Du lịch thám hiểm hang Ba kỳ vĩ ở Phong Nha – Kẻ Bàng
Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, UBND tỉnh Quảng Bình đã cho phép khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch “ Thám hiểm hang Ba”. Đây là một hang động rất đẹp, chưa được du khách biết đến.
Hang Ba.
Lộ trình 1 gồm: ngày 1: Phong Nha – Km 23 đường 20 Quyết Thắng – hang Đại Cáo – hang Mê Cung – bãi cắm trại Đại Cáo; ngày 2: Bãi cắm trại Đại Cáo – hang Ba – Vịnh Tròn – hang Vịnh Dài – bãi cắm trại Vịnh 23; ngày 3: Vịnh 23 – Km 23 đường 20 Quyết Thắng – Phong Nha.
Lộ trình 2: gồm ngày 1: Phong Nha – Km 23 đường 20 Quyết Thắng – hang Đại Cáo – bãi cắm trại Đại Cáo; ngày 2: Bãi cắm trại hang Đại Cáo – hang Mê Cung – hang Ba – Vịnh Tròn – bãi cắm trại Vịnh Tròn; ngày 3: Bãi cắm trại Vịnh Tròn – hang Vịnh Dài – Km 23 đường 20 Quyết Thắng – Phong Nha.
Phong Nha – Kẻ Bàng luôn có những đang động kỳ vĩ khiến cho nhiều du khách thích thú.
Đối tượng là khách du lịch trong nước và quốc tế có độ tuổi từ 16 trở lên, đảm bảo sức khỏe đáp ứng các tiêu chí theo quy định; không quá 12 người/chương trình tham quan và không quá 36 khách/ngày; mức tạm thu phí tham quan: 600.000 đồng/khách/lượt. Thời gian khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch “Thám hiểm hang Ba” là 12 tháng.
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và đơn vị khai thác sẽ căn cứ tình hình thời tiết, sắp xếp lộ trình tham quan cho các đoàn khách hợp lý, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, không trùng lặp đoàn và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách du lịch.
Thác K50 - "Nữ chúa" giữa đại ngàn
Nhiều người đến với thác K50 đã choáng ngợp vì "cả không gian kỳ vĩ nên thơ và huyền ảo, dường như tất cả những vẻ tinh túy của đất trời, của thiên nhiên đều hội tụ ở chốn này".
Thác K50 là ký hiệu mà Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai) đặt cho con thác tuyệt đẹp do khu bảo tồn quản lý, nằm vắt ngang ranh giới giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, riêng phần thác thuộc địa phận huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Video đang HOT
Thác còn có tên gọi khác là thác Hang Én, do phía sau dòng thác là một hang đá lớn vốn là nơi trú ngụ của cả ngàn con chim én rừng.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập năm 1986 với diện tích ban đầu là 16.000 héc-ta. Năm 1994, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn nhưng chưa được Bộ Lâm nghiệp phê duyệt.
Đến năm 1999, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng tiếp tục xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn này với diện tích đề xuất là 15.900 héc-ta, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8.746 héc-ta và phân khu phục hồi sinh thái là 7.154 héc-ta. Ngoài ra, dự án đầu tư còn quy hoạch một vùng đệm với diện tích 56.000 héc-ta thuộc hai xã Sơn Lang và Đăk Rông, huyện K'Bang.
Trước kia, núi rừng Tây Nguyên còn hoang sơ, kỳ bí được người Kinh cho là chốn rừng thiêng nước độc. Những năm gần đây, cộng đồng dần dần được biết đến địa danh thác K50 nằm cách ban quản lý khu bảo tồn 15,5km, gồm 2 đoạn.
