Du học thế nào thời công nghệ số?

Theo dõi VGT trên

Cơ hội du học bây giờ vô cùng rộng mở, rào chắn về ngôn ngữ và tài chính dần được xóa bỏ.

Có thể nói chưa khi nào xu hướng du học nước ngoài lại trở nên thời thượng và dễ dàng như vậy tại Việt Nam.

Kỷ nguyên cởi mở nhất từ trước đến nay

Từ những học sinh bình thường đến các học sinh giỏi, từ gia đình giàu có đến phụ huynh bình dân, từ thiếu niên bước vào cấp 2 cho đến tuổi trên 30… có ước mơ và nỗ lực du học ngày càng nhiều.

Du học thế nào thời công nghệ số? - Hình 1

Sinh viên bước qua cổng của Đại học Harvard. Ảnh: WBUR.

Đơn cử nước Đức áp dụng chính sách miễn học phí 100% cho các chương trình học đại học và cao học tại 15 bang trong tổng số 16 bang; tương tự du học sinh đến Pháp có thể du học miễn phí hoặc mất phí cực kỳ ít; các quốc gia vừa nổi tiếng về hệ thống giáo dục đại học mạnh nhất thế giới vừa lý tưởng tới mức học phí gần như không có.

Ẩn quảng cáoBạn sẽ không thấy quảng cáo này nữaBáo xấu quảng cáoHãy cho biết quảng cáo này có vấn đề gì

Nếu muốn tìm kiếm suất du học? Nhanh lắm, nhiều bạn trẻ cho biết không khó khăn gì và chìa khóa vạn năng chỉ là ngoại ngữ mà thôi. Những cái tên quen thuộc với dân “săn” học bổng như học bổng Chevening, Gates Cambridge, Clarendon (Anh); học bổng quốc tế Adelaide, Endeavour (Australia); International Leader of Tomorrow Award (Canada); Fulbright (Mỹ); học bổng ADB Japan…

Đối tượng du học sinh cũng đa dạng không kém, từ diện được người thân bảo lãnh, du học tự túc, được công ty, đến cơ quan cử đi theo diện đào tạo nhân sự.

Họ nhận các loại học bổng trong nước, gói học bổng từ các cơ quan, tổ chức chính phủ của nước bạn, được công ty ở nước ngoài mời qua làm việc rồi đi học thêm…

Nhiều phụ huynh, thầy cô chia sẻ với chúng tôi rằng dường như trẻ em Việt Nam du học ở lứa tuổi dưới trung học (chưa tốt nghiệp cấp 3) là hơi sớm dù đặt ở vị trí làm cha mẹ chỉ sợ con không đi sớm lại không theo kịp bạn bè. Dựa theo tập quán sinh hoạt của người Việt, nỗi lo này là có lý.

Do đó, cha mẹ nên cân nhắc chọn thời điểm cho con tung cánh bay xa là khi các bạn đủ 18 tuổi, hoàn thành bậc học phổ thông trong nước.

Lúc này, các bạn trẻ tạm đủ trưởng thành, ý thức được mình muốn gì, thích gì và phần nào vững vàng bản lĩnh để đối mặt khó khăn trên con đường một mình chinh phục tri thức.

Song song cách xuất ngoại du học, thời đại 4.0 cho phép người ta sử dụng Internet như một cây cầu kết nối tuyệt diệu, giải pháp đào tạo trực tuyến cũng không ngừng chuyển mình từ đào tạo từ xa tới E-learning và hình thức phổ biến nhất hiện tại là MOOCs (Massive Open Online Courses Khóa học đại trà trực tuyến).

Phương pháp này hỗ trợ tối ưu cho việc học tập hiện đại, xóa bỏ hạn chế về không gian và thời gian.

Học sinh học trực tuyến còn có cơ hội tìm tòi và tiếp cận những nguồn dữ liệu khổng lồ. Nội dung và cách phân phối các nguồn tài nguyên học tập rất đa dạng.

Video đang HOT

Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của MOOCs so với các khóa đào tạo từ xa truyền thống là số lượng người đăng ký có thể lên đến hàng nghìn và gần như không giới hạn hay ràng buộc về điều kiện tham dự cũng như phí đăng ký.

Hậu du học: Về hay ở?

Đây vẫn luôn là câu hỏi lớn đối với tất cả du học sinh và gia đình của họ. Một bộ phận các bạn trẻ khi xách túi lên đường là đã vẽ sẵn một tương lai định cư tại nước ngoài bằng mọi cách. Tuy nhiên, không hiếm người trẻ có ý niệm sẽ quay về.

Một tiến sĩ đang làm việc tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán chia sẻ việc về nước của chị cũng bình thường như quyết định ở lại của nhiều người khác.

“Tùy quan điểm, hoàn cảnh, ngành nghề, tính cách của mình mà người học tự quyết định thôi. Mục đích lớn nhất trong cuộc sống của tôi luôn là vui vẻ cho mọi người, vì thế tôi trở về và rất hài lòng”, chị nói.

