủ chỉ tiêu. Bên cạnh đó, những trường đào tạo tín chỉ thì có thể bắt đầu việc học bất cứ thời gian nào.
Năm 2011, có nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh quá chỉ tiêu và không đảm bảo chất lượng đào tạo. Vậy năm nay Bộ có giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này?
Trong năm 2012, Bộ đã ban hành Thông tư 57, để các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên 2 tiêu chí: số lượng sinh viên/giảng viên cơ hữu và diện tích mặt bằng/sinh viên. Sắp tới Bộ sẽ phối hợp với địa phương để kiểm tra, theo đúng việc phân cấp quản lý kiểm tra tất cả các trường. Nếu trường nào vi phạm sẽ xử phạt rất nặng, không chỉ xử phạt ngay sau khi tuyển sinh mà bất cứ lúc nào trong quá trình kiểm tra, 1 năm, 2 năm sau nếu phát hiện sai phạm đều bị xử lý.
Theo lộ trình dự kiến tuyển sinh của Bộ, từ năm 2016 trở đi chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc là Toán, Ngữ Văn và môn thi tự chọn. Lúc đó, chỉ một số trường đại học tốp đầu thực hiện hay triển khai đồng loạt?
Theo lộ trình, từ nay đến 2015 thì không có gì thay đổi nhiều, nhưng từ 2016 trở đi sẽ không có khối thi nữa mà chỉ thi 2 môn cơ bản Toán - Ngữ Văn, để sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa... thành các tổ hợp các môn thi do các trường tự xét. Còn sau 2020, khi đó sẽ có Luật Giáo dục, thì việc thi tuyển sinh chỉ còn với các trường tốp trên lựa chọn tinh hoa còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT. Khi đó, việc tuyển sinh rất nhẹ nhàng. Như vậy, có sự phân tầng rất rõ rệt giữa các trường ĐH, CĐ chứ không phải như hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Sẽ xử lý nghiêm trường vi phạm tuyển sinh Hôm nay 25-8, theo quy định tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, các trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 của thí sinh. Trước hiện tượng nhiều trường công lập địa phương và các trường ngoài công lập vì lo không tuyển đủ chỉ tiêu đã tung ra hàng loạt chiêu khác nhau để hút thí sinh, bất chấp sự...