Đoạn thứ nhất gần 10km cho xe ô tô và đoạn thứ hai hơn 5,5km chỉ có thể đi bằng xe hai bánh đã thay nhông xe 10 răng, thậm chí 8 răng mới vượt nổi những dốc đứng. Vì vậy, du khách luôn ấn tượng với đoạn hơn 5,5km đường bê tông hết sức ngoằn ngoèo, rộng chỉ độ 1 mét, với những con dốc uốn lượn ngược lên cao hoặc chúi xuống thấp chỉ dành cho những tay lái bản địa cừ khôi thường đi mỗi ngày bằng xe 2 bánh.
Từ chỗ xe gắn máy dừng lại, khách đi thêm 400 mét bậc xi măng khá dốc để đến khu cắm trại trống trải bằng phẳng nhờ tráng xi măng rộng độ 100m2. Muốn xuống chân thác K50, bạn đi thêm đoạn đường dốc xuống với gần trăm bậc thềm đá.
Nhìn từ xa, thác K50 cao khoảng 50 mét từ hai nhánh suối đổ thẳng xuống những phiến đá khổng lồ tạo thành một vùng nước rộng rồi chảy về hạ lưu. Điểm nhấn của thác K50 là một hòn đá lớn được bao phủ từng mảng rêu xanh nằm trước dòng thác trắng xóa, bên cạnh là một cây rừng ít lá nhưng rất đẹp cùng tỏa bóng xuống mặt nước đã gợi cảm hứng cho tất cả các nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước khi đến đây.
Nếu nhìn từ xa và từ trên cao, thác K50 tựa như một dải lụa bạc, lấp lánh và lung linh giữa chốn núi rừng xanh mát.
Quả thật thác K50 chính là tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa, là món quà mẹ thiên nhiên ưu ái trao cho vùng đất đại ngàn khi còn hoang sơ. Nhiều người còn ví thác K50 như "nàng công chúa yêu kiều, thướt tha với mái tóc dài buông xõa nằm ẩn mình thật sâu giữa núi rừng Tây Nguyên". Cạnh thác K50, du khách có thể thăm thác K40 gần đó và Hang Én phía sau thác K50.
Đến thác K50 thế nào?
Thác K50 cách Quảng Ngãi 143km, cách Pleiku 153km và cách Quy Nhơn 156km. Ngoài xe riêng (ô tô hoặc xe gắn máy), để đến với thác K50, du khách có thể chọn phương tiện giao thông công cộng là máy bay hoặc xe khách.
Nếu đi bằng máy bay, sau khi đến sân bay Pleiku, du khách lưu ý là khoảng cách đường gần nhất từ sân bay Pleiku đến khu bảo tồn dài khoảng 153km hiện không có phương tiện giao thông công cộng nào khác ngoài taxi hoặc thuê xe hợp đồng.
Với những ai thích đi bụi từ Sài Gòn thì có thể chọn đi xe khách. Hiện tại, ở Bến xe Miền Đông chỉ có nhà xe Nam Phong có một chuyến xe giường nằm 38 chỗ xuất phát mỗi ngày lúc 16 giờ 30 và về đến Bến xe K'Bang (thị trấn K'Bang, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai) lúc rạng sáng, trung bình mất 15 tiếng đồng hồ cho quảng đường hơn 600 cây số, giá vé hiện tại là 290.000 đồng/khách.
Bạn cần thỏa thuận trước cho xe gắn máy đón bạn từ Bến xe K'Bang đến văn phòng ban quản lý khu bảo tồn hoặc đến thẳng khu cắm trại gần thác K50. Bạn có thể liên hệ anh Minh (số điện thoại: 0368.088.192) hoặc anh Sác (số điện thoại: 0366.064.566).
Các bạn trẻ thích khám phá thường đi xe máy theo nhóm đến văn phòng ban quản lý khu bảo tồn, sau đó đi bộ 4 tiếng đồng hồ dưới sự hướng dẫn của các kiểm lâm theo ngã Trại Bò để đến thác K50. Hướng đi từ Trại Bò được đánh giá là rất đẹp nếu thời tiết tốt vì sẽ đưa bạn băng qua những thảm cỏ xanh ngút ngàn, thỉnh thoảng có lác đác các chòi gỗ đơn sơ do người dân dựng tạm và băng qua một nông trường nuôi toàn trâu nhưng có tên là "Trại Bò".
