Dữ liệu băng thông rộng tăng mạnh trong đại dịch Covid-19
Nhu cầu làm việc tại nhà tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 dẫn tới lưu lượng di động có những thay đổi đột ngột để đáp ứng điều này.
Nhu cầu sử dụng lưu lượng di động đang tăng mạnh trong đại dịch Covid-19
Trong báo cáo mà Ericsson vừa công bố thì lưu lượng di động được dự báo tăng 27% mỗi năm trong giai đoạn từ 2019 đến 2025. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 hiện nay trên toàn cầu đã dẫn tới sự bùng nổ dữ liệu bởi người dùng trên thế giới dành nhiều thời gian hơn cho việc học và làm việc tại nhà.
Video đang HOT
Những thay đổi lớn về thói quen hành vi con người này là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi có thể định lượng trong việc sử dụng các mạng băng thông rộng di động trên thế giới. Khi ngày càng có nhiều người học tập và làm việc tại nhà, thì các nền tảng giáo dục trực tuyến, giảng dạy cùng các cuộc họp, hội thảo ảo hóa trở thành thực tế và là điều bình thường mới.
Cũng theo báo cáo, các nhà mạng di động tại Việt Nam đang chứng tỏ rằng họ có thể mang tới hiệu năng và độ tin cậy mạng cần thiết nhằm hỗ trợ cả người dùng cuối lẫn doanh nghiệp trong thời điểm cần nhất này. Ngoài ra, Ericsson cũng đang hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng di động Việt Nam như Viettel, VNPT, MobiFone và Vietnamobile, nhằm đảm bảo ngành viễn thông cung cấp kết nối internet băng thông rộng thông suốt, chất lượng cao và ổn định cho các dịch vụ công, các doanh nghiệp và các hộ gia đình của Việt Nam.
Các nhà mạng di động cũng sớm có những bước đi như tăng dung lượng gói lên hoặc cho phép các cuộc gọi hay dữ liệu không giới hạn.
Các nghiên cứu của Ericsson chỉ ra rằng lưu lượng thoại tăng trung bình từ 20% đến 70% trên các hệ thống mạng với số lượng và thời lượng cuộc gọi gia tăng do có nhiều người sử dụng trong giai đoạn Covid-19. Người dùng đang dành nhiều thời gian để trực tuyến tại nhà, và kết quả là tạo ra nhiều lưu lượng hơn mỗi ngày.
Tại Việt Nam, Ericsson cam kết đảm bảo các nhà mạng di động đã sẵn sàng cho nhu cầu dữ liệu tăng trưởng mạnh trong các năm tới, đặc biệt khi mạng 4G hiện tại và 5G tương lai đang ngày càng được sử dụng trong các ứng dụng Công nghiệp 4.0 và thành phố thông minh ( Smart City), như sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh và y tế điện tử.
Thành Luân
Mạng riêng ảo VPN miễn phí bảo mật dữ liệu khi làm việc từ xa
Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam VSEC vừa công bố cung cấp mạng riêng ảo VPN, và cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập và sử dụng miễn Phí.
Sử dụng mạng riêng ảo VPN sẽ giúp tăng cường bảo mật hơn
Bảo mật đường truyền khi làm việc từ xa đang là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại, khi mà dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, buộc công ty phải cho nhân viên của mình làm việc tại nhà.
Tuy nhiên, khi làm việc từ xa, nhân viên có khả năng cao sẽ kết nối với những thiết bị mạng không dây như Access Point (Wi-Fi) tại nhà hoặc nơi công cộng (quán cà phê, nhà hàng...) là những mạng thường có cấu hình sơ sài sử dụng mật khẩu mặc định hay không đặt mật khẩu cho trang quản trị, khiến cho việc xâm nhập/giả mạo dễ xảy ra. Điều này khiến doanh nghiệp khó kiểm soát các đường truyền tải dữ liệu. Đây sẽ là điểm yếu để tin tặc nhắm tới khai thác tấn công và gây các thiệt hại lớn về tài chính cũng như hình ảnh thương hiệu.
Mạng riêng ảo VPN (Virtual Private NetWork) - công nghệ giúp thiết lập một môi trường riêng an toàn khi người dùng kết nối tới các mạng công cộng như internet hoặc mạng riêng do một nhà cung cấp dịch vụ sở hữu, chính là một trong những giải pháp bảo mật cần thiết nhất hiện nay để bảo vệ dữ liệu của cá nhân cũng như của doanh nghiệp không bị mất trộm ngoài ý muốn.
Việc VSEC cung cấp miễn phí VPN sẽ giúp nhân viên của các doanh nghiệp thực hiện truy cập internet bằng máy tính ở nhiều khu vực khác nhau dễ dàng và ổn định hơn. Hệ thống máy chủ được đặt ở những Data Center lớn ở Việt Nam và luôn có kết nối ổn định. Dữ liệu của doanh nghiệp khi gửi qua hệ thống VPN này đều được mã hóa và bảo mật cao nhất.
Thành Luân
Làm việc tại nhà: Chọn Zoom hay Microsoft Teams? Làm việc tại nhà đang là xu hướng bắt buộc và người lao động phải giao tiếp với đồng nghiệp thông qua các phần mềm video chat. Zoom và Microsoft Team hiện là 2 lựa chọn phổ biến cho việc này. Giao diện Microsoft Teams Microsoft Teams Nếu như công sở của bạn đang sử dụng Office 365, bạn dĩ nhiên sẽ được...