Du học tại các nước châu Á có bị coi “lỗi thời và lạc hậu”?
Du học hiện nay được coi là kênh đầu tư bắt nhịp xu thế của các bậc phụ huynh dành cho con em mình. Thế nhưng, nếu du học tại các nước châu Á thì có được trải nghiệm nền giáo dục tân tiến bằng du học ở Mỹ hay các nước châu Âu khác?
Hội thảo “ Think Singapore” được tổ chức vào ngày 16/6 tại Hà Nội bởi một nhóm học sinh bậc phổ thông hiện đang sống và học tập tại đảo quốc sư tử đã đem đến cho các bạn trẻ ở Việt Nam, đặc biệt là các học sinh từ lớp 7 – 10 một bức tranh toàn diện hơn về du học Singapore.
Về lí do tổ chức hội thảo này, Trưởng Ban tổ chức Đỗ Hoàng Nam Hiếu (đạt học bổng toàn phần SJII, hiện đang học tại trường St. Joseph’s Institution International, Singapore) chia sẻ: “Chúng em đã quyết định tổ chức hội thảo vì nhận thấy các học bổng du học Singapore vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các học bổng đi học phổ thông. Không ít người cho rằng du học tại các nước châu Á là lỗi thời và lạc hậu.
Bộ Giáo dục Singapore không quảng cáo về học bổng mỗi lần cử người sang tuyển học sinh ở Việt Nam, vậy nên thông tin về học bổng vẫn chưa được biến đến rộng rãi.
Chúng em may mắn được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến đó nên muốn cung cấp miễn phí thông tin mình biết cho rộng rãi mọi người, đúng như tinh thần giáo dục tại Singapore, nơi mà cơ hội học tập luôn là công bằng cho mọi học sinh”.
Ban tổ chức hội thảo “Think Singapore”.
Chuẩn bị trước khi đi
Du học tại Singapore có ba loại học bổng: học bổng ASEAN, học bổng A*STAR và học bổng SJI (International).
Ngoài giới thiệu về từng loại học bổng, các diễn giả còn chia sẻ kinh nghiệm bản thân để chinh phục học bổng mình hướng đến.
Bạn Đào Minh Hải (đang học bằng O-level và International Baccalaureate (IBDP) tại ACS(I), Singapore) cho hay, kì thi học bổng với ba môn: Toán, Tiếng Anh, IQ. Thứ hai, điểm thi rất quan trọng với lựa chọn cho vòng phỏng vấn (chọn 10 – 15 ứng viên đạt điểm từ 80 ). Thứ ba, vòng phỏng vấn mang tính quyết định cho kết quả học bổng (chọn 10 từ 15 người vòng 2).
Bài thi môn Toán 60 phút bằng tiếng Anh. Với học bổng SJI (International), bài thi Toán là trắc nghiệm và cần mang máy tính. Bài thi tự luận cho hai học bổng ASEAN và A*STAR và không được dùng máy tính. Kiến thức toán cơ bản THCS, nâng cao về hình học không gian, lượng giác và đại số. Để làm được bài cần một lượng từ vựng Toán – tiếng Anh đáng kể và nên tìm hiểu đề trước ở trên mạng hoặc trong sách.
Bài IQ là trắc nghiệm nhanh (40 câu trong 20 – 30 phút) nên thí sinh cần suy luận nhanh, đầu óc sắc bén, tập trung tìm quy luật, có thể ôn học để rèn luyện khả năng suy luận logic nhưng không nên học thuộc lòng câu học. Quan trọng là tập cách tô trắc nghiệm nhanh và chính xác.
Bạn Nam Minh Quân (Giải Vàng cuộc thi United Kingdom Intermediate Mathematical Challenge (UKIMC) 2018, hiện đang học ở trường ACS(I), Singapore) chia sẻ: “Vòng phỏng vấn của mỗi loại học bổng khác nhau. Đối với học bổng A*STAR, phỏng vấn hai lần (sau lần một sẽ chọn lọc thí sinh để vào vòng hai).
Đối với học bổng ASEAN, có khoảng 3 hiệu trưởng/ giáo viên phỏng vấn cùng một lúc (có thể dựa vào bài viết tiếng Anh để hỏi). Hiệu trưởng và giáo viên đứng đầu ban tuyển sinh phỏng vấn một lúc đối với học bổng SJI (International).
