Du học sinh Việt ở ngôi trường xếp hạng 27 thế giới
Du học sinh Việt phát huy năng lực, sáng tạo khi học chương trình chất lượng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong top 30 thế giới.
Từ lớp 6, Nguyễn Hà Châu đã ấp ủ giấc mơ theo đuổi ngành sinh học ở trường đại học thuộc top đầu. Sau nhiều năm trung học tích lũy điểm số xuất sắc, Châu không thiếu lựa chọn tốt, song nữ sinh quyết định theo học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST).
Trường xếp thứ 27 thế giới, theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021. Thứ hạng cao và chương trình công nghệ sinh học ấn tượng, kết hợp được mối quan tâm của Châu với khoa học cơ bản và sinh học ứng dụng.
Khuôn viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) nhìn từ trên cao. Ảnh nhà trường cung cấp.
Nữ sinh 9X tham gia “Chương trình nghiên cứu cho sinh viên đại học” (UROP) do HKUST tổ chức suốt hai năm qua. Ra mắt năm 2005, UROP là một trong những chương trình đầu tiên của Hong Kong (Trung Quốc) giúp khơi gợi sở thích sớm về nghiên cứu học thuật cho sinh viên với loạt dự án từ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới. Khi đó, Châu đã làm việc dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Sun Fei – khoa Kỹ thuật Sinh Hóa trong dự án về tạo ra protein huỳnh quang mới cho chẩn đoán hình ảnh các mô sâu.
Châu chia sẻ, các giáo sư ở trường luôn sẵn lòng tạo cơ hội cho sinh viên. Mặc dù không có kinh nghiệm nghiên cứu, song khi Châu hỏi Giáo sư Sun về việc liệu có thể tham gia dự án nghiên cứu của thầy không, thầy đã đồng ý lập tức. Các anh chị trong phòng thí nghiệm cũng giải đáp cho em nhiều thắc mắc, giúp tích lũy kỹ năng thực tế giá trị.
Khởi đầu thuận lợi với UROP, song quá trình học tập ở trường đại học của cựu học sinh THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) không suôn sẻ. Châu nhớ lại những ngày đầu vật lộn với khóa học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và để vượt qua, cô bạn chăm chỉ xem đi xem lại các bài giảng, chủ động kết bạn với nhiều sinh viên khác để có thể thực hành tiếng Anh mỗi ngày.
“Mọi người ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói riêng hay Hong Kong (Trung Quốc) nói chung đều rất dễ mến và thân thiện. Nhờ đó mà bây giờ em có thể giao tiếp và trao đổi mọi ý tưởng với giáo sư và bạn bè bằng tiếng Anh”, Châu chia sẻ.
Chấp nhận nhiều thử thách hơn, cô nữ sinh Việt chủ động vượt ra khỏi vùng an toàn. Châu cảm thấy biết ơn vì nhà trường đã tạo ra nhiều cơ hội để cô khám phá giới hạn của bản thân chẳng hạn như trở thành đại sứ sinh viên của trường.
Châu đã có chuyến đi học tập trải nghiệm đến Campuchia năm 2019, giúp đỡ trại trẻ mồ côi giải quyết các vấn đề môi trường trong khuôn khổ “Chương trình lãnh đạo trường học bền vững”. Nhóm đã tổ chức buổi học về phân loại rác thải, tìm nguồn cung ứng máy đốt rác không tạo mùi và khói, chỉ dẫn người dân cách sử dụng. “Chương trình đã trang bị cho em các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giao tiếp hiệu quả”, Châu nói.
Video đang HOT
Lớp học do Châu (người cầm micrô) tổ chức về phân loại rác tại Campuchia vào năm 2019. Ảnh nhân vật cung cấp.
Châu cũng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi con đường học tập trong tương lai. “Nhà trường đã trang bị cho em nhiều kiến thức và kết nối. Em biết đến rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài trường với các nghiên cứu xuất sắc. Em còn dự định tham gia hoạt động trao đổi sinh viên vào năm tới và rất ấn tượng với danh sách dài các trường đại học đối tác của HKUST”.
