Du học sinh Việt tình nguyện giúp cảnh sát Nhật đối phó tội phạm
Nhiều du học sinh Việt giúp cảnh sát Nhật Bản xác định những nội dung liên quan hoạt động phi pháp trên mạng xã hội trong sáng kiến đang áp dụng tại tỉnh Saitama.
Du học sinh Việt tình nguyện hỗ trợ hoạt động “ tuần tra mạng” của cảnh sát Nhật. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ASAHI SHIMBUN
Báo Asahi Shimbun ngày 1.12 đưa tin nhiều du học sinh Việt đang tình nguyện phối hợp với cảnh sát tại tỉnh Saitama (Nhật Bản) xác định những nội dung liên quan tội phạm, được đăng trên các trang mạng xã hội và dùng tiếng lóng để tránh gây chú ý.
Theo các cơ quan thực thi pháp luật, đây là sáng kiến đầu tiên theo hình thức này được thực hiện tại Nhật. Chương trình đã dẫn đến việc đưa ra cảnh báo đối với hơn 100 bài đăng, nhiều bài trong số đó sau đó đã bị gỡ xuống.
“Tôi muốn giúp giảm tội phạm thông qua hoạt động này”, theo thành viên tên V.T.Hien trong nhóm Tình nguyện viên An ninh mạng của cư dân nước ngoài (FRCV).
Trong giờ giải lao tại Học viện Tokyo Nichigo ở Saitama, Hien và L.T.Na (đều 19 tuổi) thường tranh thủ làm công việc tình nguyện này. Họ tìm những từ khóa thường được dùng trong những hoạt động bất hợp pháp trên các nhóm Facebook thường được nhiều người Việt ở Nhật sử dụng.
Video đang HOT
Theo cảnh sát, nhiều nội dung đăng trên mạng xã hội dùng tiếng lóng hoặc viết tắt để qua mặt cơ quan chức năng Nhật. Một số nội dung đăng từ “m.u.a” thay cho “mua”, trong khi một số khác viết “blx” thay vì “bằng lái xe”.
Có khoảng 40.000 người Việt sống tại Saitama và đây là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại đây sau cộng đồng người Hoa.
Cảnh sát đã phát hiện một số người trao đổi thông tin trên mạng xã hội về việc bán tài khoản ngân hàng, giao dịch ma túy và việc làm bất hợp pháp. Cảnh sát cho biết các từ viết tắt và tiếng lóng trên internet khiến các biên dịch viên tiếng Nhật khó phát hiện các bài đăng liên quan tội phạm.
Vì lý do đó, họ đã tuyển dụng người giúp đỡ tuần tra mạng từ các trường ngôn ngữ và trường dạy nghề tại tỉnh mà người Việt theo học. Khoảng 20 học viên và nhân viên nói tiếng Việt từ 3 tổ chức đã tham gia FRCV.
Trong giai đoạn thử nghiệm kéo dài một năm bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái, cảnh sát đã đưa ra cảnh cáo đối với 97 bài đăng, dẫn đến việc xóa hoặc đình chỉ 75 bài đăng trong số đó. Cảnh sát cho biết họ có thể bắt giữ người đăng nội dung vi phạm.
Cảnh sát Saitama cũng nói đang cân nhắc mở rộng sáng kiến này lên các mạng xã hội khác và những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt.
Côn trùng giúp tìm manh mối thợ săn trộm tê giác như thế nào?
Các loài côn trùng như ruồi hay bọ cánh cứng có thể cung cấp manh mối giúp cơ quan điều tra tìm thấy và bắt những thợ săn trái phép.
Côn trùng có thể hỗ trợ các nhà điều tra xác định thời điểm con vật bị giết (Ảnh: Getty).
Năm 1988, cảnh sát Úc tìm đến Ian Dadour, một nhà côn trùng học. Không phải vì ông phạm tội, mà vì cảnh sát cần tới chuyên môn của ông.
Các điều tra viên đã yêu cầu Dadour ước tính độ tuổi của những con giòi được tìm thấy trên cơ thể người, từ đó giúp họ đánh giá thời điểm các nạn nhân bị giết.
Dadour tiếp tục dạy phương pháp này và các phương pháp pháp y dựa trên côn trùng học khác cho Sở Cảnh sát Nam Phi.
Ngày nay, nó dần trở thành một phương thức điều tra hiệu quả, không chỉ được áp dụng để bắt kẻ sát nhân, mà cả những kẻ săn trộm động vật quý hiếm.
Theo Science, những kẻ săn trộm ở Nam Phi giết hàng trăm con tê giác mỗi năm, thường để lấy sừng của chúng. Để đối phó với nhóm tội phạm này, cảnh sát địa phương đã ứng dụng phương pháp của Ian Dadour, gọi nó là côn trùng học pháp y.
Họ thu thập những con trưởng thành, ấu trùng và trứng của các loài côn trùng ăn xác thối như ruồi hay bọ cánh cứng từ xác động vật. Quá trình này không mấy khó khăn, vì côn trùng ăn xác thối thường rất nhanh chóng tìm thấy và đẻ trứng trên xác chết trong chưa đầy một giờ.
Sau đó, trứng sẽ nở và phát triển với tốc độ có thể dự đoán được. Trong số 119 loài côn trùng thu thập được từ tê giác, ruồi trâu và bọ cánh cứng là những loài phổ biến nhất và hữu ích nhất.
Bằng cách phân tích những mẫu côn trùng thu thập được, các nhà côn trùng học pháp y có thể ước tính thời gian tử vong của một thi thể, gọi là khoảng thời gian tối thiểu sau khi chết.
Sau đó, họ dựa vào dữ liệu này để khoanh vùng, dự đoán hướng di chuyển của những kẻ săn trộm, cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để tiến hành bắt chúng.
Amoret Whitaker, một nhà côn trùng học pháp y tại Đại học Winchester ở Anh, cho biết: "Điều đáng chú ý là các phương pháp chúng tôi sử dụng trên con người có thể được sử dụng theo cùng một cách chính xác trên các trường hợp động vật".
Hiện, phương pháp tương tự cũng đang được sử dụng để điều tra, theo dõi các loài thú có túi đang bị đe dọa ở Úc. Chúng thậm chí có thể được áp dụng trong các trường hợp ngược đãi động vật.
Bắt nghi phạm dùng nỏ sát hại 3 người trong gia đình bình luận viên BBC Cảnh sát Anh hôm thứ Tư cho biết, họ đã bắt giữ một người đàn ông 26 tuổi bị tình nghi dùng nỏ giết ba phụ nữ ở vùng ngoại ô Bushey của London một ngày trước đó. Ba người phụ nữ, ở tuổi 25, 28 và 61, được phát hiện bị thương nặng tại nhà riêng ở khu phố này vào tối...