Du học thế nào thời công nghệ số? - Hình 2

Sách Người trẻ thời 4.0 – Uy quyền lộng lẫy. Nguồn: NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM.

Một câu “truyền giáo” trong giới du học sinh là: “về nước thì dễ, muốn ở lại mới khó”. Trong sâu xa bản năng con người, việc khó lại luôn tạo ra động lực dấn thân, kích thích người ta trải nghiệm, khám phá nhiều hơn.

Một lý do rất thật khác là khi kết thúc khóa học, các cô cậu học sinh trẻ măng ngày nào nay đã đạt ngưỡng tuổi 25-30. Đây là thời điểm người ta bắt đầu nghĩ đến gia đình, thế hệ mai sau của chính mình.

Các nhà quản lý trước đây hay nói về việc chảy máu chất xám. May mắn thay, ở thời đại này, điều ấy cũng chẳng còn là mối nguy nữa.

Lúc này, các tiện ích của thời đại 4.0 một lần nữa phát huy giá trị của nó. Cũng là cánh tay công nghệ sẽ cùng trái tim, khối óc con người thỏa mãn giấc mơ phục vụ đất nước từ xa của lớp người trẻ mới mẻ này.

Thế hệ du học sau này của Việt Nam đang xây lên một hành trình mới có tên là: Con đường tuần hoàn chất xám. Cuộc chảy máu chất xám trong quá khứ đã lùi xa, thời đại này chứng kiến những đóng góp tích cực của giới Việt kiều trí thức cho đất nước.

Anh Nguyễn Anh Hoa, người sáng lập Maybanhang.net – Giải pháp đi đầu về điện toán đám mây ở Việt Nam – từng chia sẻ về việc này như sau: “Cách đây mười năm, việc quyết định ở đâu mới khó vì đi lại khó khăn, thông tin còn thiếu. Còn bây giờ, một doanh nhân đi về giữa Mỹ với Việt Nam cả chục lần quá dễ dàng. Nếu bạn có năng lực và muốn thì ở nước ngoài hay trong nước vẫn đóng góp được cho xã hội.

Một người bạn của tôi, sau khi hoàn thành tiến sĩ ở Mỹ, đã ở lại làm việc, có điều kiện hướng dẫn, trao học bổng được cho hơn mười bạn từ Việt Nam sang làm nghiên cứu sinh. Tôi đã về nước và cũng tạo công ăn việc làm được cho cả trăm người. Ở Việt Nam, tôi thấy cơ hội cho mình ở khắp mọi nơi, cơ hội cống hiến cho xã hội cũng như thế”.

Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được và cũng không ai có thể nói về hay ở là đúng đắn hơn.

Điều ấy chỉ rõ sau khi các du học sinh hoàn tất chặng đường học tập của mình để bắt đầu xắn tay làm việc.

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi

Ở New Zealand, sống với "host" (chủ nhà) ở homestay là sự lựa chọn phổ biến đối với du học sinh dưới 18 tuổi nếu các em không có người thân làm người giám hộ, dưới sự đồng ý của phụ huynh, nhà trường.

Khi cho con đi du học, có lẽ một trong những nỗi lo lớn nhất với các bậc phụ huynh là nơi ăn chốn ở của các con, đặc biệt đối với các bạn du học sinh bậc phổ thông.

Trên thực tế, homestay là lựa chọn lý tưởng cho du học sinh phổ thông, bởi ngoài việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và học hỏi văn hóa của người bản địa, nhất là từ "host" (chủ homestay) còn có nhiều lợi ích khác cho các du học sinh, đặc biệt các bạn dưới 18 tuổi.

Ở New Zealand, không phải gia đình bản địa nào cũng có thể trở thành homestay.

Trao đổi với PV Dân trí, chị Nga Blanchard, có nhiều năm sống tại New Zealand cho biết: "Để được chấp nhận cung cấp dịch vụ homestay cho du học sinh, chủ nhà (thường được gọi là host) phải đảm bảo mỗi du học sinh có một phòng riêng với đầy đủ vật dụng cơ bản, như giường, tủ quần áo, bàn học. Nhà trường cũng đảm bảo chủ nhà (host) có đủ kỹ năng và kiến thức trong việc chăm sóc học sinh quốc tế."

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình host cũng phải được cảnh sát New Zealand kiểm tra nhân phẩm để đảm bảo không ai đã từng có tiền án, tiền sự.

Trong thời gian du học sinh ở với host, nhà trường sẽ đến thăm ít nhất 2 lần mỗi năm, mục đích là để giám sát tình hình homestay. Trước khi học sinh chính thức qua học, trường sẽ gửi học sinh mẫu thông tin về các yêu cầu hay mong muốn của học sinh về nhà host, ví dụ như gia đình có vật nuôi hay không, nhà host thường nấu món Âu, Ấn, Á, v.v.