Video đang HOT
Nhìn chung mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 10 -15 phút, vì thế học sinh nên cố gắng tạo ấn tượng và dấu ấn cá nhân riêng trong khoảng thời gian ngắn.
Để đạt điểm cao vòng phỏng vấn cần luyện nói tiếng Anh lưu loát; giữ bình tĩnh, trả lời tự tin, tự nhiên, không học thuộc đáp án; giữ phép lịch sự tối thiểu; chuẩn bị kĩ về sở thích cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu, suy nghĩ về các vấn đề xã hội, lí do muốn đi du học; chuẩn bị kĩ về Singapore (cho ASEAN) và về trường (cho A*STAR và SJI (International) và luyện cách suy nghĩ câu trả lời nhanh cho những câu hỏi bất ngờ”.
Các diễn giả trong hội thảo “Think Singapore”.
Trải nghiệm ở Singapore
Hoàn thành quá trình xin học bổng thì giai đoạn tiếp theo hầu hết học sinh muốn đi du học cần để ý là cách học tập và sinh sống tại Singapore.
“Học hết hai năm cấp hai (tương đương với hết năm lớp 9 ở Việt Nam) thì toàn bộ học sinh phải làm bài kiểm tra O – level để phân loại vào trường dự bị Đại học. Thay vì học các môn bắt buộc thì họ cho phép học sinh tự chọn môn học nhưng vẫn phải đảm bảo tính toàn diện bằng việc chọn đồng đều giữa môn khoa học và xã hội.
Singapore có giáo trình rất chuyên sâu, kiến thức khá nặng ở các môn, không có khái niệm môn chính hay môn phụ. Giáo dục ở Singapore chú trọng vào việc giải thích hiện tượng và áp dụng được vào thực tế đời sống.
Hơn nữa, giáo dục ở Singapore rất chú trọng vào việc giáo dục các đức tính tốt cho học sinh như tính đồng đội, tính trung thực. Bản thân người Singapore có tính cạnh tranh cao và coi trọng năng lực bản thân nên việc tự học rất quan trọng.
Ngoài việc học các hoạt động ngoại khóa như biểu diễn nghệ thuật, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ xã hội cũng được chú trọng. Học sinh có nhiều lựa chọn và nhà trường luôn khuyến khích tham gia nhiều nhất các hoạt động tình nguyện, hoạt động thúc đẩy vai trò lãnh đạo”, bạn Ngân Anh (hoc bông A*STAR, hiên đang hoc trương St. Andrew’s Junior College, Singapore) nói.
Bạn Phan Vũ Long (học bổng toàn phần cho 3 năm học tại trường St. Joseph’s Institution International, Singapore) nhớ lại về chuyến đi ngoại khóa đến Campuchia trong một tuần năm lớp 11 đã mang lại nhiều kĩ năng bổ ích.
Tuy là được tài trợ 100% nhưng học sinh phải tự đặt vé máy bay, tự lên kế hoạch, tự liên hệ với nơi ở,… Chuyến đi ấy không chỉ cho Long tham quan các địa danh mà còn được trực tiếp giúp đỡ cho một ngôi làng tại Campuchia bằng dự án phi lợi nhuận nhằm đem đến cơ hội giáo dục, môi trường học tập tốt hơn cho trẻ em trong vùng.
Buổi hội thảo thu hút các bậc phụ huynh, các em học sinh đến tham dự.
Con đường sau Singapore
Chọn tiếp tục học Đại học tại Singapore, chuyển tiếp sang nước khác hoặc trở về Việt Nam tùy thuộc vào khả năng, sở thích và điều kiện tài chính của gia đình để có con đường đúng đắn nhất.
Cựu học sinh trường Anglo -Chinese School (Independent), Singapore Lê Tiến Đạt chia sẻ: “Sự thành công chính là khi cơ hội gặp sự chuẩn bị kĩ càng. Khi các bạn sang đến Singapore thì đó chính là cánh cửa mở ra rất nhiều cơ hội. Còn sự chuẩn bị chính là do các bạn trong suốt bốn năm học, ngay từ bây giờ về hoạt động ngoại khóa, thành tích học tập và thư giới thiệu của giáo viên”.