Châu từng đối mặt với nhiều áp lực khi nhận được học bổng chi trả toàn bộ học phí và sinh hoạt phí (hiện tại, học bổng toàn phần bao gồm toàn bộ sinh hoạt phí và học phí là 195.000 đôla Hong Kong, tương đương khoảng 584 triệu đồng mỗi năm). Tuy nhiên, nữ sinh 9X đã tìm được cách giải tỏa stress bằng cách ngắm cảnh biển ở trường. Ấn tượng của cô gái trẻ về Hong Kong (Trung Quốc) là một thành phố hiện đại, nhưng khi đến đây, cô bạn lại thấy bất ngờ vì có cả thiên nhiên rất hùng vĩ.
Theo thống kê Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, số lượng sinh viên Việt Nam ở trường ngày càng tăng lên, từ 6 sinh viên vào năm 2016-2017 lên 41 sinh viên ở các bậc đại học và cao học. Một trong số này là sinh viên năm nhất Nguyễn Xuân Tân, đoạt huy chương bạc Olympic Vật lý Quốc tế năm 2018 và học bổng toàn phần từ trường.
Chàng trai đến từ Hà Nội đã chọn HKUST sau khi nghe những phản hồi tích cực từ các anh chị khóa trước. Tân cho biết, đây là môi trường tốt để học tập và phát triển. Cơ sở vật chất hiện đại và cộng đồng thân thiện. Em đã đến Hong Kong (Trung Quốc) trong đại dịch và có nhiều trải nghiệm, khám phá mới lạ. Ở đây, tình hình Covid-19 được kiểm soát tốt. Người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh rất nghiêm túc.
Hiện tại, Tân chủ yếu học online trên Zoom. Dù chỉ tương tác qua các lớp học trực tuyến, song chàng nam sinh Việt cảm thấy được truyền cảm hứng bởi các giáo sư, những người luôn thúc đẩy sinh viên tư duy sáng tạo.
Tân cho biết, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nổi tiếng với các chương trình sáng tạo được thiết kế riêng giúp sinh viên thích ứng với thế giới đang thay đổi nhanh chóng như “Chương trình Thiết kế và Hệ thống Tích hợp (ISD)” cho phép sinh viên xây dựng nội dung và phương thức học tập; “Chuyên ngành chính X” cho phép sinh viên khoa học hoặc kỹ thuật học thêm một chuyên ngành trong lĩnh vực mới nổi như AI; “Chương trình Liên ngành Cá nhân hóa (IIM)” cho phép sinh viên xuất sắc theo đuổi nhiều chuyên ngành từ các khoa và trường khác nhau tại trường.
Tân cho biết cảm thấy thư thái khi ngồi học bài trước cảnh biển bao quanh Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong. Ảnh nhân vật cung cấp .
Cựu học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dự định học chuyên ngành Vật lý với chuyên ngành phụ Khoa học máy tính. Môi trường học tập tại đây đem đến nhiều cơ hội tìm hiểu, thực tập và trao đổi để sinh viên có thể khám phá và phát triển nhiều sở thích khác nhau trước khi tốt nghiệp.
Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến vào 20h-21h (giờ Việt Nam) vào ngày 14/1 về chương trình học bổng và thủ tục nhập học. Học sinh, sinh viên có thể truy cập để đăng ký tại https//join.ust.hk/vietnamscholarship
Tiến sỹ 30 tuổi đoạt Quả cầu vàng
TS Nguyễn Hoàng Chinh (sinh năm 1990) - giảng viên Khoa Khoa học ứng dụng, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) sở hữu 37 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế,
TS Nguyễn Hoàng Chinh trong giờ lên lớp. Ảnh: NVCC
TS Nguyễn Hoàng Chinh là gương mặt trẻ nhất trong 10 thanh niên tiêu biểu được trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2020.