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi - Hình 1

Chị Nga Blanchard (áo đen, ở giữa) có nhiều năm kinh nghiệm làm homestay ở New Zealand và thường nhận làm host của các du học sinh từ Đức, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Thậm chí khi host đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, vẫn có khả năng du học sinh và host không phù hợp về thói quen, sở thích. Trong trường hợp này nhà trường sẽ linh động hỗ trợ du học sinh chuyển sang gia đình homestay khác.

Chị Minh, phụ huynh của bạn Sáng, một du học sinh đang theo học tại trường Paraparaumu College chia sẻ: "Sáng đã chuyển sang gia đình homestay thứ hai chỉ vì một lý do nhỏ thôi chứ không phải do vấn đề của host.

Đó là gia đình homestay sẽ tắt internet từ 22h30 mỗi tối để đảm bảo cả nhà đi ngủ đúng giờ, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe cho con. Tuy nhiên vì vừa sang du học nên con cần nhiều thời gian tìm hiểu thông tin, lên mạng đọc sách nên chưa đủ thời gian để sinh hoạt.

Vì vậy, gia đình đã trao đổi với trường và cô giám đốc bộ phận học sinh quốc tế với mong muốn con có thể sử dụng internet nhiều hơn cho mục đích học tập.

Thế là một tuần sau nhà trường đã tìm cho con một gia đình homestay mới. Hiện giờ con rất hài lòng về việc học hành, thời gian, cũng như những phương tiện sử dụng trong học tập".

Theo phụ huynh này, New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc du học sinh (Pastoral Care of International Students).

Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường ở New Zealand cần tuân thủ để đảm bảo du học sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, luôn được an toàn, và được chăm sóc tận tình.

Hành trình du học thêm đáng nhớ nhờ gia đình thứ hai

Mỗi ngày, du học sinh bậc phổ thông có giờ học ở trường từ 9g sáng tới 3g chiều. Thời gian còn lại các bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc về nhà homestay.

Ngoài việc đảm bảo chỗ ở, chỗ học tập, sinh hoạt và các bữa ăn cho du học sinh, gia đình homestay còn quan tâm, chăm sóc du học sinh, đặc biệt trong những lúc ốm đau.

Với bản tính thân thiện, hiếu khách của người New Zealand, homestay thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của rất nhiều du học sinh quốc tế.

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi - Hình 2

Sống cùng gia đình homestay, học sinh quốc tế có cơ hội tìm hiểu văn hóa và kết nối hơn với người bản địa. Ảnh: Nga Blanchard

Người Kiwi nói chung rất năng động trong việc tham gia các hoạt động thể thao, dã ngoại, du lịch dài ngày và thường sẵn lòng mời du học sinh homestay cùng tham gia. Một số gia đình còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

Vì vậy, ở homestay chính là cách tốt nhất để du học sinh hoà nhập với cộng đồng người bản xứ và khám phá văn hoá địa phương. Điều này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cho học sinh, đặc biệt trong việc mở mang khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa.

Em Gia Huy, hiện đang du học tại trường Trung Học Green Bay cho biết: "Việc đi du học giúp em có thêm nhiều mối quan hệ. Đặc biệt nhất trong số đó chắc hẳn là mối quan hệ với gia đình homestay của em.

Các thành viên trong gia đình đều có cá tính khác nhau nhưng họ có một điểm chung là tất cả đều xem em như một thành viên trong nhà, khiến em cảm thấy chẳng khác gì ở cùng với họ hàng của mình cả.

Ở New Zealand thường thì gia đình đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, nhưng hôm đó em đi chơi về muộn và bác sợ em quên chìa khóa nên đã chờ em đến tận khuya. Em thật sự cảm kích sự nhiệt tình của gia đình homestay em đang ở."

Chị Hường (phụ huynh của bạn Tuấn Minh, hiện đang học trung học tại trường Avondale College) cũng rất cảm kích gia đình homestay của con trai: "Ông bà homestay đối xử rất tốt với con mình và tận tình chăm sóc việc học hành của con.

Ông bà đón tiếp các bạn Việt Nam của Minh đến thăm nhà, tư vấn cho con khi Minh muốn chuyển từ hệ NCEA sang chương trình Cambridge.

Ông bà cũng dành thời gian đến xem con tham gia kỳ thi âm nhạc, đưa đi đá bóng, quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ của con. Mình cảm thấy họ thay mình làm tất cả mọi thứ như người bố người mẹ thứ hai".

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi - Hình 3

Tuấn Minh (ngoài cùng, bên phải) trong hoạt động ngoại khoá ở trường

New Zealand hiện có hơn 11.000 du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đang theo học bậc phổ thông trung học và hầu hết các bạn đều ở cùng các gia đình homestay.

Chính vì vậy, việc chính phủ và nhà trường đảm bảo các homestay là gia đình thứ hai của du học sinh là cực kì quan trọng, giúp du học sinh và phụ huynh an tâm có một hành trình du học an toàn, hiệu quả và nhiều kỉ niệm thân thương ở xứ sở Kiwi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Xót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròngXót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròng
18:17:16 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Thế giới

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...