Với câu hỏi về cách xoay xở để vượt qua khó khăn, các vấn đề tâm lí như nỗi nhớ nhà khi du học từ bậc phổ thông mà không có người thân bên cạnh giúp đỡ, các diễn giả cho biết, học sinh phải tự lực cánh sinh rất nhiều và làm dần một mình sẽ quen.
Xung quanh luôn có sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô nên khi cần hỗ trợ sẽ luôn có. Nhớ nhà là nỗi niềm thường trực của du học sinh, nhất là dịp Tết nguyên đán. Nên các du học sinh thường có quan niệm là “nhớ nhà cùng nhau” và sẽ cùng tụ tập xem Táo quân, gọi điện chúc Tết gia đình. Chính những khoảnh khắc buồn bên nhau lại mang đến tình bạn rất đẹp.
Hồng Vân (ghi)
Theo Dân trí
Du học sinh Việt định cư ở Mỹ: Ở đâu quen đấy, đánh đổi để nhận về
Người Việt định cư ở Mỹ, đối với cánh đàn ông có lẽ sẽ khó khăn hơn vì bạn bè, nhậu nhẹt, "bù khú" sẽ ít hơn...
Du học rồi sau đó nỗ lực kiếm được việc làm và "thẻ xanh" định cư tại Mỹ, các bạn trẻ Việt đã chấp nhận cùng lúc cơ hội, thách thức và nhiều đánh đổi.
"Cơ hội lớn nhất của anh/ chị khi du học tại Mỹ là gì? Sự đánh đổi lớn nhất của anh chị khi quyết định sống và làm việc tại Mỹ. Anh chị có ý định quay về sống và làm việc tại Việt Nam hay không và tại sao?", một bạn trẻ đặt câu hỏi đến các diễn giả Việt đang định cư tại Mỹ trong chương trình "Xin việc theo con đường khoa bảng tại Mỹ - Cơ hội và thách thức?" diễn ra mới đây.
"Hào nhoáng" cho đàn ông ít hơn ở Việt Nam
Về vấn đề này, TS. Đinh Công Bằng - người có 20 năm làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam và Hoa Kỳ; hiện là nhà hoạt động cộng đồng trong các lĩnh vực giáo dục quốc tế, việc làm, và định cư tại Hoa kỳ chia sẻ rằng, thực ra "sống lâu ở đâu quen đấy".
"Mình thấy bạn bè mình sống lâu ở châu Âu, hay sang Singapore, sang Úc, Canada thì ai cũng nghĩ đấy là nơi tuyệt vời nhất thế giới và những bạn quay về Việt Nam thì cũng bảo: chỗ này tuyệt vời nhất thế giới", nó là cảm quan khó có thể so sánh.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm sống ở Mỹ, mình nghĩ đàn ông Việt sẽ khó khăn hơn phụ nữ một chút vì bạn bè, nhậu nhẹt bù khú sẽ ít hơn. Còn đánh đổi gì? Nếu dành riêng cho bản thân, thì theo mình nghĩ, hào nhoáng cho bản thân ở xã hội Việt Nam nhiều hơn cho đàn ông Việt (đặc biệt ở lứa tuổi trung niên). Nếu ai thích cái đó nhiều hơn thì tại Mỹ không có vì ở quốc gia này, mọi thứ đi vào rất cụ thể nên bớt hào nhoáng hơn.
Những thứ cho mình thì quá nhiều, rất nhiều lựa chọn trong cuộc sống và mọi thứ khác", TS Bằng cho biết.
Theo TS. Bằng, những người có giao tiếp xã hội thì người đó sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi sống tại Mỹ. Ngược lại, một số người sống thiên hướng đóng khép về mặt xã hội sẽ thấy nước Mỹ không phải là nơi của họ.
Du học rồi sau đó nỗ lực kiếm được việc làm và "thẻ xanh" định cư tại Mỹ, các bạn trẻ Việt đã chấp nhận cùng lúc cơ hội, thách thức và nhiều đánh đổi.
Qua 10 năm ở Mỹ, TS. Quyên Nguyễn (nhà khoa học Việt công ty dược Abbvie, Hoa Kỳ) cho biết, cơ hội lớn nhất khi sang Mỹ du học là được học và làm việc trong một môi trường vô cùng chuyên nghiệp.