Nhiều thành tích
Là 1 trong 10 gương mặt trẻ và là người trẻ nhất đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ (KHCN) thanh niên Quả cầu vàng năm nay ở lĩnh vực công nghệ sinh học, TS Nguyễn Hoàng Chinh bày tỏ: "Niềm vui vỡ òa khi tôi hay tin mình được chọn là 1 trong 10 cá nhân nhận được Giải thưởng Quả cầu vàng 2020.
Đây không chỉ là niềm vinh dự cho cá nhân tôi mà còn là niềm tự hào cho gia đình và tổ chức nơi tôi công tác; là nguồn động lực để tôi tiếp tục cố gắng trong thời gian tới".
TS Nguyễn Hoàng Chinh hiện sở hữu một "gia tài" đồ sộ với 37 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 15 bài thuộc danh mục Q1 (11 bài là tác giả chính); 5 bài thuộc danh mục Q2 (2 bài là tác giả chính); 10 bài thuộc danh mục Q3 (6 bài là tác giả chính); 7 bài thuộc danh mục Q4 (3 bài là tác giả chính).
Với thành tích nghiên cứu xuất sắc, TS Chinh được mời tham gia phản biện (Reviewer) cho 16 tạp chí ISI của 7 nhà xuất bản lớn trên thế giới như: Nature, Elsevier, Springer, Wiley, SAGE, Taylor & Francis và American Chemical Society. Năm 2018, TS Chinh được trao giải "Travel Grant Award" (MOST-107- 2922-I-011-086) của Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan.
TS Nguyễn Hoàng Chinh cho biết: Các nghiên cứu do nhóm của tôi thực hiện tập trung chủ yếu vào việc tách chiết, tổng hợp và sử dụng các hợp chất tự nhiên (từ nguồn thực vật, động vật và vi sinh vật) để ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, sinh dược và năng lượng sinh học. Những nghiên cứu của nhóm hướng đến việc tạo và sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, không gây độc hại, đồng thời hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Công nghệ sinh học là lĩnh vực rất rộng và có nhiều ứng dụng hữu ích. Do đó, hy vọng các nghiên cứu của nhóm trong tương lai ngoài việc đóng góp cho cộng đồng khoa học cũng có thể tạo ra một số sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội.
Nói về TS Chinh, Nguyễn Thị Mỹ Linh - cựu sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hiện tại đang học Tiến sĩ tại Đài Loan chia sẻ: "Ban đầu đang ky vao nganh hoc nay tại TDTU la nguyện vong 2 nên tôi cung khong hao hứng học. Tuy nhiên, sau khi gặp thầy Chinh và có cơ hội được thầy hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đại học với sự tận tình và tâm huyết, khái niệm ngành công nghệ sinh học trong tôi đã có thay đổi lớn.
May mắn hơn nữa, nhờ sự giúp đỡ, định hướng của thầy nên hiện tại tôi và một vài bạn khác đang co co hội theo hoc chuong trinh thac sĩ va tiến sĩ tai Đai Loan. Đối với tôi, thầy Chinh con la đan anh, cung nhu truyền them ngon lửa yeu nganh trong mỗi SV".
Phạm Thị Thanh Trúc (đang học thạc sĩ tại Đài Loan) cho biết: "Niềm tự hào nhất trong khoảng thời gian sinh viên của tôi là thanh sinh viên cua TDTU va được thầy Nguyễn Hoang Chinh dìu dắt. Hoa sinh la nganh hoc kha ken sinh vien va khong được nhiều ưu ái và cơ hội phát triển. Nhưng dưới sự hướng dẫn của thầy Chinh đã mở ra cho chúng tôi nhiều cơ hội".