Với cung đường này, bạn còn được băng qua những con suối trong vắt, khu rừng già với những cây rừng khổng lồ tạo không khí mát lạnh ẩm ướt. Nếu đi vào mùa mưa, cây cối hoa lá tầng thấp đâm chồi nảy lộc tươi xanh, nấm rừng, bướm rừng cũng được dịp sinh sôi và còn có cả... những con vắt chuyên hút máu.
Ăn gì ở thác K50?
Đa phần khách đến thác K50 thường đặt hướng dẫn viên địa phương dịch vụ ăn uống trọn gói. Món ăn đặc sắc ở đây không nên bỏ qua đó là món cơm lam (ở đây cơm được nấu trong ống nứa) và gà nướng. Gà ở đây được người Ba Na nuôi bằng bắp nương. Ngoài ra, ở đây còn có bánh tráng thịt luộc rau rừng, khoai lang và bắp nướng...
Trên đường về ngang thị trấn K'Bang, đừng quên ghé quán cơm gà 345 trên đường Lê Văn Tám và dùng thử rượu nếp vắt nhà làm.
Các tour đến thác K50
Hiện nay có các tour đi K50 hai ngày một đêm từ Sài Gòn của một số công ty lữ hành với giá chào mời công khai trên dưới 3.500.000 đồng/khách. Ngoài ra, còn có một số câu lạc bộ nhiếp ảnh tổ chức cho các thành viên tham gia đi chụp ảnh một số điểm ở rất đẹp ở Gia Lai, trong đó có thác K50.
Đặc biệt có Cung đường bản địa - tour trọn gói ăn-ở-đi lại do một số hướng dẫn viên địa phương mời chào, được nhiều du khách chọn lựa. Hướng dẫn viên sẽ đón du khách từ Bến xe K'Bang vào thác K50 và trở ra bến xe đúng giờ.
Với chương trình 2 ngày 1 đêm, ngoài việc đưa đón kể trên, với số tiền 1.800.000 đồng/khách (với nhóm từ 5 người trở lên) và 2.100.000 đồng/khách (với nhóm khách dưới 5 người), du khách còn được lo 2 bữa ăn sáng, 2 bữa ăn trưa và 1 buổi ăn tối, lều ngủ (dành cho 1 đến 2 người). Ngoài việc tham gia tour thác K50, du khách còn được dịp theo chân các hướng dẫn viên vào làng Ba Na tặng sách vở, đồ chơi cho trẻ em ở đây. Du khách muốn đặt tour có thể liên hệ số điện thoại 0368.088.192 (anh Minh) hoặc 0366.064.566 (anh Sác).
Để bảo vệ môi trường tự nhiên, khi đến thác K50, xin đừng xả rác bừa bãi, gây mất vệ sinh hoặc ăn nhậu ầm ĩ. Nơi đây vẫn còn thiếu thốn nhiều tiện nghi cần có, vì vậy, chúng ta hãy học hỏi người địa phương cách sống gần gũi với thiên nhiên thật an toàn và vệ sinh nhất. Du khách cũng cần nhớ mang theo thuốc men đầy đủ, tránh bị những cơn mưa mùa hè ngấm lâu vào người và không nên đi lung tung một mình.
Cảnh tượng kỳ vĩ quần thể đá cổ mới phát hiện ở Gia Lai Nhóm khảo sát tiếp tục phát hiện thêm một quần thể đá cổ tương tự Gành Đá Đĩa tại Gia Lai. So với suối đá cổ vừa phát hiện ở làng Vân, khu vực này kỳ vĩ hơn nhiều, khiến mọi người phải ngỡ ngàng. Theo ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa-Thể thao và Du...