"So sánh đơn giản là khi mình học đại học ở Việt Nam thì trong 4 năm đại học mình chưa bao giờ chạy thành công một phản ứng hóa học nào hết nhưng bây giờ một ngày, mình có thể chạy thành công 10 phản ứng vì mình được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp hơn, cơ sở vật chất thiết bị thí nghiệm, người hướng dẫn giỏi giúp mình học được rất nhiều và tự tin với kiến thức chuyên ngành", nữ tiến sĩ chia sẻ.
Theo chị Quyên, đánh đổi lớn nhất đối với chị là không được ở cạnh gia đình, bạn bè nhưng ở đâu thì quen đấy, không có bạn bè ở Việt Nam thì mình có bạn bè bên Mỹ.
"Tạm thời mình chưa có ý định quay về Việt Nam làm việc vì vẫn đang trong giai đoạn tích lũy kinh nghiệm và ổn định công việc", TS. Quyên Nguyễn tâm sự.
Cơ hội và thách thức song hành, vượt qua để bám đuổi mục tiêu lớn
Bạn Uyên Trần (cử nhân Tai chinh trương Iowa State, hiện là nhân viên công ty Rockwell Collins, Mỹ) cho biết, cũng như những người Việt du học, em cũng như mọi người phải chấp nhận đánh đổi xa gia đình nhưng bù lại, Uyên có những mối quan hệ mới, bạn bè mới, mở rộng kiến thức.
Uyên chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Bản thân em khi còn là sinh viên năm nhất, năm hai đã băn khoăn việc có nên quay trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp không, định hướng lâu dài là ở đâu. Năm hai, em nhận được lời mời làm thực tập ở Mỹ, nhưng em cũng từ chối lời mời đó và quyết định trở về Việt Nam để thử nghiệm xem là môi trường làm việc nước nhà như thế nào.
Em thực tập ở một công ty là quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn đa quốc gia để thử xem những điều đã học ở trường lớp tại Mỹ có thể áp dụng mang về thực hành ở Việt Nam hay không.
Em nghĩ những bạn thực sự giỏi, biết tận dụng hết khoảng thời gian ở Mỹ học tập, làm việc thì ở đâu các bạn cũng có thể làm việc và phát triển rất tốt dù có về Việt Nam, qua Singapore, qua Mỹ hay các nước châu Âu khác.
Thứ hai, cá nhân em xác định mục tiêu lâu dài của bản thân là muốn đóng góp nhiều nhất có thể cho Việt Nam và song song với việc phát triển bản thân, tích lũy thêm kinh nghiệm chuyên ngành.
Qua thực tế thực tập làm việc ở cả hai quốc gia, em thấy cái mình có thể làm tốt nhất là vẫn tiếp tục làm việc ở Mỹ, trau dồi thêm kinh nghiệm bản thân, song song đó có thể tham gia các hoạt động cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ Việt cùng ước mơ du học Mỹ".
Chị Đoàn Thị Minh Phượng (Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Hành chính công ở trường Đại học Indiana, Bloomington, Hoa Kỳ) cho rằng: "Người Việt được đào tạo ở Mỹ thì thái độ cách nhìn nhận vấn đề rất mở, đa chiều. Đó cũng là một cái lợi, tư duy phân tích, giải quyết, cách nhìn vấn đề nhiều chiều giúp họ luôn luôn có nhiều phương án, miễn sao mình bám đuổi được các mục tiêu lớn của bản thân".
Chị Phượng nhấn mạnh, ở Mỹ có rất nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên song hành là những thách thức và nếu vượt qua được những thách thức đó thì các bạn sẽ ngày một phát triển bản thân hơn.
Lệ Thu (ghi)
Theo Dân trí
"Cậu bé Google" Phan Đăng Nhật Minh chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT Quốc gia Với những gì Phan Đăng Nhật Minh từng thể hiện trên các đấu trường tri thức, tin chắc rằng kỳ thi THPT Quốc gia không làm khó được cậu. Vô địch cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 17, "cậu bé Google" Phan Đăng Nhật Minh (sinh năm 2000, tại Quảng Trị) nhận được phần thưởng 35.000 USD để du học Úc....