TS Nguyễn Hoàng Chinh hướng dẫn SV làm NCKH. Ảnh: NVCC
Mê công nghệ sinh học nhờ thầy dạy phổ thông
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cù lao trên sông Cổ Chiên (thuộc xã Long Hòa, huyện Hòa Minh, tỉnh Trà Vinh), sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Hoàng Chinh chọn ngành Công nghệ sinh học tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Nói về duyên nợ với lĩnh vực đang theo đuổi, TS Chinh tâm sự: Tôi sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo. Những năm trước đây đời sống của người dân và gia đình trên cù lao gặp nhiều khó khăn. Do đó, tôi mong ước sau này sẽ học ngành hay nghề gì đó có thể phát triển kinh tế gia đình, quê nhà.
Sau khi được sự tư vấn của thầy dạy học thời phổ thông, tôi đã chọn theo học ngành Công nghệ sinh học. Rồi cứ thế, duyên nợ tiếp tục cho đến nay. Sau này, khi học tập tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, dưới sự hướng dẫn của thầy cô trong khoa và đặc biệt được tham gia NCKH, tôi quyết định theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu.
Năng lực nghiên cứu của TS Nguyễn Hoàng Chinh được thể hiện từ khi còn là sinh viên bằng việc tham gia các nhóm nghiên cứu do thầy cô hướng dẫn; nhận được các giải thưởng NCKH sinh viên và nhiều suất học bổng có giá trị.
"Khi đang là sinh viên năm 3, tôi có dịp tham gia NCKH sinh viên do trường tổ chức. Nhờ đó, tôi học hỏi được nhiều điều và dần yêu thích công việc này. Tôi nhớ ơn TS Trần Thị Dung, người hướng dẫn nhóm đã dìu dắt tôi từ lúc chập chững bước vào con đường nghiên cứu. Thành công của nhóm qua giải thưởng NCKH (giải Nhì) cũng là nguồn động lực khởi đầu để tôi định hướng theo con đường NCKH" - TS Chinh chia sẻ thêm.
Tốt nghiệp đại học, được Trường ĐH Tôn Đức Thắng tạo điều kiện, TS Nguyễn Hoàng Chinh tiếp tục xin được học bổng du học. Anh học tiếp và tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa (Chinese Culture University, Taiwan) và hoàn tất nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường ĐH Khoa học và công nghệ Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University of Science and Technology).
"Công việc hiện tại của tôi chủ yếu là nghiên cứu và hướng dẫn SV tham gia NCKH, thực hiện đồ án/khóa luận tốt nghiệp. Được truyền đạt lại những kinh nghiệm, cũng như trực tiếp hướng dẫn và làm việc với các SV rất thú vị.
Ngoài ra, niềm hạnh phúc nhất khi nhóm nghiên cứu của tôi đạt được các thành quả; nghiên cứu của nhóm SV do mình hướng dẫn được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín; hay khi các sinh viên do mình hướng dẫn xin được các học bổng để du học... Việc các bạn SV có được thành quả và thành công cũng là động lực để tôi tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong đào tạo và hướng dẫn các thế hệ kế tiếp" - TS Chinh bày tỏ.
Để khắc phục những khó khăn trong NCKH, tôi vẫn duy trì việc liên kết và hợp tác nghiên cứu với các GS ở nước ngoài. Ngoài ra, tôi cũng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu trong sinh viên. Với tôi, đây là lực lượng tiềm năng và hoàn toàn có thể làm tốt việc nghiên cứu khoa học. - TS NGUYỄN HOÀNG CHINH
Cô gái Việt trong hội đồng thành phố ở New Zealand Cindy Nguyễn (Nguyễn Hoàng Mỹ Nương, sinh năm 1989) là một trong hai người đầu tiên làm việc 'nhà nước' tại Hội đồng thành phố Palmerston North dù chưa là công dân New Zealand. Mỹ Nương tham gia tổ chức tiệc giáng sinh cho thiếu nhi tại Nhà thờ chính tòa của thành phố - Ảnh: HOÀNG THI Giữa làn sóng tiết kiệm...